1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

samedi 26 mai 2007

'Phát hiện thực phẩm độc mà không công bố là có lỗi'

Thứ sáu, 25/5/2007, 21:13 GMT+7

'Phát hiện thực phẩm độc mà không công bố là có lỗi'

Nước tương là món chấm khoái khẩu của nhiều người dân. Ảnh: Thanh Niên.
Chiều 25/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định, sở y tế có quyền và trách nhiệm công bố các thông tin về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Nếu phát hiện có chất độc hại mà không thông báo cho người dân thì lỗi là ở sở y tế.

- Thưa ông, tình trạng nhiều loại nước tương ở TP HCM có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép được phát hiện từ 2005 nhưng nay mới công bố. Tại sao lại có sự chậm trễ này?
- Thông tin cụ thể về vấn đề này hiện tôi chưa nắm được. Tôi đã yêu cầu Cục An toàn vệ sinh thực phẩm báo cáo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp. Nhưng về quan điểm, có thể nói ngay là Bộ Y tế chủ trương công khai, minh bạch khi có thông tin thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân chứ không hề giấu giếm. Và sở y tế là cơ quan có trách nhiệm quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn mình, có trách nhiệm công bố thông tin một cách chủ động mà không cần xin ý kiến của Bộ. Nếu phát hiện mà không công bố là lỗi ở cơ quan này. Ngay cả các viện nghiên cứu chuyên môn không có chức năng quản lý cũng không bị cấm công bố các khảo sát của mình về thực phẩm.
- Nếu phát hiện trong thực phẩm có một chất độc cao hơn mức cho phép, trường hợp nào sẽ được thông báo rộng rãi cho người dân?
- Nếu hàm lượng chất đó chỉ cao hơn môt chút so với mức cho phép và kiểm tra cho thấy đó chỉ là bất cập về mặt kỹ thuật khiến chất lượng các lô hàng không đồng đều thì không cần công bố. Cơ quan quản lý chỉ thông báo cho cơ sở để yêu cầu khắc phục, sau đó theo dõi, kiểm tra lại. Tuy nhiên nếu hàm lượng chất độc cao hơn hẳn so với mức cho phép thì phải công bố cho người dân. Trong trường hợp nước tương ở TP HCM, nếu quả thật hàm lượng 3-MCPD vượt mức cho phép đến hàng nghìn lần thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, cần công bố khẩn cấp và rộng rãi cho nhân dân biết.
- Với các sản phẩm không an toàn, việc thu hồi hiện vẫn chỉ dựa vào sự tự giác của doanh nghiệp. Ông nghĩ sao về điều này?
- Khi phát hiện thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất hay nhập khẩu khẩn trương thu hồi và báo cáo kết quả. Ở nước nào cũng vậy, đây là trách nhiệm của doanh nghiệp, không cơ quan nhà nước nào có thể làm thay. Việc thu hồi có triệt để hay không tùy thuộc vào thời gian bắt đầu thực hiện. Nếu lô sản phẩm lưu hành 5-6 tháng mới phát lệnh thu hồi thì thường rất khó hiệu quả vì đã được phân phối hết. Nhưng dù sao thì việc kiểm tra và thu hồi cũng chỉ là giải quyết phần ngọn. Muốn quản lý tốt về an toàn thực phẩm, cần phải lập một hàng rào để sàng lọc trước khi sản phẩm ra thị trường chứ không phải mở cửa rộng rồi sau đó chạy theo thu hồi.
- Cụ thể là thế nào, thưa ông?
- Ở các nước, việc sản xuất thực phẩm cũng phải được tiêu chuẩn hóa giống như GMP trong dược phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp muốn hoạt động phải đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy trình sản xuất, nhân công... Như vậy, thực phẩm đã được sàng lọc trước khi đưa ra bán, nên ít có nguy cơ thiếu an toàn. Ở Việt Nam chưa áp dụng quy chế này nên việc quản lý thực phẩm rất khó khăn bị động, khi kiểm tra phát hiện vi phạm để thu hồi sản phẩm thì thực chất cũng không giải quyết được vấn đề. Sắp tới, việc sản xuất thực phẩm ở Việt Nam cũng sẽ phải được tiêu chuẩn hóa như sản xuất thuốc.
- Nhưng đó là chuyện tương tai, trước mắt Bộ Y tế sẽ làm gì để lập lại an toàn cho thị trường nước tương?
- Chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan liên quan như quản lý thị trường, chính quyền địa phương... tổ chức một đợt thanh tra toàn diện thị trường nước tương trên toàn quốc. Và không chỉ nước tương, nhiều loại thực phẩm khác có nguy cơ ẩn chứa chất độc cũng sẽ được kiểm tra.

Không chỉ Thứ trưởng Cao Minh Quang chưa nắm được tình hình công bố "nước tương bẩn" ở TP HCM. Ngay cả Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thanh Phong - người được Cục trưởng Trần Đáng chỉ định trả lời báo chí về việc này -cũng cho biết chưa rõ thông tin, bởi "người nắm vấn đề là ông Đáng".
Chiều 24/5, ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định Cục không có chủ trương giấu giếm vấn đề nước tương, nhưng tại sao đến thời điểm này kết quả kiểm nghiệm của năm 2005 mới được công bố, và Cục nhận được thông tin về sự việc từ bao giờ thì ông không rõ. Ông Phong hứa sẽ cập nhật thông tin ngay để chính thức trả lời, nhưng trong ngày 25/5, điện thoại của ông không liên lạc được. Trong khi đó Cục trưởng Trần Đáng vẫn kiên quyết từ chối gặp gỡ báo chí.

Nước tương chứa độc tố 3-MCPD đã là vấn đề nổi cộm từ nhiều năm nay. Rất nhiều cuộc kiểm tra, xét nghiệm cho thấy phần lớn các mẫu nước tương trên thị trường có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép, thậm chí hàng nghìn lần.

3-MCPD sinh ra trong quá trình thủy phân đạm thực vật bằng axit khi sản xuất xì dầu, nước tương (phương pháp lên men tự nhiên sẽ không sinh ra 3-MCPD). Nếu được nhập vào cơ thể một lượng đủ lớn và thường xuyên, nó có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy nó làm giảm khả năng sinh sản ở giống đực. Tuy nhiên, người tiêu dùng không thể tự phát hiện chất độc này trong nước tương.
Do đó, ngày 22/5 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có công văn yêu cầu Bộ Y tế cung cấp kịp thời, đầy đủ cho báo chí các kết quả kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc, trong đó có kết quả kiểm định chất 3-MCPD trong nước tương sản xuất và lưu hành tại Việt Nam.

Chất gây ung thư 3-MCPD trong nước tương
Thanh Nhàn thực hiện

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/05/3B9F66B2/

Các tin khác:
[Trở về]

Sở Y tế TP HCM đã trì hoãn công bố về nước tương (25/05)
Khẳng định ca nhiễm H5N1 đầu tiên trong năm nay (25/05)
Phát hiện chất độc sudan trong son môi (25/05)
Khách hàng ngần ngại khi mua nước tương (24/05)

Aucun commentaire: