1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mercredi 16 mai 2007

Những vần thơ về Đảng và Bác

Những vần thơ về Đảng và Bác
Nguyễn Thái Hoàng

Sau ngày miền Nam “phỏng giái” (nói lái theo kiểu dân dã), được sống giữa lòng Đảng lòng Bác, người dân miền Nam thấu hiểu thế nào là “đời ta có Đảng”. Chỉ một ngày Đảng vào với dân, bà con đã xao xác nháo nhào còn hơn cả loạn làng, loạn phố, loạn thành đô. Nào bắt chồng đi học tập cải tạo, bắt vợ vào công ty hợp doanh, nào xúc dân đi kinh tế mới, nào biến tiền thành giấy vụn v.v... Đang sung sướng trong lòng Mỹ Nguỵ, dưới chế độ tư bản, bỗng rơi xuống chín tầng địa ngục, người dân nhận rõ bộ mặt thật của Đảng chỉ còn biết mượn thơ kêu trời - như lỗ xì để giảm thiểu căng thẳng.

Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào
Đánh cho Mỹ cút nguỵ nhào
Toàn dân đói khổ... đau nào đau hơn?


Đang từ chỗ no đủ dư dả, ăn ngon mặc đẹp đến chỗ cơm chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ ấm, đụng đâu thiếu đấy, thiếu từ cây kim sợi chỉ đến các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như bật lửa cái đinh. Bà con hùa nhau hô khẩu hiệu:

Đả đảo Thiệu Kỳ, mua gì cũng có
Hoan hô Hồ Chí Minh, mua cái đinh phải xếp hàng!

Chưa đủ bà con ta còn phiên dịch bốn chữ Chủ nghĩa Xã hội theo cách hiểu của mình, vừa nôm na mách qué vừa thông minh, đại tài:

XHCN đó là:

Xếp Hàng Cả Năm
Xếp Hàng Cả Ngày
Xếp Hàng Cho Ngay
Xoá Hết Chữ Nghĩa
Xiết Họng Công Nhân
Xấu Hơn Cả Ngụy
Xạo Hết Chỗ Nói
Xuống Hàng Chó Ngựa


Để rồi kết cục cuối cùng không thể nào tránh khỏi là: Xuống Hố Cả Nước!

Ở miền Bắc với thâm niên “50 năm đời ta có Đảng” ngẫm ra dân còn khổ hơn thời Pháp cai trị.

Quanh đi quẩn lại vẫn là cảnh:

Đời ông lặp lại đời cha
Đời con cháu giống mãi đời cụ kỵ
Quý khoai sắn như là sâm với quế
Rau muống ơi xin hãy muộn mùa hoa


Người dân trước năm 45 mong rau muống muộn mùa hoa để còn có thể làm bánh rau muống ăn thay cơm, thay gạo. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp xâm lược, mà đến tận thập kỷ 80, sau khi niền Nam “phỏng giái” đã năm năm, đất nước độc lập tự chủ, đang xây dựng “hơn mười lần xưa”, nhà thơ quân đội Khuất Quang Thuỵ phải ngậm ngùi làm thơ: “Sống mới khó làm sao”, bằng cách miêu tả chi tiết cuộc sống của tầng lớp cán bộ công nhân viên chức nơi đô thành:

Em có nghe thời cuộc
Run trong từng cọng rau
Đói nghèo và dung tục
Nhận chìm bao thanh cao


Cùng cảnh “cơm vua lộc nước”, mỗi tháng lương chẳng đủ tiền mua rau, người dân miền Nam cũng cám cảnh than van:

Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon


Nhà thơ Trần Ngọc Thụ sau 30 năm thoát ly trở lại quê xưa phải ngậm ngùi thốt lên:

Con đường hàng tỉnh tôi đi
Ba mươi năm ấy có gì khác xưa?

Hỏi rồi lại tự trả lời vì lời giải chính là thực tế khắc nghiệt đang bày ra trước mặt:

Ông lão đánh trâu đì bừa
Là con ông lão... ngày xưa... đi cày(!)

Hoá ra vẫn là cái vòng luẩn quẩn, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Đã nhắm mắt buông tay theo Đảng, tưởng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” mà đời con không những không được củng cố còn ngàn lần khốn khổ hơn.

Khổ quá kêu trời, trời không thấu, kêu đất đất không thương, bà con tấm tức làm thơ:

Đời đời dân biết, dân ơn
Nhờ Đảng dân biến thành đon mạ còi
Lòng dân ao ước ngút trời
Bao giờ dân được như hồi Mỹ vô?


Nếu được như hồi Mỹ vô, miền Nam trở thành thị trường tiêu thụ của Mỹ, mỗi năm hàng vạn lính Mỹ tiêu thụ hàng tỉ đô la tiền hàng các loại, vùng đồng bằng Nam Bộ nông dân vừa làm vừa chơi cũng dư gạo ăn, làm sao dân phải sống cảnh “run trong từng cọng rau” hoặc cảnh đau lòng như câu thơ sau:

Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân
.

Độc lập tự do, thiên đường xã hội chủ nghĩa mở ra, bà con thực sự được “đổi đời, phú quý” không ai phải ăn cơm gạo nữa dù là nếp hay tẻ mà thay vào đó là “cao lương mỹ vị” - thứ thức ăn Đảng xin được từ một trang trại chăn nuôi ngựa nào đấy trên thế giới để bà con được đổi đời thoát kiếp . “Ơn” Đảng, dân lôi Mỹ nguỵ ra chửi:

Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm
Cá thịt ăn mãi cũng nhàm
Cha thằng Mỹ - Nguỵ chỉ làm khổ dân
.

Cũng may dạ dày người không tiêu hoá nổi thứ cao lương của ngựa, nếu không đất nước Việt Nam đã biến thành trại ngựa từ 1975 rồi như nhà Văn Nguyễn Công Hoan đã từng viết: Người ngựa, ngựa người.

Biết bao lời ai oán dân giành cho Đảng cầm quyền và cầm cả mạng sống của mình.

Nhân dân thì chẳng cần no
Nhà nước no sẵn, tiền đô ních đầy
Nhân dân chẳng chóng thì chầy
Làm thuê nuôi đảng kiếp này... công toi


Cánh sinh viên học sinh lần đầu tiên được sống dưới máí trường xã hội chủ nghĩa bị Đoàn lạm dụng, bắt gia nhập vào các công trình thế kỷ, đào mương, xe rãnh khơi ngòi đắp đập v.v. , so sánh với thời Thiệu trị “vinh dự, tự hào” gấp trăm lần, liền vung tay đả đảo, vung bút ngợi ca:

Mồ cha thằng Thiệu rời dinh
Để tao ở lại đào kinh mỗi ngày
Thiệu ơi mày cứ ở đây
Thì tao đâu phải đoạ đầy sớm hôm?
Mày bỏ chạy là mày khôn
Mày mà ở lại lấm chôn cả đời


Thà bỏ của (16 tấn vàng cho cộng sản) mà giữ lấy mạng còn hơn tiếc của ngồi giữa đống vàng mà vẫn bị lấm chôn.

Hiểu Bác hiểu Đảng hơn ai hết, dân làm ca dao đúc kết:

Dân đói mà Đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ Chí Minh!
Cớ sao Hồ cứ lặng thinh
Để dân tui khổ thấy mồ... Hồ kia?


Khổ nhất vẫn là tầng lớp dân nghèo như các học giả nước nhà nhận xét: Chưa thời nào làm quan sướng như thời cộng sản, cũng không thời nào làm dân khổ như thời cộng sản. Tham nhũng, đục khoét, ăn chơi trác táng đã đành còn sự ngu si ngự trị... Hoạch định kinh tế ở miền núi cũng như đồng bằng, vùng biển cũng như nội địa, nước ngọt cũng giống nước mặn, đã thế, kế hoạch cứ thay đổi xoành xoạch, nay cây này là mũi nhọn đề nghị bà con theo, mai cây kia là mũi chính đề nghị hội khuyến học Việt Nam đem áp dụng. Bà con bị xoay như đèn cù, vất vả một nắng hai sương cuối cùng vẫn cảnh cá nằm trên thớt, ca dao miền Nam viết:

Trồng tiêu rồi lại trồng điều
Vì nghe lời Đảng mà niêu tan tành
Bao giờ Đảng mới hết hành?
Bao giờ Đảng mới trung thành với dân
Bao giờ dân có cái ăn?
Bao giờ Đảng chết để dân ăn mừng?


Vào những năm cuối 70, đầu 80, khổ quá chẳng có đường lui nữa, dùng miệng chửi vẫn không hả cơn giận, nỗi cực, bà con lôi “của quý” ra mà bóng gió:

Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l...
Bác Hồ với chả Bác Tôn
Ở đâu thì đến xem l... tui đây


Thật ngoa ngoắt nhưng cũng rất thực tế. Cái thời được gọi là “Đêm trước Đổi mới” (bởi vì không đổi thì chết), sáng theo kẻng ra đồng, chiều về nghỉ theo kẻng, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho giời mà bao công lao chủ nhiệm hợp tác xã hưởng cả, làm ruộng ăn cỏ, làm cán bộ ăn hiếp dân là thế. Mỗi tháng vẻn vẹn 9, 10 kg thóc, ăn còn chẳng đủ, lấy gì mua vải để may quần trong quần ngoài cho tử tế, nghiêm túc... đành được chăng hay theo kiểu hợp tác, hợp te vậy.

Xưa nay dự báo thời tiết thường bị gọi chệch thành... dự láo thời tiết. Không phải chỉ có sự kiện vụ bão Trân Châu gần đây, hàng trăm bà con ngư dân thiệt mạng oan ức, mà cái chuyện dự láo thời tiết đã có từ lâu lắm rồi. Giám đốc nha khí tượng thuỷ văn một thời là ông Lê văn Xiên cũng bị bà con miền Bắc lôi cái tên cúng cơm ra mà đổi thành Lê Văn Xỏ. Còn Bà con miền Nam đáo để hơn, huỵch toẹt luôn:

Bảo nắng mà trời lại mưa
Mấy thằng khí tượng đoán bừa hại tao
Trời làm một trận mưa rào
Mấy thằng khí tượng làm tao hết nhờ
Ướt thân ướt cả “Bác Hồ”
Thôi đành để vậy tô hô mà về.


Một cách nói đặc biệt dân gian, ví bác Hồ là “của quý” của mình, thì xưa nay mới chỉ có bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới đủ can đảm dám ví, như bà đã từng đánh đồng toà sen trên chùa Phật nơi sư cụ trụ trì cũng là “toà sen” nơi hạ tầng phồn thực của chị em vậy.

Dự... láo thời tiết đã là cái đích để bà con chĩa mũi nhọn vào, nhưng không, xét về sự nói láo, Đảng ta còn trên tài cả nha khí tượng, vì thế bà con Miền Nam mới có câu:

Thứ nhất anh Ba, nhì Nha Khí Tượng.

Khi Anh Ba (Duẩn) mất rồi, bà con Miền Bắc liền thay lại câu trên:

Thứ nhất anh Lương, nhì phường lừa gạt.

Thật là đích đáng. Một sự ví von so sánh vừa mang tính công phá, vừa điểm huyệt, chết đứ đừ. Muốn cho “ánh sáng của đảng” treo lủng lẳng trên đầu dân bà con phải chịu hy sinh quyền lợi cho cán bộ xã, cho công nhân phụ trách nguồn điện, còn muốn có Đảng có Bác như ngày hôm nay, cái giá phải trả đắt gấp ngàn lần:

Muốn cho điện sáng về nhà
Ruột lợn phải nối ruột gà phải treo
Muốn cho Đảng, Bác về theo
Ba đời con cháu phải đeo gông cùm


(Nghĩa là vào tù ra tội, để hưởng tự do và độc lập giả hiệu).

Một số đông người dân không chịu nổi chế độ hà khắc của Đảng bèn rủ nhau noi gương Bác đi “tìm đường cứu nước”. Bắt bớ, giam cầm, biết bao bi kịch xảy ra, hàng trăm ngàn người bỏ xác. Số người trốn thoát được, khi về được Đảng chìa bàn tay “thân ái, yêu thương” đón tiếp, nghẹn ngào làm thơ:

Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về Đảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.


Chưa đủ để lột tả bộ mặt gian ngoan của Đảng, một số người tiếp nối mạch thơ trên:

Trốn đi Đảng bắt đến cùng
Trở về mời gọi, săn lùng đô la
Đảng ta ân đức bao la
Làm cụ thằng đểu, làm cha thằng lừa...


Để kết tội của Đảng không gì chính xác bằng câu sau:

Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa đánh Mỹ không chừa
Ngày nay con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa Mỹ xấu, Đảng hay
Ngày nay Đảng ngửa hai tay... xin tiền


Thời nào thơ ấy, thời phong kiến có thơ đả kích chế độ phong kiến áp bức bóc lột, thời xã hội chủ nghĩa có thơ của người dân phản ánh đầy đủ nỗi thống khổ của mình. Bài viết này chỉ nhặt được lẻ tẻ vài tiếng cười, tiếng khóc của bà con hai miền trong cả trăm ngàn những tiếng thống thiết vang lên từ ngục tù xã hội chủ nghĩa. Nếu chịu khó đi sâu tìm hiểu sẽ nhặt được cả chuỗi nỗi khổ mà Đảng quàng lên đầu dân suốt 76 năm, còn thống thiết, thê thảm đến mức nào? Đành mượn hình ảnh nước Nga để kết thúc :

Kìa xem gương của nước Nga
Bẩy mươi năm lẻ có ra đếch gì!
Đảng mình, cái đảng vứt đi
Chúng ta theo Đảng còn gì là thân???


Điều gì phải đến sẽ đến, nếu gương của nước Nga là “bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì” thì gương của Việt Nam cũng lặp lại như thế. Sau con số 76 sẽ là số zero to tướng. Tượng Lenin đã bị giật đổ thì với Hồ Chí Minh cũng sẽ có kết cục tương tự, để những câu thơ buồn tủi oán hận của người dân ba miền không còn vang lên nữa:

Chiều chiều ra bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân


Và:

Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân
Cộng Sản còn gấp vạn lần
Toàn dân gẫy cổ, mát thân cụ Hồ



Hà Nội, - kỳ họp “Cuốc” hội 2006
Ngày: 06-07-2006
Nguyễn Thái Hoàng

---

Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công lý
Đồng khởi vùng lên mất Tự do

( Ở Saigon,
đường Công lý đổi thành Nam kỳ khởi nghĩa
đường Tự do đổi thành Đồng khởi )

Aucun commentaire: