1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mardi 22 mai 2007

Người dân bị buộc phải đi bầu cử Quốc hội khoá 12

Người dân bị buộc phải đi bầu cử Quốc hội khoá 12
2007.05.22
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trên thế giới, có nhiều quốc gia tôn trọng quyền bầu cử như là quyền tự do lựa chọn của công dân, không ai được phép ép buộc hay miễn cưỡng. Cũng có một số nước áp dụng thể thức bầu cử bắt buộc, nghĩa là sẽ phải chịu phạt nếu không tham gia.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Người dân đi bầu cử quốc hội khoá 12 hôm 20-5-2007 ở Hà Nội. AFP PHOTO
Riêng tại Việt Nam, luật bầu cử không thấy nhắc đến việc công dân có quyền tự do từ chối, không tham gia vào quá trình bầu cử hay không. Về mặt danh nghĩa luật pháp, điều này không được quy định rõ ràng.
Thế nhưng trên thực tế, những ai khước từ không đi bỏ phiếu đều bị xem là có thái độ “chống đối”, khó tránh khỏi những rắc rối, phiền nhiễu cho bản thân và gia đình.
Câu chuyện của thính giả Huỳnh Ngọc Tuấn từ tỉnh Quảng Nam nằm trong trường hợp này. Ông đã gửi email đến Ban Việt Ngữ, bày tỏ nguyện vọng muốn chia sẻ với công luận trong và ngoài nước. Trao đổi với Trà Mi, ông Tuấn thuật lại.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi là Huỳnh Ngọc Tuấn, hiện cư ngụ tại tổ 16, phường Hoà Hương, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ngày 20/5/2007 là ngày bầu cử Quốc hội. Tôi không đi bầu vì tôi không thấy tâm đắc với cuộc bầu cử này, và tôi không ủng hộ.
Trà Mi: Thưa ông có thể cho biết rõ hơn những lý do khiến cho ông “không tâm đắc và không ủng hộ”?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Vì cuộc bầu cử này mang tính cách độc diễn của những người cộng sản Việt Nam. Họ hoàn toàn chi phối cuộc bầu cử này. Tôi không thấy mình có một quyền lợi gì cả cũng như tôi không thấy quyền lợi của người dân Việt Nam được thể hiện trong đó.
Vì cuộc bầu cử này mang tính cách độc diễn của những người cộng sản Việt Nam. Họ hoàn toàn chi phối cuộc bầu cử này. Tôi không thấy mình có một quyền lợi gì cả cũng như tôi không thấy quyền lợi của người dân Việt Nam được thể hiện trong đó.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn
Không đồng ý
Trà Mi: Nghĩa là không phải là ông không ủng hộ những người ứng cử viên mà ông không đồng ý với cách thức tổ chức bầu cử phải không ạ?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Dạ có thể nói là tôi không đồng ý với tất cả mọi chuyện bầu cử ở Việt Nam này.
Trà Mi: Khi ông từ chối không đi bầu cử như vậy, những trường hợp mà ông gặp phải là gì?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: 10:30 phút ngày 20/5 có hai người tên Lương Trương Lợi và Xuân thuộc tổ bầu cử ở địa phương tôi cư trú ở Tam Kỳ. Họ từ Tam Kỳ tìm đến nhà mẹ của tôi ở Tam Phú cách đó 8 km để hối thúc tôi đi bầu. Tôi đã trả lời với họ là tôi không đi.
Trà Mi: Trước câu trả lời của ông thì họ phản ứng như thế nào?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Họ nói đó là trách nhiệm mà tôi phải đi. Tôi nói đi bầu hay không đi bầu là quyền của tôi, cái quyền tự do mà tôi lựa chọn. Không đi bầu là một sự lựa chọn của tôi. Các anh không nên đến tận đây để thúc giục tôi, chất vấn tôi như vậy. Và họ ngầm ý đe doạ tôi. Chiêu thức này tôi đã gặp nhiều lần rồi.
Không đại diện cho tiếng nói người dân
Trà Mi: Thưa ông, ngoài ông ra, bà con họ hàng hay hàng xóm láng giềng nơi ông cư trú có những trường hợp từ chối không tham gia bầu cử như ông hay không?
Những người trong Quốc hội, họ không đại diện cho nhân dân đâu. Quốc hội ở Việt Nam thì ai cũng biết là tiếng nói của Đảng cộng sản Việt Nam, là công cụ để hợp thức hoá những chính sách, đường lối của đảng thôi. Dư luận ở Việt Nam người ta kháo nhau rằng “Đảng thì chỉ tay, Mặt trận tổ quốc thì vỗ tay, Quốc hội thì giơ tay, còn người dân thì trắng tay.”
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi thấy ai cũng phải đi cả, không ai dám chống lại đâu.
Trà Mi: Có nhiều người không muốn đi bầu cử vì lý do này hay lý do khác, nhưng đa số vẫn đến các phòng phiếu hoặc là gạch hết các tên ứng viên hoặc là để phiếu trắng. Vì sao ông không làm theo sự lựa chọn đó để đỡ gặp những phiền toái, rắc rối cho bản thân mình?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi cũng có nghĩ đến sự lựa chọn đó nhưng tôi thấy làm như vậy thì lương tâm tôi không cho phép. Như vậy tức là tôi cùng với họ diễn một vở kịch, và tôi không muốn trở thành một nhân vật trong vở kịch đó.
Trà Mi: Việc đi bầu những người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, ông khước từ như vậy có phải là ông tự khước từ những quyền công dân chính đáng của mình hay không?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Những người trong Quốc hội, họ không đại diện cho nhân dân đâu. Quốc hội ở Việt Nam thì ai cũng biết là tiếng nói của Đảng cộng sản Việt Nam, là công cụ để hợp thức hoá những chính sách, đường lối của đảng thôi. Dư luận ở Việt Nam người ta kháo nhau rằng “Đảng thì chỉ tay, Mặt trận tổ quốc thì vỗ tay, Quốc hội thì giơ tay, còn người dân thì trắng tay.”
Trà Mi: Ông có những bằng chứng nào cụ thể để chứng minh cho luận điểm ông đưa ra rằng Quốc hội ở Việt Nam không đại diện cho tiếng nói của người dân, không là nguyện vọng của người dân hay không?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Quốc hội Việt Nam toàn là những người do đảng cộng sản đưa ra. Họ đại diện cho đảng chứ đâu có đại diện cho dân Việt Nam. Đó là tôi chưa nói đến thực tế họ làm trong thời gian nhiệm kỳ. Họ làm được cái gì? Cũng chỉ là giơ tay hợp thức hoá những quyết định của đảng.
Buộc phải đi bầu
Trà Mi: Baó chí Việt Nam nói về kỳ bầu cử quốc hội lần lượt đưa tin cuộc bầu cử kết thúc một cách thành công, tốt đẹp, với tỷ lệ người dân tham gia bầu cử rất cao. Ông có nghĩ rằng ông nằm trong thiểu số không đồng ý, không ủng hộ, và chống đối sự kiện bầu cử?
Bản thân tôi thì tôi không sợ vì tôi chấp nhận tất cả, nhưng tôi chỉ mong rằng nhà cầm quyền đừng đụng đến các con của tôi. Lý do vì sao mà tôi email đến nhờ đài Á Châu Tự do giúp tôi có phương tiện trình bày việc này trước công luận vì tôi biết việc này sẽ không chấm dứt ở đây.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Tôi là một trong những thiểu số không đi bầu.
Trà Mi: Là thành phần thiểu số như vậy, ông có nghĩ rằng ông chống đối lại với ý nguyện của đại đa số hay không? Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Nhưng mà những người đi bầu cử không có nghĩa là họ ủng hộ cuộc bầu cử này mà họ không có sự lựa chọn nào khác. Họ buộc lòng phải đi.
Trà Mi: Có biểu hiện nào cho ông thấy rằng rõ ràng người dân bị bắt buộc, miễn cữơng phải đi bầu cử hay không?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Vì nếu anh không đi bầu cử, anh sẽ không bao giờ chứng giấy được cho con cái anh đi học hành hết. Anh sẽ không làm được việc gì hết. Đó là chưa nói đến những phiền toái, những đe doạ, những nguy hiểm mà anh phải gặp, kinh khủng lắm.
Nếu người nào không đến được phòng phiếu thì tổ bầu cử sẽ mang thùng phiếu đến tận nhà, và người đó phải làm nhiệm vụ của mình. Ở Việt Nam mà từ chối không đi bầu là một việc làm rất mạo hiểm. Những người nào can đảm, liều mạng thì mới dám từ chối đi bầu.
Bị đe doạ
Trà Mi: Và khi biết rõ những điều đó mà ông vẫn một mực khăng khăng không ủng hộ cuộc bầu cử này, ông có ngại là những chuyện không may sẽ xảy đến cho gia đình mình, cũng như với bản thân mình trong thời gian sắp tới?
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: Bản thân tôi thì tôi không sợ vì tôi chấp nhận tất cả, nhưng tôi chỉ mong rằng nhà cầm quyền đừng đụng đến các con của tôi. Lý do vì sao mà tôi email đến nhờ đài Á Châu Tự do giúp tôi có phương tiện trình bày việc này trước công luận vì tôi biết việc này sẽ không chấm dứt ở đây.
Họ sẽ tìm cách trả thù tôi, và họ sẽ làm phương hại đến các con của tôi. Vì sao tôi lại nghĩ như vậy? Tất nhiên là có lý do. Đầu năm 1992, tôi có viết một tập truyện ngắn mang tên “Di tản”. Tôi có liên hệ với đài VOA để nhờ đài chuyển ra nước ngoài. Lá thư đó bị lộ, và người ta đến nhà tôi lục lọi, bắt bớ, và thu giữ tất cả những sáng tác của tôi, và họ đưa tôi ra toà với tội danh “tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Mức án phạt 10 năm tù và 4 năm quản chế. Ngày 28/10/2002, tôi hết án trở về. Công an phường đã có mặt tại nhà tôi và nằng nặc đòi tôi đến công an phường Hoà Hương để trình diện. Họ yêu cầu tôi viết bản cam kết “thành thật hối hận những sai phạm của tôi và cam kết chấp hành đường lối, chính sách của đảng và nhà nước.” Tôi đã từ chối thẳng thừng hai điều kiện này.
Tôi nói với tôi không hề sai phạm điều gì, chỉ có nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm điều 69 Hiến pháp, vi phạm Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, vi phạm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Còn việc chấp hành luật pháp tùy thuộc vào việc luật pháp ấy có tôn trọng nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị hay không.
Cuộc tranh luận gay gắt giữa tôi và 8 người thuộc phía an ninh kéo dài khoảng 3h đồng hồ. Cuối cùng, ông Trần Vị Sỹ, thiếu tá an ninh phòng PA 38 nói với tôi hai lần rằng “Chúng tôi sẽ tiêu diệt từng phần hoặc toàn bộ gia đình anh tuỳ vào thái độ của anh”.
Câu nói ấy làm gia đình tôi phải sống trong lo sợ suốt mấy năm trời. Hôm nay tôi không đi bầu cử, tôi biết người ta sẽ không để cho tôi yên đâu, và họ sẽ nhắm vô các con cái của tôi. Tôi căn cứ vào lời của ông Trần Vị Sỹ đe doạ tôi để tôi nói như vậy.
Trà Mi: Chúng tôi xin cảm ơn thời gian ông Tuấn đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Bầu cử quốc hội ở Việt Nam đã kết thúc
Cử tri Việt Nam đi bầu quốc hội khóa 12
Người Việt trong và ngoài nước nghĩ gì về cuộc bầu cử quốc hội khóa XII
Hơn 50 phóng viên nước ngoài được làm việc trong cuộc bầu cử quốc hội khoá 12
Việt Nam chuẩn bị bầu Quốc hội khóa 12
Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh
Tiếng nói và nguyện vọng của giới trẻ Việt Nam
Quảng Nam tổ chức bầu cử Quốc Hội sớm tại một số khu vực
Tuổi trẻ Việt Nam và những nguyện vọng gởi đến giới lãnh đạo cao cấp
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: