1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mardi 22 mai 2007

Trò hề bầu cử Quốc hội và những phiên toà với bản án đã được định sẵn

Trò hề bầu cử Quốc hội và những phiên toà với bản án đã được định sẵn
Phan Bá Việt

Tin tức trên báo và đài cho biết rằng trên đất nước thân quý của chúng ta, bầu cử đại biếu quốc hội thành công rực rỡ vào hạng nhất thế giới: nhiếu lắm các đơn vị có đến hơn 99% cử tri đi bầu lần này ! Thật là chế độ “ta” dân chủ gấp triệu lần cả địa cầu này góp lại. Ngoạn mụcđến cỡ đó thì chỉ có đảng “ta” mới có thể làm được thôi! Thành quả này tiếp sau một thành tích cũng vào hạng “không tiền khoáng hậu” trên thế giới này. Đó là một loạt các phiên toà xét xử các nhà bất đồng chính kiến

Những diễn tiến “thần kỳ” của hai sự kiện này đã ra cho chúng ta nhiều câu hỏi cần có câu trả lời minh bạch: Tại sao đảng cộng sản và nhà nước Việt nam quyết tâm tổ chức bầu cử một quốc hội mà kết quả đã được sắp xếp sẵn? Tại sao lại phải có những hội nghị hiệp thương để giới thiệu ứng cử viên? Tại sao lại chỉ cho phép 10% ứng cử viên là người ngoài đảng? Tại sao lại có tình trạng các bản án đã được quyết định sẵn, trước khi toà xét xử? Như trường hợp bản án LS Nguyễn Văn Đài và LS Lê thị Công Nhân, nhiều người ở Hà nội đã biết trước bản án này cả tháng. Tại sao khi chưa có phán quyết của toà án mà mọi cơ quan truyền thông của nhà nước đã coi những bị cáo này là các tội phạm? Tại sao không có mấy luật sư dám đứng ra nhận bào chữa cho các bị cáo tại các phiên toà này? Và nếu có luật sư dám đứng ra biện hộ cho bị cáo thì trong phiên toà cũng không dám có những ý kiến bào chữa rõ ràng mà chỉ dám nói lững lờ ai muốn hiểu thế nào cũng được?

Để có câu trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu cách thức tổ chức và điều hành nhả nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Viết nam và lí do tại sao lại phải tổ chức và điều hành như vậy.

Chúng ta có thể kể ra một số điểm nổi bật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam đã được đảng cộng sản Việt nam và nhà nước Việt nam phổ biến trên trang mạng Tạp chí Cộng sản điện tử:

1- “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền tư sản không thể có được. Thực chất đặc điểm này của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân tộc. Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác” [1].

Đây là một sự cưỡng bức ngôn từ của đảng cộng sản và nhà nước Việt nam. Thật là kinh hoàng và phẫn nộ khi đảng ta làm ảo thuật với từ ngữ “nhân dân”. “Nhân dân” mà đảng cộng sản nói đến là ai? Trả lời câu hỏi này thật là dễ dàng: “nhân dân” ở đây không phải là toàn thể nhân dân, mà chính là đảng viên cộng sản và bọn kí sinh vì quyền lợi gần xa với đảng cộng sản. Nói cách khác, từ “nhân dân” nhắc đến trong các văn kiện của đảng cộn gsản mang một nội dung rất khác, chưa thấy có trong bất cứ từ điển khái niệm nao! Điều 2 của bản Hiến pháp Việt nam đã định nghĩa: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Điều 2 này đã quy định nền tảng của nhân dân là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Như vậy thì đa số nhân dân còn lại đã bị gạt ra rìa và trở thành giai cấp bị trị của một tập đoàn thống trị độc tài. Và như vậy tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác phải chăng là tính độc tài, phe phái đã được bọc kín trong cái vỏ từ ngữ rất mĩ miều là “nhân dân”?

2 – “Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp của Nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những người bị áp bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản”.(1)

Từ sự cưỡng bức từ “nhân dân” như đã nói ở trên, chúng ta thấy là đảng cộng sản và nhà nước Việt nam càng đi sâu vào sự ngụy biện. Họ lấy quyền lợi của một tập đoàn thiểu số áp đặt lên toàn khối dân tộc để mổm loa mép giải cho là của toàn thể nhân dân. Họ tự cho đảng là dân tộc, là đất nước, là toàn thể nhân dân. Và từ đó họ đánh lận con đen với những khẩu hiệu sặc mùi nguỵ biện: yêu đảng là yêu nước, là yêu nhân dân hoặc yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước. Họ đã nhắm mắt trước những sự thật là nhà nước pháp quyền tư sản là nhà nước bảo vệ quyền lợi của những người lao động môt cách tối đa chứ không phải như nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam chỉ nói giỏi còn thực hành thì lại bóc lột nhân dân lao động hơn bất cứ một chế độ phong kiến cường hào ác bá nào.

3- “Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận học thuyết "tam quyền phân lập" vì nó máy móc, khô cứng theo kiểu các quyền hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lực cao nhất của nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặc một cơ quan tổ chức nhà nước. Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến bộ của nhân loại”. (1)

Lại một vụ cưỡng hiếp ngôn từ nữa. Một hình thức cả vú lấp miệng em. “Quyền lực nhà nước thống nhất, không thừa nhận tam quyền phân lập, nhưng không tập quyền” là cái gì vậy? Có thể có thống nhất, không phân lập mà không tập quyền được không? Rõ ràng đó là hình thức nói để ngụy trang tính độc tài của đảng cộng sản Việt nam xuất phát từ tham vọng độc chiếm quyền lực. Vì quyền lực nhà nước không có sự phân lập mà nằm trong tay đảng cộng sản nên mọi bản án đều đã được đảng quyết định sẵn. Toà án chỉ có nhiệm vụ xét xử cho có lệ để có cớ đọc những bản án đã được đảng quyết định trước. “Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã rất quan tâm chỉ đạo việc ban hành các dự án luật, pháp lệnh về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, về tiêu chuẩn, chế độ của đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp (thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, luật sư...)”(4) thì làm sao các luật sư dám bào chữa cho những bị cáo nằm trong danh sách bị buộc là chống đảng và nếu có dám nhận biện hộ thì làm sao lại có thể dám nói khác đảng?

4 - “Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó là ở mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Xét theo cơ chế tổ chức thì quyền lực nhà nước tối cao, tức là những chức năng và thẩm quyền cao nhất thuộc về những cơ quan đại diện cho nhân dân. Ở nước ta, đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội có thẩm quyền lập hiến và lập pháp; quyền giám sát tối cao; quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước; quyền lập ra các cơ quan và chức vụ quốc gia cao nhất…”. (2)

Trên lí thuyết, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Vì vậy đảng phải quyết tâm tổ chức bầu cử quốc hội và bằng bất cứ giá nào cũng phải chiếm lấy quốc hội để có cớ mà ngụy biện là do nhân dân, vì nhân dân. Bởi vậy đảng phải tổ chức các hội nghị hiệp thương để loại bỏ những thành phần không phải là nền tảng của nhân dân ra ứng cử. Và sau đó đảng và nhà nước tay sai của đảng phải dùng mọi thủ đoạn, từ dụ dỗ, đến hăm dọa và làm khó dễ để buộc mọi người không thuộc nền tảng của nhân dân đi bầu và phải bầu theo đúng ý muốn của đảng. Thông qua quốc hội này, đảng và nhà nước Việt nam tha hồ muốn làm gì thì làm mà vẫn có cớ để phản bác lại mọi luập luận chống đối nhà nước là không dân chủ cũng như để rêu rao là dân chủ xã hội chủ nghĩa của ta dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản.

5 – “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Một trong số những nội dung cơ bản nhất của nguyên tắc tập trung dân chủ là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên…”.(1)

Lại một hình thức cưỡng hiếp từ “dân chủ”. Phải thêm vào từ ‘tập trung’ từ ‘dân chủ’ để nguỵ trang tính độc tài của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam. Tập trung dân chủ chẳng qua chỉ có nghĩa là mọi quyền hành đều nằm trong tay đảng cộng sản. Đây là một hình thức độc tài giấu mặt, một kiểu lừa bịp nằm trong nếp sống của văn hoá lường gạt và nói dối của đảng cộng sản Việt nam.

6 – “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là đặc điểm nổi bật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp ghi nhận và nhân dân Việt Nam đồng tình ủng hộ….”.(1)

Tất cả những cách tổ chức và điều hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam chỉ nhằm mục đích hợp thức hoá và luật pháp hoá quyền lãnh đạo và cầm quyền của đảng cộng sản Việt nam. Nó chỉ thoả mãn tham vọng quyền lực của đảng cộng sản mà không đáp ứng được những khát vọng công lí, tự do và bình đẳng của toàn khối nhân dân.

Để biện hộ cho tham vọng độc quyền lãnh đạo này Tô Xuân Dân - Nguyễn Thanh Bình đã viết: “Về nguyên tắc, Nhà nước pháp quyền không mâu thuẫn với hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo. Vấn đề là ở chỗ, bản chất của đảng cầm quyền thế nào, mục tiêu chính trị của nó có phải vì lợi ích chung của dân tộc, vì con người hay không và do đó có sẵn sàng tuân theo những quy định của pháp luật hay không; có đủ phẩm chất đạo đức để vượt qua các cám dỗ quyền lực to lớn mà một đảng cầm quyền duy nhất có nhiều khả năng gặp phải hay không và nó có đặt ra và thực hiện được những kỷ luật nghiêm khắc cho chính mình hay không, v.v..” (2)

Một đảng lãnh đạo mà không có những định chế chế tài độc lập để kiềm chế thì có thể có được đầy đủ những bản chất như Tô Xuân Dân – Nguyễn Thanh Bình viết không? Hay đó chỉ là những điều viết không tưởng cũng giống như những lí tưởng và mục đích của chế độ cộng sản mà Các Mác đã viết. Thử nhìn vào thực tiễn ở Việt nam với đảng cộng sản là đảng độc quyền lãnh đạo đất nước. Đảng Cộng sản Việt nam có hội đủ những bản chất như Tô Xuân Dân – Nguyễn Thanh Bình viết không? Hay đó chỉ là một loại đảng mafia gồm những cường hào ác bá, quan liêu, tham nhũng và bóc lột nhân dân? Đó là chưa kể tới tình trạng nhiều đảng viên không chấp nhận nhà nước pháp quyền “…và cho rằng, nếu chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vô hình trung sẽ hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đặt Đảng dưới pháp luật (!)” (3). Mọi người có thể kiểm nghiệm những tệ nạn của đảng và nhà nước hiện nay được đăng tải trên các cơ quan truyền thông báo chí của đảng và nhà nước. Đã có không biết bao nhiêu là những nhũng lạm quyền lực và những lời kêu gọi đảng phải học tập noi gương Bác để trở thành những ‘ông thánh’ nơi trần thế. Nhưng thực tế vẫn cứ trái chiều với những kêu gọi này. Tại sao lại như vậy?

Các nhà nước dân chủ tiên tiến trên thế giới đều có các định chế độc lập để kiềm chế đảng cầm quyền đi vào độc tài tham nhũng, quan liêu …. Những định chế ấy là tam quyền phân lập, là quyền tự do ngôn luận và truyền thông, là định chế xã hội dân sự. Kinh nghiện thực tiễn cho thấy là một đảng dù tốt mấy đi nữa, nếu không có sự giám sát khít khao của các định chế độc lập thì cũng sẽ dễ dàng đi vào con đường tham nhũng quyền lực. Nếu nói rằng “…Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (3) nên không thể làm trái với những ý muốn của nhân dân. Nhưng nhân dân ở đây là nhân dân nào? Nếu nhân dân là liên minh nền tảng như quy định ở điều 2 Hiến pháp, là những người thống trị thì những những điều đảng làm, làm sao có thể trái được? Nếu nhân dân là tầng lớp đa số bị trị thì làm sao giám sát được đảng. “…Điều 4 Hiến pháp (sửa đổi năm 1992) của nước ta khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Như vậy, bản thân sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội cũng mang tính pháp lý, trở thành nguyên tắc Hiến định. Và do đó, nếu ai phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng cũng có nghĩa là đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật”.(3) Bởi vậy ai mà có những ý kiến trái nghịch với đảng thì bị buộc tội là vi phạm Hiến pháp và pháp luật và bị bắt bỏ tù như trường hợp các công dân mới bị bắt và bị xét xử trong những phiên toà vừa qua.

Điểm qua mấy điểm vừa bàn ở trên, chúng ta có thể thấy được câu trả lời cho những câu hỏi đã được nếu ra ở phần đầu. Đó là: cách tổ chức và điều hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, về bản chất, chỉ là cách tổ chức của một chính thể độc tài chuyên chế được núp dưới những danh từ của trào lưu thời đại như dân chủ, pháp quyền, vì nhân dân, do nhân dân, vì khát vọng công lí, tự do và bình đẳng.

Nói như thế thì chẳng hoá ra là phủ định sạch trơn những thành quả vĩ đại của đảng “ta” trong việc đổi mới tư duy và phát triển kinh tế trong hai chục năm qua hay sao? Quả thật, nhìn bộ mặt thành phố Sài Gòn và Hà Nội hôm nay, có thể thấy rằng chưa bào giờ thành phố lại “huy hoàng” đến thế! Nhà cửa cao tầng xây san sát. Hàng quán cơ man. Thành phố tiêu dùng hối hả như chưa được hả hê đến như thế. Nhiều hộ lao động nghèo thành thị thấy nay đã qua rồi thời đói khổ nhếch nhác. Nhiều người cả đời chưa bao giờ dám mơ được du lịch, được tiêu pha theo cung cách “văn minh lịch sự” như bây giờ. Và bèn nói là “ơn đảng” mà có hôm nay đấy! Cũng phải thôi, đảng ta đã giấu thật kĩ những món vay nợ quốc tế dài hạn để tô vẽ cho bộ mặt một số thành phố “điểm” để làm màu cho khách quốc tế, và cũng là để khoe công trạng với “nhân dân”. Trong khi khua chiêng gióng trống về thành quả tô vẽ bộ mặt như thế, bọn “quan tham” lẳng lặng bòn rút tiền công để có thể tiêu pha theo kiểu đế vương. Vụ đổ bể PMU 18 năm ngoái chỉ là một điển hình cho tính cách điển hình của đảng và nhà nước mafia đỏ hiện nay mà thôi. Bọn họ giấu kín chuyện này: nhân dân ta “phấn khởi” nhìn một số thành phố “thay da đổi thịt”, rồi mai đây con em nhân dân sẽ tha hồ đóng thuế để đảng ta góp tiền trả nợ quốc tế. Đấy! đảng ta đã học kiểu buôn gian bán lận để được giàu sang phú quý như thế đấy! Đây chính là một ngộ nhận to lớn của một bộ phận nhân dân ta, chỉ vì bị nhiễu thông tin do tác động của dàn đồng ca tuyên truyền trên báo và đài do đảng kiểm soát độc quyền.

Song song với việc “mở cửa” (để moi ngoại tệ nước ngoài) về làm giàu, đảng ta đã phhải áp dụng chiến thuật “con tắc kè”, nghĩa là mượng ngôn ngữ dân chủ phương tây để hoá trang cho bộ mặt độc tài thành một bộ mặt có vẻ dân chủ “không thua kém gì” các nước dân chủ phương tây. Con tắc kè dân chủ này không giấu được sự gian trá, và độc tài toàn trị, khi nó điên cuồng trấn áp những người thanh niên lớn lên trong lòng chế độ nhưng đã thức tỉnh, không còn bị mớ ngôn từ của con tắc kè mê hoặc họ nữa. Thế hệ thanh niên hôm nay đã đứng dậy, vượt qua nỗi sợ truyền kiếp của người dân dưới chệ độ độc tài cộng sản. Họ lên tiếng kêu gọi dân chủ thực sự, nhân quyền thực sự. Và lí do của việc đảng cộng sản không dám tổ chức và điều hành một nhà nước độc tài như trước đây mà phải thay đổi việc tổ chức và điều hành nhà nước bằng cách ngụy trang dưới các mĩ từ “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, “dân chủ”, “vì nhân dân” v.v, chỉ là để đảng cộng sản có thể trụ được thêm nữa trước những áp lực của khát vọng công lí, tự do và bình đẳng của người dân cũng như của trào lưu dân chủ của thời đại trên thế giới.

Xem như vậy thì những đóng góp đòi hỏi tư do dân chủ và công lí của những nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt bỏ tù trước đây như Hà Sĩ Phu, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn v.v. và những nhà bất đồng chính kiến mới bị xét xử và bắt bỏ tù gần đây như LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Huỳnh Nguyên Đạo, LS Nguyễn Bá Truyển, BS Lê Nguyên Sang, LS Nguyễn Văn Đàii, LS Lê Thị Công Nhân, LS Trần Quốc Hiền, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy, LS Lê Quốc Quân v.v đã là những đóng góp buộc đảng cộng sản phải thay đổi về hướng dân chủ.

Hôm nay đây, đảng cộng sản có thể hể hả với thành quả bầu cử quốc hội khoá 12 của đảng. Họ có thể trâng tráo tuyên bố với thế giới rằng ở Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những tội phạm hình sự vì xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống nhà nước…. Tuy vậy, tác dụng của trò chơi “con tắc kè” sẽ không còn bền lâu đâu. Nhân dân đang trở mình thức giấc, Những nhà dân chủ hôm nay trên khắp miền đất nước và tại hải ngoại, chính là những người báo thức cho một bình minh mới, một tương lai mới. Những đóng góp của những nhà tranh đấu này và những đóng góp tiếp theo của nhiều nhà tranh đấu khác nữa nhất định sẽ buộc đảng cộng sản Việt nam phải chấp nhận thực thi dân chủ tự do và công lí thực sự nếu đảng cộng sản còn muốn có được một chỗ đứng xứng đáng trong lòng cộng đồng dân tộc.
Phan Bá Việt

Tài liệu tham khảo:
(1) MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA (Nguyễn Văn Hiện) (2) XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (Tô Xuân Dân-Nguyễn Thanh Bình)
(3) SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Lê Hữu Nghĩa)
(4) ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN VÀ VÌ NHÂN DÂN (Nguyển Văn Quyền)

Aucun commentaire: