1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mardi 8 mai 2007

Sách Ðen Về Chủ Nghĩa cộng Sản - NVK

Cùng nhau tố cáo tội ác CSVN


Sách Ðen Về Chủ Nghĩa cộng Sản

NVK lược dịch

bualiem2

Lời ngỏ : Ngày 25/1/2006, Hội Ðồng Âu Châu đã thông qua Nghị Quyết 1481 nhằm kêu gọi thế giới lên án những tội ác của các chế độ độc tài toàn trị cộng sản. Ðiều 7 của Nghị Quyết này đã viết : "Việc đánh giá về đạo đức và lên án các tội ác đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục các thế hệ trẻ".

Dưới sự thống trị của đảng CSVN từ hơn 60 năm qua tại miền Bắc và từ hơn 30 năm trên cả nước, dân tộc Việt Nam đã và đang là nạn nhân của một chế độ với những chính sách cai trị vô cùng khắc nghiệt như: Cải cách ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm, cuộc tàn sát Tết Mậu Thân, chính sách tù cải tạo, đàn áp những tiếng nói dân chủ v.v....

Để được góp phần cùng đồng bào trong việc phổ biến những tài liệu tố cáo tội ác của đảng CSVN.

Đánh dấu 80 năm cách mạng tháng 10 tại Nga, một số nhà nghiên cứu và sử gia của Pháp đã cho xuất bản tập tài liệu mang tựa đề "Livre noir du commumisme - crimes, terreur, répression" (Sách đen về chủ nghĩa cộng sản - tội ác, khủng bố và đàn áp)". Quyển sách dày 848 trang, vạch ra một cách chính xác về tội ác của cộng sản. Đây là một bức tranh đen tối của lịch sử nhân loại, mà một trong những tác giả là ông Stéphane Courtois, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu về Khoa Học của Pháp (Centre Nationnal de la Recherche Scientifique), cho rằng cần phải vạch ra để trả lại danh dự cho những người đã chết vì chủ nghĩa cộng sản. Bằng những con số thống kê, các tác giả của tập tài liệu này đã đưa ra con số nạn nhân của cộng sản 85 triệu người. Có nghĩa là trung bình mỗi năm hơn 1 triệu người là nạn nhân của cộng sản trong 80 năm qua.

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng xin được trích dịch một số đoạn trong tập sách này, đặc biệt là những đoạn có liên quan đến Việt Nam.

livrenoir
Bài "Les Crimes du Communisme" (Tội ác của Cộng Sản), tác giả Stéphane Courtois :

Trang 12:

Cộng sản mà chúng ta nói đến ở đây không nằm trong bầu trời của những tư tưởng. Mà đây là cộng sản thực tế, đã xảy ra ở một thời kỳ nhận định, tại những quốc gia có thật, được thể hiện qua những lãnh tụ nổi tiếng Lénine, Staline, Mao, Hồ Chí Minh, Castro, v.v...

...Vượt lên trên mức độ tội ác cá nhân, hoặc tàn sát cục bộ địa phương theo hoàn cảnh, các chế độ cộng sản củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần chúng lên hàng chính sách cai trị... Đúng là sau một thời gian ngắn hay dài vài năm ở Đông Ấu đến vài chục năm ở Liên Xô và Trung Quốc cường độ của sự khủng bố có bớt đi, chế độ tự ổn định bằng cách quản lý sự đàn áp thường nhật, sự kiểm duyệt mọi trao đổi, kiểm soát biên giới, trục xuất người ly khai. Nhưng "ký ức về khủng bố" tiếp tục làm cho tin tưởng rằng sẽ có đàn áp, và điều này rất hiệu nghiệm. Không một trường hợp nào thoát khỏi qui luật đó: Trung Quốc, Bắc Hàn, và ngay cả Việt Nam của "Bác Hồ đáng yêu" hay Cuba của Fidel Castro rực rỡ...

Trang 14:

... một bản sơ kết với những con số ước lượng tối thiểu còn phải làm cho chính xác hơn, nhưng cũng cho thấy cái tầm mức của vấn đề và tính nghiêm trọng của nó:

Liên Xô, 20 triệu người,
Trung Quốc, 65 triệu người chết,
Việt Nam, 1 triệu người chết,...

Trang 38:

Bổn phận ghi nhớ và ghi vào lịch sử (tội ác của cộng sản), đang như ngọn đèn leo lét dễ bị tắt ở những nước cộng sản còn cầm quyền như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, Lào, Việt Nam.

Trang 27:

Người ta biết gì về những tội ác của cộng sản? ...

Ở đây người ta không khỏi ngạc nhiên vì một sự đối chọi rõ rệt. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi mấy chục năm nay về vấn đề (tội ác của Đức quốc xã). Hằng ngàn sách, hằng chục phim đã được dành cho nó...

Vậy mà ta không hề thấy tội ác của cộng sản được nghiên cứu giống như thế. Trong khi tên của Himmler, Eichman được cả thế giới biết đến như là biểu tượng của sự dã man trong thời đại mới, ít người biết đến tên của Djerzinski, Iagoda hay Iejov. Còn Lénine, Mao, Hồ Chí Minh và ngay cả Staline, lạ lùng thay, vẫn còn được nhiều người tôn sùng...

Bài "Le Komintern à l’Action" (Quốc Tế Cộng Sản hành động), tác giả Stéphane Courtois và Jean-Louis Panné:

Trang 341:

Tại Đông Dương, lúc đầu, tình thế có khác. Từ năm 1933, tờ-rốt-kít (đệ tứ) của nhóm "Tranh Đấu" và cộng sản hoạt động chung. Ảnh hưởng của tờ-rốt-kít đặc biệt mạnh ở phía nam bán đảo (Đông Dương). Năm 1937, một chỉ thị của Jacques Duclos cấm đảng cộng sản Đông Dương tiếp tục hợp tác với các thành viên của nhóm "Tranh Đấu". Trong những tháng sau ngày Nhật bại trận, một nhánh tờ-rốt-kít khác Liên Minh Cộng Sản Quốc Tế (LMCSQT) gây được một ảnh hưởng khiến các lãnh tụ cộng sản lo lắng. Tháng 9/1945, khi quân Anh vừa đến nơi, LMCSQT chỉ trích nặng nề sự đón tiếp ôn hoà của mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh thành lập tháng 5 năm 1941. Ngày 14 tháng 9/1945, Việt Minh tung một chiến dịch lớn nhắm vào cán bộ tờ-rốt-kít cấp cao mà không gặp phản ứng. Nhóm này bị bắt và hầu hết đều bị giết sau đó... Giai đoạn hai của chiến dịch là: Việt Minh quay qua tấn công các thành viên cơ sở của nhóm "Tranh Đấu". Bị giam tại Bến Súc, họ đều bị (Việt Minh) giết khi quân Pháp tiến gần đến nơi. Tạ Thu Thâu, lãnh tụ lịch sử của phong trào này, bị bắt một thời gian sau đó, ông bị hành quyết tháng Hai 1946. Hồ Chí Minh đã chẳng từng viết rằng: những người tờ-rốt-kít "là bọn phản bội và bọn gián điệp khốn kiếp nhất" đó hay sao? Bài "Chine: une Longue Marche dans la Nuit" (Trung Quốc, Vạn Lý Trường Chinh trong đêm tối), tác giả: Jean-Louis Margolin.

Trang 505:

Từ ngày phát hành hồi ký của Hoàn Văn Hoan (trốn qua và theo Bắc Kinh), người ta biết rằng từ 1950 cho đến hiệp định Genève 1954, rất nhiều cố vấn Tàu điều khiển quân đội và hành chánh của Việt Minh, và khoảng ba mươi ngàn lính của Bắc Kinh, nhất là công binh, thay thế quân đội Bắc Việt phải đi đánh nhau trong miền Nam từ 1965 đến 1970. Tướng Võ Nguyên Giáp, người thắng trận Điện Biên Phủ, vào năm 1964, đã nhìn nhận một cách gián tiếp sự đóng góp của Trung Quốc: "Từ năm 1950 trở đi, sau khi Trung Quốc thắng trận, quân đội và nhân dân ta đã học được nhiều bài học quí báu từ quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc. Ta đã được giáo dục bởi tư tưởng quân sự của Mao chủ tịch. Đó chính là nhân tố quan trọng đã giúp quân đội ta trưởng thành và góp phần vào những thắng lợi liên tiếp của ta". Để đền đáp, đảng cộng sản Việt Nam (lúc ấy mang tên đảng Lao Động), ghi vào điều lệ của mình từ năm 1951: "Đảng Lao Động mang ơn học thuyết Mác, ăng ghen, Lê nin, Xta lin. Và mang ơn tư tưởng Mao Trạch Đông ứng dụng vào thực tế cách mạng Việt Nam, xem như là cơ sở lý luận của tư tưởng, là kim chỉ nam của mọi hành động của mình". Trung tâm hệ thống chính trị Việt Nam là chỉ đạo quần chúng và cải tạo. "Cheng feng" (cải tạo phong cách lao động) được hình thành ở Vân Nam, đổi ra tiếng Việt "chỉnh huấn", là khái niệm chỉ đạo của các cuộc thanh trừng tàn bạo những năm 50.
Bài "Vietnam: les Impasses d’un Communisme de Guerre" (Việt Nam: những ngõ cụt của một chế độ cộng sản chủ chiến), tác giả: Jean-Louis Margolin.

Trang 617:

Ngay ngày hôm nay, nhìn nhận những tác hại của cộng sản Việt Nam vẫn là một việc khó làm đối với nhiều người Ấu châu. Những người này, khi họ hoạt động chống những tác hại khác của chủ nghĩa thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ, trên thực tế họ đã về phe với đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Từ đó đến việc nghĩ rằng ĐCSVN thể hiện nguyện vọng của một dân tộc, rằng nó theo đuổi mục tiêu xây dựng một xã hội nhân ái và công bằng, chỉ có một bước ngắn. Vẻ xuề xòa của Hồ Chí Minh là người sáng lập ra và điều khiển nó đến năm 1969, sự kiên cường của những chiến sĩ của nó và sự tuyên truyền khôn khéo bằng tư tưởng dân chủ và hòa bình ở nước ngoài... giúp người ta làm cái bước ấy. Khó có cảm tình với Kim Nhật Thành và cái chế độ cứng ngắc của y bao nhiêu, thì càng dễ ưa sự khắc khổ mà tươi cười của mấy quan đỏ Hà Nội bấy nhiêu, và dễ chê cái chế độ thối nát Sài Gòn của Nguyễn Văn Thiệu (1965-1975). Người ta muốn tin tưởng rằng ĐCSVN không là một đảng xta-li-niêng khác, rằng trước nhất nó mang tính dân tộc chủ nghĩa, và nó dùng nhãn hiệu cộng sản để nhận viện trợ của Tàu và Liên Xô.

Không có vấn đề phủ nhận lòng yêu nước của những người Việt Nam cộng sản, họ đã chiến đấu với một quyết tâm hiếm có trong nửa thế kỷ chống Pháp, Nhật, Mỹ và Tàu: ở Việt Nam buộc tội "phản quốc" hoặc "Việt gian" thường có ý nghĩa giống như tội "phản cách mạng" ở Trung Quốc. Nhưng thật ra thì không có nơi nào mà chủ nghĩa cộng sản lại đối chọi với chủ nghĩa dân tộc cả, kể cả nhủ nghĩa dân tộc quá khích, bài ngoại. Thế nhưng, chỉ cần không tự che lấy mắt mình, người ta sẽ rất dễ nhận thấy một chủ nghĩa tôn thờ xtalin - mao rất hạ tiện núp dưới lớp vẹc-ni của một sự nhất trí toàn dân.

Đảng cộng sản Đông Dương non trẻ gặp nhiều khó khăn lúc ban đầu. Mới vừa thành lập xong vào năm 1930, qua một vụ án ồn ào nó đã phải đương đầu với hậu quả của hành vi sai quấy của một số đảng viên ở Sài Gòn. Vô đảng từ 1928, bị ảnh hưởng của những hội kín và của những hành động khủng bố yêu nước, họ đã kêu án và hành quyết, rồi thiêu xác một đồng chí, chỉ vì người này đã tán tỉnh một nữ đảng viên. Năm 1931 nó lao một cách khá điên cuồng vào việc xây dựng "xô viết nông dân Nghệ Tỉnh" (bắt chước kiểu Quảng Tây, trong khi Việt Nam không có đất mênh mông như Trung Quốc...), lập tức nó bắt tay vào việc giết hằng trăm địa chủ; một phần dân chúng bỏ trốn, làm cớ cho quân lính thực dân trở lại một cách mau lẹ và hùng hỗ hơn. Khi đảng cộng sản Đông Dương, ẩn mình dưới "Mặt Trận Thống Nhứt" Việt Minh, dám vũ trang chiến đấu ở bình diện lớn mùa xuân 1945, nó đánh vào "Việt gian" và "phản động" (thường là bao gồm tất cả công chức tại chỗ), hơn là đánh vào quân chiếm đóng Nhật, vũ trang đầy đủ hơn; một người trách nhiệm của họ đề xướng chiến dịch ám sát để "thúc đẩy phong trào đi lên nhanh chóng". Địa chủ và quan lại cũng là những đối tượng được tuyển chọn; nhiều "tòa án nhân dân" được dựng lên để xử, tuyên án và tịch thu tài sản của họ. Nhưng khủng bố còn nhằm cả vào các đối thủ của đảng cộng sản Đông Dương đang yếu kém, với chỉ có khoảng năm ngàn đảng viên: nên cần phải dọn dẹp sạch sẽ một cách thật mau lẹ, để chiếm giữ một mình vai trò lãnh đạo phong trào toàn dân. Đại Việt, đảng quốc gia thân Nhật, bị ruồng bố dã man: cơ sở Việt Minh ở Sơn Tây từng xin Hà Nội một máy phát điện và một chuyên viên để tra khảo "phản quốc" hàng loạt.

Cách mạng tháng Tám đưa Hồ Chí Minh lên nắm quyền khi Nhật đầu hàng, và đảng cộng sản Đông Dương làm nòng cốt của Nhà Nước mới. Họ lợi dụng mấy tuần lễ trước khi quân đồng minh đến (Anh và Pháp trong Nam, Tàu ngoài Bắc) để gia tăng thanh toán đối thủ. Các người ôn hòa chủ trương lập hiến (đứng đầu là Bùi Quang Chiêu) và giáo phái Hòa Hảo (kể cả người sáng lập ra đạo Huỳnh Phú Sổ...) không bị bỏ quên, không hơn gì nhà trí thức lớn và chính trị gia thiên hữu Phạm Quỳnh. Nhưng nhóm tờ rốt kít, ít nhưng năng động ở vùng Sài Gòn, mới là nạn nhân chính của cuộc tàn sát: lãnh tụ của họ, Tạ Thu Thâu, bị bắt vào tháng Chín tại Quảng Ngãi, đã bị các cuộc khủng bố tiêu diệt đặc biệt càn quét, và một lãnh đạo cộng sản vùng Sài Gòn, Trần Văn Giàu, được đào tạo ở Moscou, bao che đợt khủng bố ấy, mặc dầu về sau này ông ta chối cãi trách nhiệm. Ngày 2 tháng 9 ông tuyên bố: "Nhiều tên phản quốc đang tập trung để phục vụ kẻ thù[...] cần phải trừng trị bọn gây rối tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chúng tạo cớ cho kẻ thù xâm lược chúng ta". Một bài báo Việt Minh ở Hà Nội ngày 29 tháng 9 kêu gọi thành lập tại mỗi khu phố hoặc mỗi làng những "ban thanh trừng việt gian". Hằng chục, có thể hằng trăm tờ rốt kít bị rượt bắt và hạ sát; số khác đang tham gia bảo vệ Sài Gòn chống lại người Anh và Pháp vào tháng 8, bị cắt lương thực và súng đạn: phần lớn sẽ bị tử thương. Ngay từ 25 tháng 8 một cơ cấu An Ninh Nhà Nước được tổ chức theo kiểu mẫu Xô Viết tại Sài Gòn, và các nhà tù, mới vừa được làm trống lại đầy ắp trở lại; Việt Minh lập ra một "Ủy ban ám sát xung phong" đi rảo ngoài đường; ủy ban này tuyển nhiều phần tử lưu manh, và cầm đầu vụ khủng bố bài Pháp ngày 25 tháng 9, bỏ lại nhiều xác chết bị chặt chân tay. Có khi hễ là vợ Tây thì bị hạ sát ngay, dù người ta nói đó là hành động của "Việt Minh giả". Trong hai tháng 8 và 9, có đến hằng ngàn vụ ám sát, hàng chục ngàn vụ bắt giam; nhiều trường hợp là do sáng kiến của địa phương, nhưng chắc chắn là bộ máy trung ương có thúc đẩy đằng sau; về sau này đảng cộng sản công khai hối tiếc rằng lúc ấy đã không giết được nhiều "kẻ thù" hơn. Ở ngoài Bắc, phần đất được đảng cộng sản kiểm soát cho đến khi bùng nổ chiến tranh Đông Dương tháng 12 năm 1946, trại giam và công an chính trị đã được thiết lập, và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trên thực tế được lãnh đạo bởi một đảng duy nhất. Những người quốc gia cấp tiến Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ, thành lập năm 1927), tranh chấp kịch liệt với Việt Minh có đổ máu ở cả hai phe, đã bị diệt từ tháng 7, trong khi mà họ cũng đã từng bị chính quyền thực dân đàn áp dữ dội như ĐCSĐD, nhất là sau khi họ tổ chức cuộc nổi dậy Yên Bái.

Bạo lực đàn áp của cộng sản sau này sẽ biến thành một cuộc kháng chiến lâu dài chống lại Pháp. Nhiều nhân chứng đã nói đến các trại giam tù binh lính viễn chinh Pháp. Nhiều người bị hành hạ và bị chết trong đó: trong số 20.000, chỉ có 9.000 sống sót khi hiệp định Genève (tháng 7/1954) cho phóng thích họ. Những bịnh dịch đáng sợ của vùng núi Đông Dương đã làm chết vô số tù bị ban quản trại Việt Minh cắt thuốc men và vệ sinh, nhiều khi bỏ đói. Đã có nhiều vụ đánh đập, có cả tra tấn thật sự, nhưng lính Pháp rất có ích lợi: được xem như là "tội phạm chiến tranh", họ bị buộc phải tự thú và hối cải, rồi phải suy nghĩ theo những người giam họ, mục đích là dùng họ để tuyên truyền chống lại phe của chính họ. Lối "cải tạo" theo kiểu Tàu này (Mao gởi sang hằng loạt cố vấn từ năm 1950), bằng những buổi tuyên truyền dồn dập, trong đó "học viên" phải tham gia tích cực, bằng cách gây chia rẽ giữa "phản động" và những người tù "tiến bộ", bằng lời hứa (kể cả hứa tha), đã thành công không ít, nhờ sự mệt mỏi thể xác và tinh thần của người bị giam. Kết quả này cũng là do lính Pháp lúc ấy được đối xử tồi tệ, nhưng vẫn khá hơn đối với người bản xứ về sau này.

Khi chiến thắng có vẻ đã gần kề, vào tháng 12/1953, cải cách ruộng đất được tung ra tại các vùng đã giải phóng. Trước cuối năm 1954, nó lan rộng ra toàn lãnh thổ ở phía Bắc vĩ tuyến 17, vùng được hiệp định Genève giao cho VNDCCH; cải cách ruộng đất chỉ chấm dứt vào năm 1956. Nhịp độ và các mục tiêu của nó giống như cải cách ruộng đất Trung Quốc từ năm 1946 đến 1952: để thắt chặt mối quan hệ giữa đảng tái xuất hiện vào năm 1951 và trung-bần nông, chuẩn bị phát triển kinh tế bằng cách tăng cường sự kiểm soát của Nhà Nước, và tiêu diệt các nhóm chống cộng đang thai nghén. Mặc dù hơn cả bên Tàu, giới thượng lưu nông thôn đã từng vì tinh thần dân tộc cao độ mà ồ ạt ủng hộ Việt Minh. Nhưng phương pháp, vừa tàn ác vừa hiếu sát, vẫn là những thứ đã được sáng chế ra bên nước láng giềng to lớn phía Bắc: trong mỗi làng, các cán bộ hăng say ra sức "khích" các nông dân được xếp hạng bần và trung, việc vận động đôi khi gặp khó khăn (có lúc phải nhờ đoàn hát giúp vào), tiếp theo là phiên tòa "tố khổ" nạn nhân và bắt đền tội, thường nạn nhân được chọn lựa một cách võ đoán (có ra chỉ tiêu để hoàn thành: 4 đến 5 % dân số cái 5 % muôn thuở của chủ nghĩa Mao!), và sau cùng là tử hình hoặc ít ra cũng tù giam và tịch biên tài sản; cả gia tộc phải bị ô nhục lây như bên Trung Quốc. Việc không kể đến "công lao chính trị" chứng tỏ tính giáo điều tàn nhẫn, đồng thời chứng tỏ ý muốn áp đặt độc tài của đảng CSVN. Một bà địa chủ và nhà buôn giàu, có hai con theo Việt Minh từ đầu, từng được tặng danh hiệu "có công với cách mạng", đã bị "đấu" hai lần, nhưng tá điền không mấy sốt sắng. Lập tức "một nhóm từng thực tập bên Tàu được đưa đến, và lật ngược được tình thế. [...] người ta tố bà Long đã giết ba tá điền trước năm 1945, đã ngủ với quan sứ Tây, đã liếm gót Tây và đã làm gián điệp cho chúng. Mệt lã vì bị giam lâu ngày, bà ta thú tội hết và bị kêu án tử hình. Con trai bà đang ở Trung Quốc được triệu về, lột chức, lột huy chương và kêu án hai mươi năm". Cũng như bên Tàu, bị buộc tội tức là đã phạm tội, đảng không thể sai lầm. Vậy giữ đúng vai tuồng mà người ta gán cho, là ít tai hại hơn cả: "Giết cha, giết mẹ rồi thú nhận, vẫn nhẹ tội hơn không phạm gì cả và không thú nhận".

Bạo lực được thúc đẩy và bùng nổ đến độ kinh hoàng. Tư tưởng "hận thù" đối với địch giai cấp hay người nước ngoài - được nhai đi nhai lại: theo Lê Đức Thọ, sau này được giải thưởng hòa bình cùng với Henry Kissinger, thì "nếu muốn nông dân cầm súng, trước hết phải khơi dậy nơi họ lòng căm thù". Tháng giêng 1956, cơ quan chính thức của đảng, tờ Nhân Dân, viết: "Giai cấp địa chủ sẽ không bao giờ nằm yên khi nó chưa bị tiêu diệt". Cũng như ở bên kia biên giới phía Bắc, phương châm là: "Thà giết lầm mười người vô tội, hơn là để sống sót một kẻ thù. Tra tấn được dùng rộng rãi, điều mà Hồ lo lắng cuối năm 1954: "Nhiều cán bộ vẫn còn (sic) phạm sai lầm là dùng cực hình tra tấn. Đó là một phương pháp dã man mà bọn đế quốc, tư bản và phong kiến dùng để đàn áp quần chúng và áp đảo cách mạng [...] Trong giai đoạn hiện nay (lại sic) triệt để cấm dùng cực hình tra tấn".

Nét độc đáo so với kiểu mẫu Tàu là : đi kèm với việc "sửa sai" xã hội tức cải cách ruộng đất, có việc cải cách đảng (bên Tàu thì trễ hơn); ảnh hưởng của đảng viên thuộc thành phần thượng lưu trong đảng có thể giải thích việc nầy. ở đây cũng vậy, người ta nói rằng có 5 % là phần tử Việt Nam Quốc Dân Đảng len lỏi vào đảng; do nhớ lại những cuộc thanh trừng ở Quảng Tây, người ta săn đuổi những bóng ma "phản cách mạng CB" (CB : chống bôn sê vích). Cơn điên loạn vượt khỏi mọi giới hạn : nhiều anh hùng của chiến tranh Đông Dương bị ám sát hoặc tống giam. Vết chấn thương tinh thần thật kinh khủng, và trong ngôn ngữ của người cộng sản Việt Nam, "1956" (năm cao điểm của chỉnh huấn), đến nay vẫn còn gợi lên sự sợ hãi tột cùng. "Một bí thư đảng ủy ngả gục dưới lằn đạn của đội hành quyết đã hô to : "Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm"! Vì không hiểu nổi điều gì đã xảy đến cho mình, ông ta chết mà nghĩ rằng mình bị bọn phát xít giết. Số tổn thất nhân mạng rất khó ước lượng, dù sao cũng là rất lớn : có lẽ khoảng 50.000 vụ hành quyết ở nông thôn (không kể chết trận), tức khoảng 0,3 hoặc 0,4 % dân số (rất gần với tỉ lệ trung bình nạn nhân của cải cách ruộng đất Trung Quốc); khoảng từ 50.000 đến 100.000 người bị tống giam; có đến 86 % được thanh lọc trong các tổ đảng ở nông thôn, trong số cán bộ kháng chiến chống Pháp có tới 95 % bị khai trừ. Vào tháng Bảy 1956, người trách nhiệm cuộc thanh trừng nhìn nhận là đã có "sai lầm". Theo ông ta thì : "Ban chỉ đạo chỉnh huấn đánh giá lệch lạc tổ chức của đảng, đã ước lượng rằng tất cả các tổ đảng nông thôn, nhất là vùng mới giải phóng, đều bị địch nắm hoặc len lỏi vào, rằng ngay cả cơ quan lãnh đạo quận huyện và tỉnh cũng rơi vào tay giai cấp địa chủ và bọn phản cách mạng". ở đây ta thấy một thứ tranh phác họa trước việc : Khờ-me lên án toàn bộ "dân mới". (Chú thích của người dịch : "dân mới" là tất cả những ai không vô rừng với Khờ-me đỏ từ đầu).

Trước tất cả mọi nơi khác, từ năm 1951, quân đội đã tổ chức chỉnh huấn trong hàng ngũ của mình, chỉnh về mặt ý thức hệ hơn là đàn áp thể xác. Từ năm 1952 đến năm 1956, sửa sai trở nên gần như thường xuyên. Các buổi hội thảo căng thẳng đến nỗi phải tịch thu dao và lưỡi dao cạo, bật đèn sáng suốt đêm để ngăn ngừa tự tử. Thế nhưng chính quân đội sẽ chấm dứt thanh trừng đầu tiên. Các cấp chỉ huy bị khủng bố đến nỗi khá nhiều người phản ứng bằng cách bỏ trốn qua miền Nam Việt Nam, khiến cho quân đội lo bị suy yếu, trong khi nó có nhiệm vụ thống nhất xứ sở. So với Trung Quốc thì những nhu cầu quân sự của Việt Nam làm nảy sinh một đầu óc thực tiễn nào đó, và vì đất không rộng nên khiến cho kẻ bất mãn dễ trốn đi : những điều đó làm cho bạo lực võ đoán có phần nào bớt đi. Số phận của người công giáo miền Bắc (1,5 triệu người, khoảng 10 % dân số) cũng chứng minh điều này : bị bức hại từ đầu, nhưng rất có tổ chức, họ lợi dụng con đường thoát thân của sự ra đi ồ ạt, dưới sự bảo vệ của những đơn vị Pháp cuối cùng; ít nhất 600.000 người đã vô Nam.

Người ta cũng bắt đầu cảm thấy tác dụng của Đại Hội XX đảng cộng sản Liên Xô (tháng Hai), và Việt Nam sẽ được dè dặt nếm mùi "Trăm Hoa" ngay từ tháng Tư 1956. Vào tháng Chín tập san Nhân Văn được phát hành, tiêu biểu cho khát vọng tự do của giới trí thức. Nhiều nhà văn dám chế diễu văn của Tố Hữu, nhân viên kiểm duyệt chính thức của chế độ và cũng là tác giả bài thơ dưới đây:

Hoan hô Sít-ta-lin
Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hòa bình
Hoan hô Hồ Chí Minh
Cây hải đăng mặt biển
Lửa trường kỳ kháng chiến,
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho đảng bền lâu,
Thờ Mao chủ Tịch,
thờ Sít-ta-lin bất diệt

Thương thay cho họ : ngay từ tháng Chạp 1956, các tập san văn học có tính cách phê bình bị cấm, và một chiến dịch tương tợ như chiến dịch chống Hu Feng (Hoa Phong) và chống tự do sáng tác bên Tàu, dần dần lan rộng, với sự hậu thuẫn của Hồ Chí Minh. Mục đích là nắm chắc các tay trí thức Hà Nội, đảng viên hoặc thân cận với đảng, nhiều người từng hoạt động ở chiến khu. Đầu năm 1958, 476 "tên phá hoại trên mặt trận tư tưởng" bị bắt buộc phải tự kiểm thảo, và tống đi công trường lao động hoặc những trại tương đương với "trại lao cải" của Trung Quốc. Cũng như bên Tàu, sự cám dỗ của đường lối Krút-sốp mau lẹ bị đào thải để trở lại con đường độc tài. Nền độc tài này vừa được nuôi dưỡng vừa được giới hạn, nếu so với tình trạng không kềm chế được bên nước láng giềng phía Bắc, chính là do cuộc chiến ở Nam Việt Nam, được khơi dậy từ 1957 chống lại sự đàn áp của chủ nghĩa chống cộng thô bạo của chế độ Ngô Đình Diệm được Hoa Kỳ hậu thuẫn; tháng 5/1959 đảng CSVN ngầm quyết định mở rộng và triệt để ủng hộ cuộc chiến, bằng cách ào ạt gởi người và trang bị, vũ khí vô Nam, với một giá vôcùng đắtdonhândânmiền Bắc phải trả. Mặc dầu vậy tháng Hai 1959 một loại "bước nhảy vọt" được tung ra trong nông nghiệp, sau một loạt bài báo đầy hăng say của chính Hồ Chí Minh hồi tháng Mười 1958.

Những công trường trị thủy khổng lồ cộng với hạn hán trầm trọng khiến cho sản lượng sút giảm và gây ra nạn đói đáng kể, mà số nạn nhân sẽ không bao giờ được xác định. Song song với những nỗ lực chiến tranh, vẫn không ngừng việc thanh trừng hằng trăm cán bộ "thân Liên Xô" trong đảng, kể cả cựu thư ký riêng của "bác Hồ", lúc bấy giờ đảng CSVN và cộng sản Trung Quốc cùng có chung lập trường "chống xét lại". Nhiều người bị giam cả chục năm mà không được xét xử. Chiến tranh "chống Mỹ" kết thúc với Hiệp Định Paris (tháng Giêng 1973) đánh dấu sự rút quân của Mỹ, hoặc đúng hơn : kết thúc với sự sụp đổ của chế độ miền Nam (30 tháng Tư 1975); sự sụp đổ này đã không nối tiếp bằng một cuộc "tắm máu" như nhiều người lo sợ, và như đang xảy ra ở nước Căm Pu Chia láng giềng. Nhưng những người bị cộng sản cầm tù trong số có những người cộng sản hồi chánh bị đối xử một cách thậm tệ, nhiều người bị thanh toán trong những đợt di chuyển; và rõ ràng là trong cuộc nội chiến đồng thời là "chiến tranh giải phóng" đã có nhiều sự tàn ác và lạm quyền từ cả hai phía, kể cả đối với thường dân không chịu theo phe nào; khó biết được đã có bao nhiêu trường hợp và bên nào phạm nhiều hơn bên kia. Nhưng cộng sản đã tiến hành ít nhất một cuộc tàn sát lớn : trong mấy tuần lễ Việt cộng kiểm soát cố đô Huế, trong trận tấn công Tết Mậu Thân tháng Hai 1968, họ đã giết ít nhất ba ngàn người (hơn xa những vụ tàn sát tồi tệ nhất của Mỹ), trong đó có cả linh mục Việt Nam, nhà tu người Pháp, y sĩ người Đức, và tất cả công chức lớn nhỏ mà họ tìm thấy; nhiều người bị chôn sống, người khác được mời đi "học" và không bao giờ trở về. Khó mà hiểu được những tội ác này, tội ác mà rồi thủ phạm sẽ chối, tội ác cho thấy trước chính sách của Khờ-me đỏ về sau này. Nếu họ đã chiếm được Sài Gòn vào năm 1968, không biết cộng sản có làm như Khờ-me đỏ hay không?

Dù sao thì năm 1975 họ không làm như vậy. Thậm chí trong mấy tuần đầu ngắn ngủi, trên một triệu công chức và quân nhân chế độ Sài Gòn đã tưởng rằng "chính sách khoan hồng của bác Hồ" không phải là lời nói suông, cho nên họ không ngần ngại đi đăng ký với nhà cầm quyền mới. Rồi đầu tháng Sáu họ được triệu tập đi cải tạo, "ba ngày" cho binh sĩ, "một tháng" cho sĩ quan và công chức cao cấp. Thiệt ra ba ngày sẽ là ba năm, một tháng sẽ là bảy hoặc tám năm; những người "cải tạo" cuối cùng còn sống sót chỉ được tha vào năm 1986. Vào năm 1980, Phạm Văn Đồng (thủ tướng lúc bấy giờ) nhìn nhận có 200.000 tù cải tạo ở miền Nam; những ước lượng nghiêm túc nằm giữa số 500.000 và một triệu (trên tổng số 20 triệu dân), kể cả một số đông sinh viên, trí thức, nhà tu (nhất là Phật giáo, nhưng Công giáo cũng có), người hoạt động chính trị (trong đó có cả người cộng sản), phần lớn đã từng có cảm tình với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam; lúc này thì rõ ra Mặt Trận này chỉ là bình phong che đậy sự thao túng của cộng sản từ Bắc vô, điều này cho thấy họ vi phạm ngay từ đầu lời hứa sẽ tôn trọng những đặc tính của miền Nam. Cũng như hồi năm 1954-1956, đồng chí và chiến hữu của ngày trước, ngày nay được "chỉnh". Ngoài số tù bị giam nhiều năm ở những trại đặc biệt, cần phải kể thêm những tù cải tạo "nhẹ" mà số lượng không thể xác định, nhưng chắc phải là đông, bị quản thúc tại sở làm hoặc trường học nhiều tuần lễ. Cần ghi nhận là vào những giai đoạn tồi tệ nhất của chế độ miền Nam, những người chống đối thiên tả đã chỉ tố cáo rằng có hai trăm ngàn người bị giam...

Điều kiện giam giữ thì không phải nơi nào cũng như nhau. Nhiều trại ở gần thành phố không có rào kẻm gai, và chế độ giam có bó buộc nhưng không đến nỗi nhục nhằn. Trái lại những trường hợp "nặng" thì gởi lên vùng cao Bắc Việt xa xôi nước độc; nhiều trại loại này đã từng được tù binh Pháp khai trương. Nơi đây hoàn toàn cách biệt, sức khỏe được chăm sóc ở mức tối thiểu, và thường thì ai sống sót là nhờ lương thực của gia đình gởi cho, và gia đình khánh tận để làm việc này. Trong các nhà tù chính thức cũng có tình trạng thiếu ăn trầm trọng (mỗi ngày hai trăm gam gạo đỏ đầy sạn); nói chung, nhà tù được dành cho kẻ bị "giam cứu", đang trong vòng điều tra. Đoàn Văn Toại có mô tả khá kỹ loại nhà tù này, nó nhắc ta nhớ lại các trung tâm giam giữ của Trung Quốc, và còn tệ hơn Trung Quốc về sự chật hẹp, chen chúc, về điều kiện vệ sinh, về sự thô bạo của hình phạt chủ yếu là đánh đập có khi đến chết, về sự kéo dài của thời gian thụ lý. Tám hoặc bảy chục người được nhét vô một phòng dự trù cho hai chục, không thể ra ngoài sân vì ở đây đang xây cất thêm trại khác; các xà lim có từ thời thực dân Pháp là những nơi nghỉ ngơi đầy tiện nghi so với phòng giam chung. Khí hậu nhiệt đới và sự thiếu thông hơi khiến cho khó thở (tù nhân thay phiên nhau đứng thở trước cái cửa sổ nhỏ xíu), mùi hôi nồng nặc, bệnh ngoài da lan tràn và thường xuyên. Đến nước cũng bị hạn chế gắt gao. Nhưng có lẽ điều khổ sở khó chịu đựng nhất là bị giam mà không ai hay biết, nhiều khi năm này qua năm khác, đến gia đình cũng không được liên lạc. Ở đây tra tấn được dấu kín, nhưng có thật, cũng như có thủ tiêu; hơi vi phạm nội quy một chút là bị nằm phòng tối; thiếu ăn đến nỗi chỉ qua vài tuần là thần chết đã chực sẵn để ra tay.

Bên cạnh bức tranh "giải phóng" lạ đời này, cần phải thêm nỗi thảm thương của hàng trăm ngàn thuyền nhân, chạy trốn sự đàn áp và sự khốn cùng, mà thường là bị chết chìm hoặc bị hải tặc giết. Một sự nới lỏng tương đối được bắt đầu vào năm 1986 : tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Văn Linh lúc ấy cho thả phần lớn các tù chính trị, năm 1988 đóng cửa các "trại giam- chờ chết" vùng cao nguyên. Một bộ Hình Luật giờ nầy mới được công bố. Nhưng sự khai phóng còn ngập ngừng và nhiều mâu thuẫn, và thập niên này được đánh dấu bởi một sự đu đưa giữa phe bảo thủ và phe cải cách. Những cơn "ngứa đàn áp" làm xìu đi nhiều niềm hy vọng, mặc dầu bây giờ việc bắt bớ có nhằm đối tượng, bớt lung tung, và tương đối ít bắt hàng loạt. Nhiều nhà trí thức và nhà tu bị bức hại hoặc bị bắt giam; sự bất mãn tại nông thôn miền Bắc đã đưa đến nhiều cuộc nổi dậy bị đàn áp thô bạo. Về lâu về dài và cuối cùng, cơ may lớn nhất để bớt căng thẳng và thêm cởi mở, có lẽ là kinh tế tư doanh; cũng như ở Trung Quốc, kinh tế tư doanh giúp cho một phần càng ngày càng lớn dân chúng thoát khỏi sự kiểm soát của Nhà Nước và của đảng. Nhưng đồng thời đảng cộng sản dần dần trở thành một đảng mafia làm ăn phi pháp và thối nát, điều này làm nảy sinh một hình thức kềm kẹp áp bức mới, tầm thường ít gây chú ý, đè nặng lên một dân số còn nghèo hơn cả dân Trung Hoa.

Chúc thư của những người tù yêu nước (trích đoạn)

Chúng tôi,

Công nhân, nông dân và vô sản,

Tu sĩ, nghệ sĩ, nhà văn và trí thức yêu nước hiện bị giam trong các nhà tù ở Việt Nam,

Trước hết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với :

tất cả các phong trào tiến bộ toàn thế giới,

tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân và trí thức,

tất cả những người mà trong mười năm vừa qua đã hậu thuẫn những phong trào tranh đấu cho nhân quyền, cho dân chủ và tự do của người Việt Nam đang bị áp bức và bóc lột [...]

Để thay thế chế độ lao tù của chính quyền cũ (từng bị dư luận quốc tế phản đối mạnh mẽ và lên án nặng nề) là một chế độ khá hiểm độc, có kế hoạch và tàn ác hơn. Mọi liên hệ giữa người bị giam và gia đình đều bị cấm đoán, dù là qua thư từ. Cho nên gia đình của tù nhân, do không hề biết số phận của người thân ra sao nên vô cùng lo lắng, bị biệt xử như thế mà phải im lặng vì sợ rằng người thân trong tù, một thứ con tin, có thể bị giết chết bất cứ lúc nào [...]

Cần phải nói rõ về những điều kiện giam cầm không thể tưởng tượng nổi. Chỉ riêng Chí Hòa, nhà tù chính thức của Sài Gòn, 8.000 người bị giam ở đó dưới Chế Độ Cũ và điều này đã bị lên án nghiêm khắc. Ngày nay 40.000 tù nhân được nhét vào nhà tù ấy. Thường xảy ra chuyện tù nhân chết vì đói, vì thiếu không khí thở, vì bị tra tấn hoặc vì tự tử [...]

Ở Việt Nam có hai loại nhà tù: nhà tù chính thức và trại tập trung. Trại tập trung thì nằm trong rừng sâu, tù nhân suốt đời phải lao động khổ sai, không bao giờ được xét xử và luật sư không biện hộ cho họ được [...]

Nếu quả thật nhân loại ngày nay lùi bước trước sức bành trướng của cộng sản, nhất là trước cái gọi là "sức vô địch" của cộng sản Việt Nam đã "chiến thắng đế quốc Mỹ hung hãn", thì chúng tôi, những người tù ở Việt Nam, chúng tôi xin Hồng Thập Tự Quốc Tế, các tổ chức nhân đạo trên thế giới, những nhà hảo tâm, hãy gởi cho chúng tôi mỗi người một viên xi-a-nuya để giúp chúng tôi chấm dứt sự đau khổ và tủi nhục. Chúng tôi muốn được chết ngay lập tức! Hãy giúp chúng tôi làm việc ấy : hãy giúp chúng tôi được chết ngay bây giờ. Chúng tôi sẽ mang ơn quí Vị vô cùng.

Làm tại Việt Nam,
từ tháng Tám 75 đến tháng Mười 77.
(Ghi chú : Theo Đoàn Văn Toại, lời kêu gọi này được học thuộc lòng, chuyền miệng trong các nhà giam của Sài Gòn, và được "ký tên" miệng bởi bốn mươi tám tù nhân can đảm.)

Bài "Cambodge : au pays du crime déconcertant" (Căm-Pu-Chia : ở đất nước của tội ác lạ đời), tác giả: Jean Louis Margolin

Trang 678 :

... Nền tảng ý thức hệ và mục tiêu tối hậu của Khờ-me đỏ không có tính cách phản ứng, trái lại nó nối tiếp một cách trung thành "truyền thống lớn" xuất phát từ chủ nghĩa Lê-nin, và thông qua sự sàng lọc liên tiếp của Xta-lin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Tình hình nhiều tai biến của nước Cao Miên sau ngày độc lập, việc nó bị lôi cuốn vào chiến tranh, có tạo thuận lợi cho những tay cộng sản quá khích Miên cướp chính quyền và có biện minh cho việc họ dùng đến bạo lực chưa từng thấy ấy; nhưng không một hoàn cảnh bên ngoài (chủ nghĩa cộng sản) nào giải thích được tính cách triệt để của họ.

Trang 685 :

... Nhiều nét của Khờ-me đỏ khiến ta nghĩ ngay đến Việt Nam. Trước hết là sự bí mật và ngụy trang : năm 1943 Hồ Chí Minh xuất hiện mà không hề nhắc đến quá khứ đã làm cán bộ Quốc Tế Cộng Sản dưới danh xưng Nguyễn Ái Quốc; từng mảng lớn của đời hoạt động của ông ta chỉ mới được biết từ lúc mở cửa văn khố xô viết. Đảng cộng sản Đông Dương tự tuyên bố giải tán tháng Mười 1945 để trở thành Việt Minh, tái thành lập năm 1951 dưới tên Đảng Lao Động, rồi mới lấy lại nhãn hiệu cộng sản năm 1976; ở miền Nam, đảng Nhân Dân Cách Mạng chỉ là thành viên của Mặt Trận Giải Phóng. Thế nhưng sự thật là tất cả những tổ chức trên đều được điều khiển bằng bàn tay sắt bởi một nhóm vài người cộng sản kỳ cựu. Trong những thăng trầm của cuộc đời Pol Pot (kể cả những sự tuyên bố "về hưu" rồi "chết" sau thất bại năm 1979), trong trò đu đưa giữa tổ chức Angkar và đảng cộng sản Miên, trong cái màn đen bao phủ ban lãnh đạo, người ta thấy cùng những hiện tượng như của Việt Nam. Và trong thế giới cộng sản, không có nơi nào sự ngụy trang bằng ở đây.

Nét giống nhau thứ hai, bổ túc cho nét thứ nhất là : sự sử dụng dồi dào mặt trận thống nhất. Năm 1945, Cựu Hoàng Bảo Đại có lúc làm cố vấn cho Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ thì ủng hộ ông ta, ông còn sao y Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ để xài cho Việt Nam; còn Khờ-me đỏ thì lúc đầu chấp nhận một chính phủ Hoàng gia đoàn kết dân tộc, sau đó dùng lại chiến lược này khi đã bị lật đổ (bởi cộng sản Việt Nam). Việt Minh cũng như Angkar không bao giờ căn cứ một cách công khai vào chủ nghĩa Mác-Lê và không ngần ngại diễn trò dân tộc và yêu nước, đến nỗi tư tưởng này tự nó trở thành một khái niệm trung tâm. Chót hết người ta nhận thấy ở hai chế độ cộng sản chủ chiến này một khuynh hướng quân phiệt mạnh, với quân đội làm khung sườn, hoặc hơn nữa : làm lẽ sống cho cả chế độ, đồng thời cung cấp một mẫu mực để động viên dân sự, đặc biệt hoạt động trong kinh tế. Cả hai chế độ dường như chỉ phát đạt trong một môi trường có chiến tranh.

N.V.K. lược dịch

Aucun commentaire: