1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

samedi 12 mai 2007

Chính quyền nhân dân khủng bố nhân dân

Chính quyền nhân dân khủng bố nhân dân
Đỗ Thái Nhiên

Nhà cầm quyền CSViệt Nam có thói quen mang hai chữ “nhân dân” gắn liền với danh xưng của tất cả những tổ chức thống thuộc nhà nước: Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân, Tòa Án Nhân dân v.v... Sử dụng danh xưng như vừa kể, CSViệt Nam có chủ ý nói lớn vào tai mọi người rằng: nhà cầm quyền CSViệt Nam hiển nhiên là nhà cầm quyền của nhân dân, họ đích thực là “chính quyền nhân dân”. Thế nhưng trong tình huống chính trị nào “chính quyền nhân dân” lại phải quay ra khủng bố nhân dân? Trả lời câu hỏi kia tức là chúng ta đi tìm hiểu ba vấn đề:

_ Các yếu-tố-tội-phạm của tội ác khủng bố.
_ Ý nghĩa pháp lý của vụ án “chính quyền nhân dân khủng bố nhân dân”.
_ Lý do thầm kín đằng sau vụ án khủng bố.


I - Các yếu-tố-tội-phạm của tội ác khủng bố.

Vận hành của xã hội là một cuộc đấu tranh bất tận giữa hai nhu cầu vừa mâu thuẫn lẫn nhau vừa phải nương vào nhau để cùng tồn tại: Bên này là đời sống tự do và ổn định của cá nhân, bên kia là an ninh và trật tự xã hộị.

Nhằm giúp cho đôi bên được chung sống trong hòa bình, hình luật bao giờ cũng tuyệt đối đề cao nguyên tắc “vô luật bất thành tội”. Nguyên tắc này có chủ đích ngăn cấm nhà cầm quyền độc tài không được phép tùy tiện bắt bớ giam cầm những công dân bất đồng chính kiến với giới cai trị. Để được gọi là luật thì luật phải là những bản văn có nội dung cụ thể với đầy đủ chi tiết cần thiết. Thiếu chi tiết và cụ thể, luật sẽ trở thành những công cụ nguy hiểm được nhà cầm quyền xử dụng để áp chế giới bị trị.

Cuối tháng 6/2006, nhà cầm quyền CSViệt Nam đã ban hành nghị định số 56, hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7/2006. Nghị định này có mục đích trừng phạt nghiêm khắc các nhà báo nào phạm tội: “xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức.”

Luật 56 không hề nói rõ thế nào là “sự thật lịch sử”? Cá nhân hay đoàn thể nào là giới chức có thẩm quyền xác định sự thật lịch sử? Thế nào là cách mạng? Phải chăng cách mạng là dùng “văn hóa” Marx Lenine để hủy diệt văn hóa dân tộc? Phải chăng cách mạng là âm thầm từ giã giai cấp vô sản để ngạo nghễ bước vào cung điện của tư bản đỏ? Luật 56 chính là một mớ ngôn từ vừa mơ hồ vừa vô nghĩạ. Trong mơ hồ và vô nghĩa kia chỉ có một sự kiện xuất hiện rất rõ nét, đó là lưỡi hái của tử thần dành cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Nhằm tránh cho những luận bàn về tội ác khủng bố rơi vào tình trạng mơ hồ và vô nghĩa kiểu luật 56, bài viết này xin đi ngay vào phần phân tích các yếu-tố tội-phạm cấu thành tội ác khủng bố theo đúng kỹ thuật lý luận nghiêm túc và khoa học của môn học lý góp ý xây dựng hình luật.

Một người hay một tổ chức sẽ phạm tội khủng bố nếu hành động của các đương sự gồm đủ ba yếu-tố-tội-phạm sau đây:

• Yếu tố thứ nhất: Phạm nhân xử dụng bạo lực bất hợp pháp. Bất hợp pháp là trái với luật pháp hoặc trái với công bằng và lẽ phải thông thường. Bạo lực thể chất: bắt cóc, tra tấn, giam cầm, sát hại nạn nhân. Bạo lực tinh thần đe dọa gây nguy hại cho sinh mạng hay uy tín của nạn nhân. Các loại bạo lực này làm cho nạn nhân cảm thấy thực sự sợ hãị.

• Yếu tố thứ hai: Khai thác tâm lý sợ hãi nói ở yếu tố thứ nhất, phạm nhân buộc nạn nhân phải làm hay phải không làm một số công việc nào đó. Phải giao nạp tài sản cho phạm nhân là một thí dụ của nhóm chữ “phải làm”. Phải chấm dứt vĩnh viễn hành động đòi hỏi dân chủ đa nguyên là một thí dụ của nhóm chữ “phải không làm”.

• Yếu tố thứ ba: Phạm nhân thực hiện yếu tố thứ nhất và thứ hai nhằm đoạt thủ một quyền lợi rõ rệt. Quyền lợi ở đây có thể là một món tài sản, một quyền thống trị, một phần thưởng mà phạm nhân tin là đương sự sẽ nhận được ở bên kia thế giới...

IỊ Ý nghĩa pháp lý của vụ án “chính quyền nhân dân khủng bố nhân dân”.

A Trần thuật nội vụ.

Ngày 7 và 8 tháng 8/2006 các cuộc phỏng vấn của phóng viên Việt Hùng và phóng viên Trà My thuộc đài Á Châu Tự Do dành cho anh em Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy (Saigon, Việt Nam) và cô Lisa Phạm (South Carolina, Hoa Kỳ) giúp cho công luận được rõ các sự việc sau đây:

Khoảng giữa năm 2000, Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn, Lisa Phạm và nhiều người trẻ khác bắt đầu hội luận trên một diễn đàn Paltalk. Họ nói với nhau về những khó khăn của xã hội Việt Nam ngày nay: Nạn tham nhũng; hố cách biệt giàu nghèo; tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận bị nghiêm cấm. Bên cạnh những khó khăn ngút ngàn kia bao giờ cũng là vô số toan tính của giới trẻ Việt Nam nhằm đưa đẩy đất nước vượt thoát khó khăn, vươn mình phát triển.

Ngày 23/9/2005 cô Lisa Phạm từ South Carolina bay về Saigòn để tiếp xúc trực tiếp với những người mà Lisa đã nói chuyện qua Paltalk trong các năm quạ. Ngày 19/10/05, công an CSViệt Nam ập vào căn nhà số 603 Nguyễn Kiệm Saigòn, bắt giam cả ba người: Trương Quốc Huy, Trương Quốc Tuấn và Lisa Phạm. Ngày 7/7/06, sau 9 tháng bị giam cầm, cả ba nạn nhân trong hiện vụ được CSViệt Nam trả tự do với lời giải thích rất lơ mơ của công an: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam”.

Bây giờ chúng ta hãy sử dụng ba yếu-tố-tội-phạm của tội ác khủng bố (đã trình bày ở phần I) để phân tích và đánh giá hồ sơ “chính quyền nhân dân khủng bố nhân dân”.

1. Yếu tố thứ nhất: sử dụng bạo lực bất hợp pháp.

Bắt và chối là không bắt: ngày 8/8/06 đài RFA (Á Châu Tự Do, vietweb@rfạ org) viết tin: “Vụ ba người (Trương Q Huy, Trương Q Tuấn, Lisa Phạm) bị bắt giam hồi tháng 10 vừa qua từng gây không ít tranh cãi trong dư luận vì không những cơ quan an ninh địa phương nói không hề hay biết về việc này mà ngay cả nhà chức trách Việt Nam cũng không xác nhận việc bắt giữ họ. Ngoài ra Hà Nội cũng không đáp lời kêu gọi của Tổ Chức Ký Giả Không Biên Giới yêu cầu giải thích lý do vụ bắt giữ và trả tự do cho những người liên hệ. Kể từ sau đó không có tin tức gì về những người này, cũng như không ai biết họ bị giam ở đâụ” Mặt khác, trả lời một câu phỏng vấn của Trà My, Lisa Phạm khẳng định “Tôi có gửi hai lá đơn cho tòa lãnh sự Mỹ mà không biết họ có chuyển dùm không? Nhưng khi tôi ra trại đến tòa Lãnh Sự Mỹ hỏi thăm thì họ nói là không nhận được gì cả...”

Trả lời câu hỏi “Tại sao anh/chị bị CSViệt Nam bắt giam?” các nạn nhân cho phóng viên Trà My biết:
_ Trương Q Huy: “Họ (CSViệt Nam) nói tôi tham gia lật đổ chính quyền nhân dân”.
_ Trương Q tuấn: “Họ nói tôi giúp thế lực thù địch hải ngoại chống phá cách mạng, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân căn cứ theo điều 79”.
_ Lisa Phạm: “Họ quy kết tôi các tội nào là CIA tình báo, gián điệp cho Mỹ, cung cấp tiền cho người Việt Nam qua mạng nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Nhìn chung cả ba nạn nhân đều bị CSViệt Nam buộc tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân căn cứ vào điều 79 hình luật của CSViệt Nam.” Tội này gồm bao nhiêu yếu-tố-tội-phạm? Những bằng chứng nào đã dùng để minh chứng là cả ba nạn nhân đã thực sự vi phạm các yếu- tố- tội-phạm vừa kể? Không trả lời được hai câu hỏi kia, ngày 7/7/06, Viện Kiểm Sát Nhân Dân của CSViệt Nam đành phải ký quyết định “hủy bỏ biện pháp tạm giam”.

Như vậy rõ ràng là CSViệt Nam đã xử dụng bạo lực phi pháp bằng cách bắt cóc (bắt nhưng chối là không bắt) công dân với các tội danh lơ mơ, vô nghĩạ. Nói rõ hơn, CSViệt Nam đã thực hiện trọn vẹn yếu-tố-tội-phạm thứ nhất của tội ác khủng bố.

2. Yếu tố thứ hai: Cưỡng bách nạn nhân phải tuân phục mệnh lệnh của can phạm.

CSViệt Nam bắt cóc các nạn nhân và viện dẫn điều 79 hình luật CS chỉ để khủng bố tinh thần nạn nhân nhằm buộc nạn nhân không được làm một số công việc: Không được đòi hỏi dân chủ đa nguyên. Không được tố cáo tham nhũng. Không được phổ biến những tin tức về tệ nạn đàn áp tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do chính trị...
Không còn nghi ngờ gì nữa, CSViệt Nam đã vi phạm yếu-tố-tội-phạm thứ hai của tội ác khủng bố.

3. Yếu tố thứ ba: Khủng bố nhằm đoạt thủ một quyền lợị

Quyền lợi mà CSViệt Nam nhằm đoạt thủ là quyền kéo dài vô thời hạn ngôi vị thống trị xã hội, quyền sống đế vương trên đời sống lầm than của muôn dân. Muốn đoạt thủ các quyền lợi kia, CSViệt Nam không còn cách nào khác hơn là khủng bố nhân dân để mạnh mẽ triệt tiêu tiếng nói của dân chủ đa nguyên, của công bằng và lẽ phảị.

Công việc phân tích ba yếu-tố-tội-phạm của tội ác khủng bố đã minh chứng một cách khoa học và rắn chắc rằng: CSViệt Nam đã thực hiện trọn vẹn cả ba yếu-tố tội-phạm. CSViệt Nam đã thực sự phạm tội ác khủng bố người dân. “Chính quyền nhân dân” đã khủng bố nhân dân.

IIỊ. Lý do thầm kín đằng sau vụ án khủng bố.

Ngay sau 30/4/1975, với lá bùa “chủ nghĩa Marx Lenine vô địch muôn năm” với sự hỗ trợ của “phe xã hội chủ nghĩa”, CSViệt Nam đã cai trị Việt Nam bằng chính sách khủng bố công khaị. Bắt giam tất cả những thành phần bị CSViệt Nam nghi là “phản động”, đánh “tư sản mại bản”, đánh “văn nghệ sĩ vàng”, tống giam phi pháp và vô thời hạn những người bị CS gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”, tùy nghi cưỡng đoạt tài sản của nhân dân qua những lần đổi tiền v.v... Các sự kiện vừa nêu được gọi là khủng bố công khai, khủng bố trắng.

Ngày nay do tình hình thế giới thay đổi, CSViệt Nam bắt buộc phải chạy theo kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là kinh tế của lòng tin, của “tín dụng”. Kinh tế thị trường và khủng bố chính trị như nước với lửạ Vì vậy bước vào kinh tế thị trường của thế giới, CSVietnam phải đối mặt với hai vấn đề:

_ Một là làm thế nào để quốc tế có thể chấp nhận CSViệt Nam như một nhà cầm quyền tự do dân chủ.

_ Hai là làm thế nào để nhân dân trong nước không có khả năng tố cáo tự do dân chủ của CS là loại hàng giả?

Muốn giải quyết hai vấn đề trên, CSViệt Nam quyết định vừa tô màu chế độ dân chủ giả hiệu, vừa biến “khủng bố trắng” của những năm sau 1975 thở thành khủng bố đen của những năm 2000. Khủng bố đen là khủng bố trong bóng tối, khủng bố bí mật, khủng bố dấu mặt. Vụ án “chính quyền nhân dân khủng bố nhân dân” là một trường hợp điển hình của chính sách khủng bố đen do CSViệt Nam chủ trương trong giai đoạn hiện tạị.

Mặc dầu đã chuyển đổi từ khủng bố trắng qua khủng bố đen, bản chất dân chủ giả hiệu của CSViệt Nam vẫn bị quốc tế nhận diện và chỉ trích. Nhằm biên minh cho hành động giả mạo dân chủ của mình, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn thường nêu luận cứ rằng dân chủ Á châu khác với dân chủ Âu Mỹ và rằng mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng cho nên Hà Nội có quyền xây dựng tại Việt Nam một chế độ dân chủ đặc biệt.

Nêu ra các luận cứ mơ hồ và phản lý luận kia, CSViệt Nam có chủ ý đẩy hai chữ “dân chủ” rơi vào tình trạng khó hiểu đến tối tăm. Trong tối tăm và khó hiểu đó, Hà Nội lặng lẽ tiếp tục chính sách cai tri độc tài và tham ô.

Công việc phân tích vụ án “chính quyền nhân dân khủng bố nhân dân” đã dẫn đến nhận định nghiêm túc rằng: Dân chủ là dân chủ, không có vấn đề dân chủ Á châu khác với dân chủ Âu Mỹ. Dân chủ chỉ có một nội dung thống nhất. Nội dung đó là: dưới chế độ dân chủ, quan hệ giũa người dân và nhà cầm quyền là quan hệ đồng thuận và hợp tác. Quan hệ giữa Nhà cầm quyền Hà Nội và người dân Việt Nam hiện nay là quan hệ giũa phạm nhân tội khủng bố và nạn nhân của hành động khủng bố. Chừng nào CSViệt Nam không còn khả năng khủng bố, khủng bố trắng cũng như khủng bố đen, chừng đó Việt Nam thực sự có tự do dân chủ. Đó là nội dung cốt lõi của bài viết “Chính Quyền Nhân Dân Khủng Bố Nhân Dân” vậỵ/.

Đỗ Thái Nhiên

Aucun commentaire: