Trung Quốc tấn công VN xuân 1979
Nhiều vấn đề lịch sử còn chưa được sáng tỏ , những bài viết mang tính nghiên cứu khách quan như bài dưới đây có thể giúp chúng ta sáng tỏ phần nào .
Ngày 17-2-1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam
Đúng 28 năm trước đây, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng.
Trong nhiều năm, nguồn tư liệu của phía Trung Quốc về cuộc chiến vẫn thuộc vào hàng danh sách mật, và thông tin chính thức chỉ có lẻ tẻ.
Tuy vậy, gần đây nhiều tư liệu lưu hành nội bộ về cuộc chiến năm 1979 đã được công bố, cộng thêm một số hồi ký của các sĩ quan cao cấp.
Một trong những câu hỏi chưa có lời giải đáp chi tiết là khi nào và làm thế nào Bắc Kinh đã ra quyết định có hành động quân sự chống Việt Nam.
Những tư liệu mới
Trong hồi ký của Zhou Deli, tham mưu trưởng của Quân khu Quảng Châu, nhớ lại rằng vào tháng Chín 1978, một cuộc họp về "cách giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng" đã diễn ra tại văn phòng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc.
Sự tập trung ban đầu là nhắm vào cuộc xung đột biên giới, và đề xuất đầu tiên muốn có một cuộc tấn công nhỏ vào một trung đoàn Việt Nam ở Trùng Khánh, ráp gianh Quảng Tây.
Tư liệu mới đặt giả thiết Trung Quốc ra quyết định trước khi Việt Nam tấn công Campuchia
Nhưng theo hồi kí của Zhou Deli, sau khi nhận được tin tình báo cho biết Việt Nam sẽ tấn công Campuchia, đa số người dự họp cho rằng một cuộc tấn công cần có tác động lớn đến Hà Nội và tình hình Đông Nam Á.
Họ đề nghị tấn công vào một đơn vị quân chính quy Việt Nam ở một khu vực địa lý rộng hơn.
Mặc dù cuộc họp kết thúc mà không đưa ra quyết định nào, nhưng nó tạo tiền đề cho kế hoạch chiến tranh sau đó.
Tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong chuyến đi, ông Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia.
Ngày 7-12, Ủy ban quân ủy trung ương có cuộc họp và quyết định mở một cuộc chiến hạn chế ở vùng biên giới phía nam của Trung Quốc.
Ngày hôm sau, họ ra lệnh cho các Quân khu Quảng Châu và Côn Minh tiến hành chiến dịch và chuẩn bị quân đầy đủ trước ngày 10-1-1979.
Chỉ thị nói rằng cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi 50 cây số từ biên giới và kéo dài hai tuần.
Trong một nghiên cứu có thể nói là mới nhất về cuộc chiến Việt Trung 1979, ra mắt tháng 12 năm 2005, tác giả Xiaoming Zhang bình luận rằng thời điểm ra lệnh này chứng tỏ Trung Quốc phản ứng trước cuộc tấn công sắp xảy ra của Việt Nam vào Campuchia.
Nhưng việc mở chiến dịch quân sự cả trước khi quân Việt Nam vượt qua sông Mêkông cũng cho thấy phản ứng của Bắc Kinh xuất phát từ nhiều năm bực bội vì hành vi của Việt Nam mà họ cho rằng đã "vô ơn" trước sự giúp đỡ trước đây.
Quyết định cụ thể
Tư liệu mới cho biết trong một cuộc họp vào ngày cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị một cuộc chiến chống Việt Nam.
Tại cuộc họp này, ông Đặng bổ nhiệm Xu Shiyou lãnh đạo quân từ Quảng Tây, Yang Dezhi lãnh đạo quân từ Vân Nam. Quyết định này đã bỏ qua Wang Bicheng, lãnh đạo Quân khu Côn Minh.
Không có một sự lãnh đạo tập trung, hai quân khu này sẽ tác chiến độc lập, gần như không có sự hợp tác.
Cuộc họp cũng nhắc lại rằng cuộc xâm lấn phải nhanh, và toàn bộ quân phải rút về sau khi hoàn tất mục tiêu chiến thuật.
Ngay sau cuộc họp, Đặng Tiểu Bình gửi hai sĩ quan cao cấp đến Vân Nam và Quảng Tây kiểm tra tình hình.
Lo lắng trước sự trễ nải của quân lính, người kiểm tra ra đề nghị hoãn cuộc tấn công thêm một tháng.
Người kiểm tra này, Zhang Zhen, viết trong hồi kí năm 2003 rằng cấp trên đồng ý hoãn cuộc tấn công đến giữa tháng Hai 1979.
Ngày 23-1, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc họp và quyết định quân đội phải sẵn sàng hành động trước ngày 15-2.
Hai ngày sau khi ông Đặng trở về sau chuyến thăm Mỹ và Nhật, hôm 11-2-1979, ông ra quyết định sẽ tấn công Việt Nam vào ngày 17-2.
Lệnh này được gửi đến Quảng Tây và Vân Nam.
Nhiều nhà quan sát trước đây đã phân tích vì sao Trung Quốc chọn thời điểm này.
Có vẻ nó liên quan đến yếu tố thời tiết: sẽ khó khăn nếu đưa quân tác chiến vào mùa mưa, thường bắt đầu từ tháng Tư, và cũng không ổn nếu tấn công quá sớm khi quân Liên Xô có thể vượt dòng sông băng dọc biên giới Xô - Trung.
Đọc thêm : Số thương vong trong cuộc chiến 1979
Đọc thêm : Trung Quốc rút ra bài học gì ?
x-cafevn.org/forum/
Một bài viết chứa đựng rất nhiều thông tin về cuộc chiến 1979
On communism: "We are not communists ... we are revolutionaries" who do not 'belong to the commonly accepted grouping of communist Indochina." (Ieng Sary, 1977, quoted by Vickery, p. 288).
Pol Pot Was Not and Is Not A Communist
1) The Long Secret Alliance: Uncle Sam and Pol Pot
2) U.S. Supports Khmer Rouge
3) 'Killing Fields' lawyer accuses British, U.S. of helping mass murderer Pol Pot
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire