Dcsvn trao trách nhiệm Nghiã trang Biên Hòa cho tỉnh Bình Dương nhằm mục đích tiềm ẩn gì ??
Tránh trách nhiệm ?
Chuẫn bị biến nghĩa trang thành khu vực kinh tế, sẽ bán đất cho tư bản ???
Xóa bỏ vết tích lịch sử, tội ác cs ??
Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Ngày 21/01/2007 -
Theo Tài Liệu cơ quan IRCC
Trước năm 1965, các tử sĩ QLVNCH được chôn cất tại các nghĩa trang tiểu khu. Tại Sài Gòn - Gia Định chôn tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi hoặc Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp.
Từ năm 1965, Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa được thành lập dự trù chỗ cho 30,000 mộ phần. Qua các trận Mậu Thân 1968, mùa hè 1972 đã chôn trên 10,000 tử sĩ. Tính đến 1975 đã có 16,000 tử sĩ chôn tại đây.
Lúc mới thành lập gọi là Nghĩa Trang Quân Đội nhưng sau đó dự trù sẽ hoàn tất để thành Nghĩa Trang Quốc Gia. Sẽ là nơi chôn cất không riêng tướng lãnh, sĩ quan và chiến binh mà dành làm nơi yên nghỉ cho các thành viên chính phủ hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Phần bang đất làm đường, tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970.
Nghĩa Dũng Đài với ngọn tháp cao đã làm xong, Vành Khăn Tang vĩ đại chung quanh gần đến giai đoạn cuối vào tháng 4-1975.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên thăm công trình xây cất vào tháng 11-1974 đã nói rằng đây là công trình ông để lại cho quân đội.
Dự trù hoàn tất để khánh thành đợt đầu vào ngày Quân Lực 19 tháng 6-1975. Tuy nhiên không thực hiện được.
Sau ngày 30 tháng 4-1975, Nghĩa Trang Quân Đội bị phá hoại dưới nhiều hình thức nhưng nói chung vẫn còn tồn tại trong hoang phế.
Bắt đầu từ năm 1980 mới có các thân nhân lên thăm mộ, đặc biệt là những người chuẩn bị vượt biên.
Qua thập niên 90, các chiến binh cải tạo được tự do bắt đầu trở lại thăm viếng bạn đồng ngũ, và lên từ giã trước khi HO qua Hoa Kỳ.
Việt kiều bắt đầu trở về thăm viếng các mộ phần.
Nhiều gia đình bốc mộ hoặc sửa sang lại phần mộ.
Có tin đồn về việc chính quyền giải tỏa để làm khu kỹ nghệ do các công ty Đài Loan và Đại Hàn. Tuy nhiên các dự án này không thực hiện.
Cũng từ thập niên 90 chính quyền cộng sản bắt đầu công tác xây cất nghĩa trang liệt sĩ tại các địa phương miền Nam, từ Trường Sơn đến Duyên Hải. Nhưng họ vẫn làm ngơ đối với các nghĩa trang quân đội cũ kể cả nghĩa trang Biên Hòa.
Năm 1994 cơ quan IRCC, Inc. cho người về thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội và ghi nhận phần lớn còn tồn tại nhưng rất hoang phế. Một trung tá Công Binh đã đi một vòng đem về các báo cáo sơ khởi.
Chương trình dự án tảo mộ hàng năm bắt đầu từ cuối năm 1997 với các điểm chính như sau: Làm dưới hình thức thân hữu gia đình từng toán nhỏ. Giúp phương tiện cho anh em thương phế binh Sài Gòn thực hiện. Khích lệ Việt kiều về thăm và sửa sang phần mộ thân nhân.
Phần mộ vô danh được làm cỏ, sơn quét lại, dựng mộ bia. Cổng Tam Quan và Đền Liệt Sĩ cũng đã được dọn dẹp. Tuy nhiên chỉ làm từng phần và làm nhiều lần.
Chương trình tảo mộ đã hoàn tất qua các năm Mậu Dần (98), Kỷ Mão (99), Canh Thìn (00), Tân Tỵ (01), Nhâm Ngọ (02) và tiếp tục cho đến năm 2006 vừa qua.
Những năm sau này khó khăn hơn nhưng thật ra đối với người lạ ghé qua thường trở ngại. Các thân nhân thật sự có người nhà chôn cất tại đây thì họ biết cách giao thiệp hàng năm nên không gặp rắc rối.
Các thân nhân của tử sĩ còn tại Việt Nam đã bắt đầu trở lại thăm viếng và sửa sang phần mộ trong các dịp lễ tôn giáo, thanh minh, Tết hàng năm. Việc này đã tạo thành một dịch vụ cho số dân địa phương.\
AI LÀ NGƯỜI SÁNG LẬP NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
Qua một vài bài báo có người nói nghĩa trang là một công trình được bàn thảo từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên sau nhiều năm sưu tầm hồ sơ, chúng tôi không tìm thấy hoặc là chưa tìm thấy các chỉ dấu rõ rệt về tin tức kể trên.
Sau này, có người nói là do sáng kiến của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Quả thực khi dự án từ Cục Quân Nhu phối hợp với Công Binh trình lên Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận rồi lên Bộ Quốc Phòng lên thủ tướng rồi phải trình lên tổng thống quyết định. Dự án liên quan đến đất đai và nhiều lãnh vực khác trở thành một đề tài Liên Bộ. Từ Bộ Quốc Phòng, qua Bộ Công Chánh, Bộ Nội Vụ và liên quan cả đến Bộ Giáo Dục và Y Tế.
Tuy nhiên, một lần nữa, sáng kiến lập Nghĩa Trang Quân Đội cũng không phải xuất phát từ Tổng Thống Thiệu hay Phủ Tổng Thống. Chính những người tử sĩ đã phát sinh ra Nghĩa Trang Quân Đội.
Kể từ 1964 trở đi, Nghĩa Trang Quân Đội ở Gò Vấp vừa chật hẹp, vừa không đủ chỗ. Chiến tranh gia tăng, phần lớn sĩ quan của khu vực thủ đô đều chôn ở Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn. Nơi đây đất cũng bắt đầu khan hiếm và rất tốn kém. Nhu cầu chôn cất tử sĩ, không phân biệt cấp bậc tại một nghĩa trang rộng lớn đã được nghĩ tới vì các chiến sĩ các cấp hy sinh tại mặt trận đặt ra vấn đề.
Đơn vị Chung Sự cần phải có cơ sở hoạt động. Từ cấp dưới trình lên Cục Quân Nhu, lên Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận. Các sĩ quan Quân Nhu, Công Binh, Địa Ốc Tổng Tham Mưu bay trực thăng trên không phận Thủ Đức, Bình Dương, Biên Hòa, tay cầm bản đồ không phải nghiên cứu địa thế hành quân mà đi tìm khu đất thật đẹp để làm nơi an nghỉ nhìn thu cho chiến hữu.
Vì vậy nên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là sáng kiến của những người đã vĩnh viễn nằm xuống.
Thanh Nam đã viết vần thơ sau đây cho các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sau 30 tháng 4-1975.
...Ta như người lính thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn, truy điệu mộng xưa...
Bây giờ thi sĩ cũng đã trở thành cây cỏ gục ven bờ, vì vậy phải ghi lại rằng chính người chiến sĩ đã chết là những người có sáng kiến thành lập Nghĩa Trang Quân Đội. Nơi yên nghỉ ngàn thu của chính anh em tử sĩ.
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI TẠI BIÊN HÒA XÂY CẤT RA SAO?
Sau khi trình tới trình lui nhiều lần, sau cùng mô hình xây cất và đất đai xây cất nghĩa trang được Phủ Tổng Thống chấp thuận.
Khu đất rộng 125 mẫu Tây ở phía tay trái xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa được dành riêng. Toàn thể khu nghĩa trang làm thành hình con ong vĩ đại nằm quay đầu ra xa lộ.
Giữa lưng con ong là Nghĩa Dũng Đài cao 43 thước. Đầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Đền Tử Sĩ hay Đền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay cạnh xa lộ.
Từ chân Nghĩa Dũng Đài trên lưng ong chia làm hình nan quạt hướng ra 4 phía và làm thành lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc gia dành cho các vị lãnh đạo, khu tướng lãnh, khu cấp tá, cấp úy và binh sĩ.
Vào một ngày đầu Xuân năm 1965, Thiếu tướng Đồng Văn Khuyên từ Bộ Tổng Tham Mưu gọi điện thoại cho Đại tá Nguyễn Thiện Nghị, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 30 Công Binh Kiến Tạo đóng tại Hóc Môn.
Sau đó chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu đoàn 54 Công Binh bắt đầu công tác. Rồi doanh trại của Liên Đội Chung Sự và khu nhà xác được thiết dựng năm 1966 để nhận những di hài tử sĩ đầu tiên.
Nghĩa trang được xây dựng trong chiến tranh với sự phối hợp giữa Quân Nhu và Công Binh. Công Binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, xây Đền Liệt Sĩ, đúc các tấm Ciment và làm mộ bia.
Quân Nhu nhận tử sĩ từ các mặt trận chở về ngày đêm để chôn cất. Trận Mậu Thân, trận Mùa Hè, trận Hạ Lào, trận Campuchia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị đem về từ 4 quân khu. Tử sĩ của quân khu thủ đô và các tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh quân, tất cả đều nằm trong lòng đất Biên Hòa.
Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Đài lần lượt ra các khu bên ngoài. Đã có trên 10 tướng lãnh nằm tại Nghĩa Trang Biên Hòa kể cả các vị đại tá vinh thăng sau khi tử trận.
Người có cấp bậc cao cấp nhất là cố Đại tướng Đỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đã được gia đình cải táng nhưng vị trí cũ vẫn còn di tích. Gia đình tướng Không quân Tư lệnh Quân đoàn 4 Cần Thơ có sửa sang phần mộ của Thiếu Tướng Ánh nhưng vẫn để nguyên tại chỗ.
http://www.thongtinberlin.net/tailieu/lichsunghiatrangbienhoa.htm
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire