1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

lundi 28 mai 2007

Dựng Đền Thờ Ông Hồ...

Dựng Đền Thờ Ông Hồ...


Trần KhảiTưng bừng xây đền thờ ông Hồ Chí Minh... Đó là hành vi lấy điểm lập công tiện lợi nhất, đối với bất kỳ địa phương nào. Đó là chưa kể tới việc chính phủ CSVN lấy chuyện lập đền thờ ông Hồ Chí Minh làm chính sách an dân ở các nơi có nhiều thành phần dân chúng mê tín dị đoan

Vậy thì, câu hỏi nơi đây là có bao nhiêu đền thờ ông Hồ tại Việt Nam? Một cách chính xác, chúng ta hiện nay chưa tìm ra thống kê. Tuy nhiên, một bản tin nhà nước cho biết về trường hợp vùng đồng bằng Cửu Long, đặc biệt là về tỉnh Cà Mau.
Bản tin nhan đề “Mỗi ngôi Đền thờ Bác là một huyền thoại diệu kỳ” của hãng thông tấn nhà nứơc TTXVN, hiện lưu giữ nơi trang web của báo Tiền Phong (link: http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=84149&ChannelID=7) hôm 15/05/2007 cho biết là có vài chục đền thờ.
Bản tin trích:
“...Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện có 7 trong số 13 tỉnh, thành phố xây dựng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh với tổng số 30 đền, phủ thờ cúng trang nghiêm.
Riêng tỉnh Cà Mau có đến 18 đền thờ, phủ thờ Bác, thể hiện tình cảm yêu thương Bác Hồ sâu sắc hòa quyện chung trong tình yêu nước của nhân dân nơi đây. Mỗi ngôi đền thờ Bác dựng trên đất Cà Mau là một huyền thoại diệu kỳ, một câu chuyện cảm động về lòng kính yêu Bác của nhân dân vùng cực Nam Tổ quốc...” (hết trích)
Tuy nhiên, nếu bạn nhớ các bản tin hồi năm ngoái, thì đền thờ ông Hồ lớn nhất tại VN vẫn là ngôi chùa đang xây ở Bình Dương, do đại gia Huỳnh Phi Dũng thực hiện. Trong khu vực du lịch có đền thờ này, sẽ xây một khách sạn 5,000 phòng. Làm sao chúng ta có thể hình dung được một khách sạn 5,000 phòng tại Việt Nam? Nghĩa là một khách sạn đẳng cấp qúôc tế, hoặc siêu qúôc tế...

Nghĩa là, lần naỳ, nhà nứơc CSVN sẽ mở một khu du lịch qúôc tế thượng hạng, để mời du khách qúôc tế tới Bình Dương, xem đền thờ Đaị Nam Quốc Tự khổng lồ, nơi đó, có chính điện ba tầng đề thờ Đức Phật, Vua Hùng Vương và ông Hồ Chí Minh.
Bản tin trên báo Tuổi Trẻ hôm 10/02/2007 nói về kế hoạch sẽ mở cửa trong năm nay, có nhan đề “Đại Nam quốc tự và khách sạn 5.000 phòng” (link: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=186536&ChannelID=100) đã viết, trích như sau:

“..."Đại Nam thế giới du lịch" là một công trình du lịch có qui mô lớn bậc nhất VN với tổng vốn đầu tư 3.000 tỉ đồng đang được xây dựng trên diện tích 450ha tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đền thờ Đại Nam quốc tự trong khu du lịch này đã hoàn chỉnh, đó là một công trình kiến trúc cổ có diện tích 5.000m2 với chất liệu chính là gỗ, đá và công nghệ mạ vàng. Nơi đây những trang sử vàng của VN được tái hiện một cách công phu, tỉ mỉ.

Chính điện gồm ba tầng thờ tượng đức Phật, vua Hùng Vương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả đều được mạ vàng 24K. Hai bên là cặp nến rồng, phượng, mỗi cây đúc nặng 1,8 tấn sáp. Dưới chính điện là điểm vọng âm, đứng ngay vị trí này nói không cần micro cả đền đều có thể nghe được. Mỗi du khách VN vào đền đều tìm thấy mình qua bảng thờ 54 dân tộc anh em và hơn 2.000 dòng họ của các dân tộc VN.
Các cánh cửa đền là những câu chuyện lịch sử mạ vàng. Mỗi ô cửa là một câu chuyện. Cả thảy 28 câu chuyện lịch sử từ thời vua Hùng dựng nước được thể hiện bằng phù điêu. Mặt ngoài cửa là những câu chuyện tương truyền trong dân gian được chạm khắc trên gỗ. Hai bên hông đền đặt hai bức tượng Thánh Gióng và Lý Thường Kiệt trong tư thế phi ngựa chồm lên. Trên bức tường bao quanh ngôi đền, những hình ảnh về đồng bào các dân tộc VN cũng được khắc họa dưới dạng phù điêu.
Bức trường thành dài 13km ôm lấy khu du lịch này hiện đang được xây dựng. Điều thú vị là chạy suốt chiều dài bên dưới trường thành sẽ là 5.000 phòng nghỉ. Nếu đúng thế thì có lẽ đây là khách sạn được ghi vào kỷ lục về chiều dài của thế giới. Trong đó có 1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200 USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm.

Một lô hạng mục khác để du khách có thể ở lại chơi trong khu du lịch này hai ngày liền như biển nhân tạo, khu trò chơi hiện đại, mê cung thần tiên với ba phương tiện đi bộ, xe và thuyền, vườn thú thiên nhiên, VN thu nhỏ, thế giới thu nhỏ, làng văn hóa, làng nghề, làng ẩm thực VN, phòng chiếu phim 3D, 4D phục vụ học sinh... Bên cạnh đó là các hoạt động, trò chơi tìm hiểu về lịch sử đất nước con người VN.

Theo kế hoạch của những người đầu tư, khu du lịch này sẽ mở cửa đón khách vào ngày 2-9-2007.” (hết trích)

Bạn thấy chưa: Có nghĩa là chỉ vài tháng nữa, ngôi đền thờ khổng lồ này sẽ mở cửa cho du khách vào xem.

Thực sự, bản tin đó chưa nói hết những cái khổng lồ mà người CSVN muốn chứng tỏ với thế giới. Thử đọc lại một bài báo năm cũ, trên báo VietNamNet ngaỳ 15/12/2006, tựa đề “Có một giấc mơ lớn về dân tộc Việt ở Bình Dương” (link: http://vietnamnet.vn/psks/2006/01/537556/ ) đã ghi lời đại gia Huỳnh Phi Dũng, trích về những cái nhất thế giới tại Đaị Nam Quốc Tự như sau:

“...Người chủ của công trình dường như thích những sự so sánh. Ông cho biết điện thờ này lớn hơn điện Thái Hòa của Trung Quốc. Quảng trường 18 hecta trước điện có thể sẽ là quảng trường lớn nhất thế giới, rộng gấp đôi quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc. Đây là nơi sẽ diễn ra các sự kiện lễ hội, văn hoá lớn của tỉnh Bình Dương…
Đến khi hoàn thành giai đoạn 2 (dự kiến vào năm 2010), diện tích tổng thể của Khu văn hoá lịch sử Đại Nam sẽ là 450 hecta. Các hạng mục tiếp theo sẽ là Vịnh Hạ Long thu nhỏ với diện tích mặt biển 18 hecta; sông Cửu Long thu nhỏ; cùng với sự tái hiện các kỳ quan thế giới như tháp Eiffel, điện Kremlin, Vạn lý trường thành, đền Angkor….” (hết trích)

Bạn có thể bực bội, cho rằng thờ ông Hồ chung với Đức Phật, mà laị ngồi trứơc mặt Đức Phật, là vô lễ, là dị kỳ, là quái chiêu, là trái giaó lý.
Đúng vậy, đó là quái chiêu. Nhưng cũng là độc chiêu.

Bởi vì chỉ cần vài thế hệ thanh niên qua đi, hình ảnh đó sẽ được quen thuộc, và người dân nhiều thập niên tới sẽ thấy là tự nhiên. Đúng vậy, sẽ thấy tự nhiên. Cho dù trong điện có có dựng thêm tượng của bà Tăng Tuyết Minh, hay bà Nguyễn Thị hay Nông Thị gì gì nữa.


http://s152542055.onlinehome.us/xoops4/modules/news/article.php?storyid=711

Bắc Hàn Nguy Ngập: 23 Triệu Dân Đói

Bắc Hàn Nguy Ngập: 23 Triệu Dân Đói

Việt Báo Chủ Nhật, 5/27/2007, 12:02:00 AM

(Kaesong, Bắc Hàn).- Bị khô kiệt bởi nạn đói kém hoành hành trong thập niên 1990, Bắc Hàn lại đang đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm trầm trọng. Theo một viên chức Liên Hiệp Quốc đang làm việc tại đây, tình hình ngày càng tồi tệ hơn vì sách lược chính trị của đất nước này.

Viên chức LHQ mô tả cho thấy con đường từ thủ đô Bình Dưỡng dẫn tới Kaesong về phía nam, tất cả các ngọn đồi đều được biến thành vùng nông nghiệp, và mọi việc nông trại đều làm bằng tay. Tuy nhiên, chỉ có 17% đất đai ở Bắc Hàn là đất trồng trọt, tỉ trọng nông nghiệp thấp nhất thế giới, theo tài liệu của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới của Liên Hiệp Quốc (UN's World Food Programme - WFP).

Jean Pierre de Margerie, đại diện WFP tại quốc gia cộng sản này nói: 'Bắc Hàn lâm vào tình trạng thiếu hụt thực phẩm triền miên vì cấu trúc kinh tế sai lầm và hạn chế nhập cảng thực phẩm, kể cả viện trợ.' Ông than phiền cộng đồng quốc tế đã không kết ước gì với Bắc Hàn trong khi buộc Bắc Hàn đình chỉ chương trình nguyên tử trong diễn trình đàm phán 6 phe, một loại 'nghị quyết ngầm' biến hầu hết các nguồn viện trợ trở thành mục tiêu chính trị.

Theo nguồn tin riêng của tác giả bài báo, giai đoạn tồi tệ nhất ở Bắc Hàn xảy ra từ năm 1995 tới năm 1999 vì nạn hạn hán, ngập lụt và bị mất đi nguồn viện trợ của Sô Viết Nga dẫn tới nạn đói kém làm chết từ 800,000 tới 2 triệu người. Một nghiên cứu của LHQ thực hiện hồi năm 2004 phát hiện có 37% trẻ con Bắc Hàn bị suy dinh dưỡng triền miên. Theo các chuyên gia, thời kỳ trẻ lên 7-8-9-10 -cũng như một người lớn, trọng lượng một đứa trẻ 7 tuổi trong hoàn cảnh đói kém sẽ thiếu 8 kg (18 pounds), lùn hơn 9 inches (23 cm) và tuổi thọ sẽ giảm 10 năm so với người Nam Hàn trong cùng một độ tuổi.

Sau mùa gặt năm 2005, năm 2006 là giai đoạn cực kỳ khó khăn vì trận lụt khủng khiếp xảy ra vào mùa hè dẫn tới việc phải chấp nhận viện trợ và nhập cảng thực phẩm. Năm 2007 theo Margerie, Bắc Hàn sẽ lâm vào tình cảnh đói kém khốc liệt. Dự báo cho thấy sẽ có tới 1/3 dân số Bắc Hàn, 23 triệu người cần được trợ giúp trong mùa vụ tới, theo WFP, và Seoul đã hứa sẽ cung cấp 400,000 tấn gạo cho Bắc Hàn từ cuối Tháng Năm. WFP đã gom góp 2 triệu đô trong vòng 10 năm, cung cấp 4 triệu tấn thực phẩm cho Bắc Hàn từ năm 1995 tới năm 2005.

Kể từ năm 2001, viện trợ đa phương của WFP được thay thế bằng nguồn trợ giúp của Hoa Lục và Nam Hàn. Năm nay, các nước chỉ mới hứa hẹn có 12,000 tấn thực phẩm. WFP đã nhận chỉ có 20% tài chính cho chương trình viện trợ Bắc Hàn tới Tháng 3-2008, chỉ giúp được 3% dân số, tức 600,000 người, trong khi có tới 2 triệu dân Bắc Hàn cần được trợ giúp.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=3&nid=108411

Tường thuật về vụ việc bị ép buộc phải đi bầu cử

Tường thuật về vụ việc bị ép buộc phải đi bầu cử


Tường thuật về vụ việc bị ép buộc phải đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII ngày 20. 05. 20007 tại phường 1, Quận - Gò Vấp, TP SÀI GÒN -“Hồ Chí Minh”.

Sáng sớm Chủ nhật ngày 20/5/2007 khi gia đình chúng tôi còn đang say sưa ngủ, thì ông tổ trưởng khu phố đã đi đập cửa từng nhà và yêu cầu tất cả mọi người phải đi bầu đại biểu Quốc hội khóa 12 tại Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền cách nhà tôi khoảng 300m.


Gần 9 giờ 30 khi tôi đi chợ về chưa kịp bước vào nhà thì mẹ tôi đã chạy ra cửa với thái độ hớt hải và bảo rằng ông Tỉnh là cảnh sát khu vực có đến nhà và yêu cầu các thành viên trong gia đình tôi phải đi bầu ngay lập tức không được chậm trễ, vì tất cả những người dân trong xóm tôi đã đi bầu xong, chỉ còn lại mỗi gia đình tôi mà thôi. Ba tôi nghe xong, lo ngại ông ta, tức viên cảnh sát khu phố này sẽ làm khó dễ gia đình, nên đã theo luôn ông công an phụ trách khu vực tên là Tỉnh này ra bỏ phiếu cho riêng mình. Khi Ba tôi trở về tôi quan sát khắp xung quanh nhà và thấy rằng ông có vẻ rất lo sợ và nói với Mẹ tôi nên khuyên bảo mấy chị em tôi đi bỏ phiếu để tránh sẽ có thể có nhiều việc không hay sẽ xảy ra cho gia đình khi chúng tôi không làm theo của ý họ.

Đến quá 13 giờ 30 chiều khi chị em tôi đang ngồi ở phòng khách thì Ông Tỉnh, vẫn là viên cảnh sát khu vực, lại đến hối thúc chúng tôi đi bầu cử với thái độ bực tức cùng cái nhìn đe dọa rồi ông ta bỏ đi. Ba mươi phút sau bà Ngọc cán bộ Hội phụ nữ phường, đến nhà tôi và yêu cầu ba tôi cho gặp tôi để nói chuyện. Quá bực mình vì bị làm phiền liên tục, vì trước đó ít ngày tôi đã ra nhập và có viết thư gửi khối 8406 được đăng trên Mạng rộng khắp, và tôi tự hứa sẽ hưởng ứng phong trào tẩy chay cuộc bầu cử ép buộc, dân chủ giả hiệu này để góp phần đấu tranh đòi dân chủ tự do, nhân quyền và công bằng xã hội cho nhân dân và đất nước. Nên tôi bỏ lên gác và đóng cửa phòng lại không muốn tiếp họ và cũng sẽ không đi bầu cử như họ mong muốn. Bà Ngọc theo lên gác vô trước phòng tôi gõ cửa để thuyết phục tôi hãy đi bầu cho xong kẻo chánh quyền đánh giá thái độ chánh trị xấu, nhất là gia đình tôi có truyền thống cách mạng và yêu nước. Bà ta gõ hoài, gõ mãi đến hơn 10 phút đồng hồ không thấy tôi mở cửa và cũng không trả lời, nên bà ta xuống nhà ngồi lì nơi phòng khách vừa năn nỉ, vừa dọa dẫm Ba tôi. Bà ngồi ở đó quá lâu mà vẫn không được tôi tiếp, thấy không đạt được kết quả gì bà ta lặng lẽ và tỉm nghỉm bỏ về. Tôi thấy bà ta đi rồi tưởng đâu thế là đã được yên thân, nên tôi mở cửa xuống phòng khách thì gặp ngay ông Tâm tổ trưởng khu phố, ông ta năn nỉ xin được chở tôi đi bằng xe máy để đến phòng bỏ phiếu bầu cử, và ông có nói rằng nếu tôi không đi ông sẽ không được về nhà, đấy là lệnh của ban bầu cử, của chánh quyền phường và nhất là của các cấp công an phụ trách an ninh chánh trị ở trên quận Gò Vấp cũng như ở phường 1, nơi gia đình tôi đang cư trú. Tôi thấy ông tổ trưởng dân phố này đang bị bệnh quá nặng và trông thật tôi nghiệp mà bị bọn cán bộ Cộng sản 30/4 hành hạ như vậy. Nên vì tình người tôi đã đi theo ông ta đi bầu mà trong lòng rất tức giận, lúc đó đã là 17 giờ chiều ngày 20/5/2007 rồi.

Khi tôi vào phòng bỏ phiếu kín cho cả gia đình mình thì có 1 người đàn ông chẳng biết là giữ chức vụ gì ở Phường cứ lấp ló sau lưng tôi để nhìn xem tôi gạch tên ai. Thấy hắn ta cứ thập thò như thế, tôi bèn cho mọi người và hắn ta xem công khai luôn tấm phiếu bầu của tôi vừa gạch tên các ứng cử viên đã được in sẵn trên đó.

Sau khi tay cán bộ được cử đi theo dõi tôi trong phòng kín dành cho cử tri được nhìn rõ qua một lượt lá phiếu bầu cử đó, ông ta hỏi tôi rằng :

“ Tại sao cô lại gạch hết tên các đại biểu ứng viên mà không bầu ai cả ? ”.

Tôi trả lời rằng : “ Vì bao nhiêu năm nay các đại biểu Quốc hội nhà nước VNCS này có làm được việc gì có ích cho dân đâu, ngoài việc ngủ gật khi đi họp và tiêu tốn ngân sách Quốc gia do dân đóng góp chứ được tích sự gì mà bầu. Hơn nữa trong danh sách này tôi đâu có thấy ai đủ tài, đủ đức, đáng tin tưởng gì đâu mà bầu cho họ. Tôi chẳng chọn được ai hết nên gạch bỏ đi toàn bộ là quyền dân chủ, quyền công dân của tôi, không vi phạm gì luật pháp ”.


Nghe tôi nói xong, một người đàn ông khác đứng giữ thùng phiếu có lẽ là công an chìm ở phường hoặc trên quận hay thành phố được đưa xuống theo dõi chị em tôi trong ngày bầu cử này nói nhỏ với người đàn ông đi theo đã rình mò xem tôi gạch phiếu trong phòng kín :

“ Anh hãy đánh dấu những phiếu cuối cùng của gia đình này lại và để riêng ra khi kiểm phiếu. Vì đó là những phiếu chống đối đảng và nhà nước, chống đối chế độ XHCN, để ta xử lý sau ”.

Tôi thừa biết là sau kỳ bầu cử này gia đình tôi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì sẽ bị trù dập nhiều hơn trước. Qua sự việc trên tôi nhận thấy họ đã vi phạm quyền tự do dân chủ trong việc bầu cử của mọi công dân, ở chỗ là họ cậy chức quyền độc đoán để ép buộc chúng tôi đi bầu cử nhằm đạt được thành tích là cử tri đi bầu đạt 100% ? Nhưng nực cười làm sao, vì những lá phiếu cuối cùng mà họ mong đợi lại là phiếu chống, không làm theo ý mong muốn mà họ chờ đợi ở chúng tôi.

Gia đình tôi là có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường qua nhiều thế hệ, từ cụ cố Lư Kim Bài, đến ông nội tôi Lư Đồng Sắt và các cô, gì, chú, bác… tôi mấy chục năm qua để góp phần xây dựng nên nhà nước và chế độ này. Thế nhưng cũng chính mấy mươi năm qua gia đình dòng tộc họ Lư chúng tôi bị tước đoạt tài sản, bị bỏ rơi, bị phản bội cũng như nhân dân trong cả xã hội bị bạc đãi thành dân oan, dân khiếu kiện đòi công bằng xã hội và đòi công lý đã tràn ngập khắp nơi. Gia đình tôi trước đây là 1 gia tộc giàu có, khá giả có tiếng. Trứơc đây ông nội tôi tự giác đi làm cách mạng Cộng sản những tưởng để đổi lấy cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân, cho đất nước, cho gia đình mình. Nhưng đáng buồn là không phải như vậy mà ông nội tôi cũng như nhân dân Việt Nam đã lầm to, và thật đúng như ông nội tôi trăn trối với con cháu trước khi qua đời đã được tôi viết lại nguyên văn trong thư ủng hộ khối 8406 vừa qua.

Thời kỳ tiền khởi nghĩa trước cách mạng tháng 8/1945 chính gia đình ông nội tôi đã là nơi nuôi dưỡng một thời gian khá dài nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn An Ninh mà sau đó ông đã hy sinh trong nhà tù Côn Đảo của thực dân Pháp. Tôi thiết nghĩ nếu ông Nguyễn An Ninh mà còn sống để tận mắt chứng kiến hoàn cảnh xã hội nước Việt Nam như ông nội tôi đã trải qua, thì chắc chắn ông Nguyễn An Ninh này cũng sẽ phải thốt lên những lời trăn trối y như ông nội tôi đã nói mà thôi. Đó quả thật là bi kịch đáng buồn có thật !!!

Những điều tôi viết trên đây đều là sự thật trăm phần trăm. Có thể sau bài viết này tôi sẽ bị họ trả thù bằng nhiều thủ đoạn khác nhau mà gia đình và bản thân tôi không lường trước được cũng như không thể ngờ tới. Tôi mong rằng những người cùng cảnh ngộ như tôi, chúng ta nên đoàn kết lại đấu tranh tiêu diệt bọn sâu dân mọt nước, chúng chỉ là một lũ lo “vinh thân phì da” mặc cho nhân dân oán than, vì chúng làm gì có lương tâm mà cắn rứt, chúng làm gì có lương tri và liêm sỉ mà biết xấu hổ !?

Đất nước gọi là “giải phóng” đã 32 năm rồi mà còn quá nhiều những bất công và oan khuất trong xã hội. Là một công dân yêu nước, tôi nghĩ rằng chúng ta phải xem xét lại chính quyền này có nên tồn tại hay không ? Chính quyền này có phải của dân, do dân và vì dân như họ vẫn tuyên truyền ồn ào ngày đêm hay không ? Tôi tẩy chay bầu cử quốc hội khóa 12 dân chủ, tự do giả hiệu này xuất phát từ những suy nghĩ chân thành, mộc mạc và giản dị như thế.



Người tường thuật

Lư Thị Thu Duyên

Địa chỉ số nhà 77/13 B đường Trần Bình Trọng – phường 1,

quận Gò Vấp, Thành phố - Sài Gòn ngày 22/ 05 / 2007

http://www.doi-thoai.com/baimoi0507_278.html

samedi 26 mai 2007

Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Sai lầm 1: Trong xã hội, bất kỳ thời đại nào đều có sự phân chia thành các giai cấp, thành các tầng lớp rõ rệt. Sự phân chia đó phản ảnh tính ưu việt của từng giòng giống, giòng họ cũng như sự cố gắng phấn đấu vươn lên của từng gia đình, từng cá nhân..Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo dựa trên học thuyết Mác đã lật ngược hoàn toàn trật tự đó. Một trật tự (tương đối) mà trải qua hàng nghìn năm mới có được. Tức là tầng lớp dưới đáy xã hội lại lãnh đạo tầng lớp phía trên mà hậu quả đáng tiếc là trong cuộc cách mạng ruộng đất không biết bao nhiêu người tài giỏi bị giam chết, bao nhiêu gia đình bị oan sai, bao nhiêu tài sản văn hoá quý giá bị đập phá hoặc rơi vào tay nông dân và trở thành vật vô dụng. Điều quan trọng hơn là dẫn đến một loạt những sai lầm sau này.

Sai lầm 2: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã vô hình đưa đất nước Việt Nam thành một bãi chiến trường của 2 phe trong đó cả ta và địch đều là người Việt và bắn giết lẫn nhau.

Sai lầm 3: Đưa đất nước tiến theo mô hình gọi là “Chủ nghĩa xã hội” trong khi chưa hiểu rõ ràng các quy luật phát triển của xã hội . Điều này dẫn đến một loạt các chỉ đạo sai lầm như : xây dựng một chế độ bao cấp, đưa nông dân vào hợp tác xã, toàn bộ các cơ quan nhà máy đều nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và vận hành theo nền kinh tế kế hoạch hoá. Cho đến ngày nay chúng ta mới thấy hậu quả vô cùng khủng khiếp mà nó mang lại đó là nạn tham nhũng, thái độ vô trách nhiệm của các cán bộ, hàng loạt cơ quan Nhà nước làm ăn thua lỗ, lãng phí.

Sai lầm 4: Xây dựng một quy chế “Dân chủ tập trung” (trong xã hội chúng ta đều biết rằng người tài giỏi bao giời cũng chiếm số ít). Tất cả mọi vấn đề đều phải đưa ra lấy biểu quyết tập thể. Điều này dẫn đến “hoà cả làng” khi sự chỉ đạo đó là sai lầm và chẳng ai chụi trách nhiệm trước nhân dân, đất nước cả. Điều này cũng tạo nên một bộ máy lãnh đạo hoàn toàn không thể năng động được. Một cơ chế như vậy thì cho dù có chọn được một Chủ tịch nước hay một Thủ tướng tài giỏi thì cũng không thể phát huy được.(chúng ta thử nghĩ rằng nếu học thuyết của Anhxtanh phải đưa ra lấy biểu quyết của một tập thể nông dân và công nhân mới được công bố thì có lẽ cho đến hôm nay học thuyết đó đã mất rồi).

Sai lầm 5: Bưng bít và áp đặt thông tin, chỉ thông tin một chiều theo sự chỉ đạo của Ban Tư tường Văn hoá dẫn đến thiếu kiến thức trong việc nhận thức một vấn đề. Chúng ta đều biết những thông tin như báo chí, Truyền hình đóng một vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp nhưng những phương tiện này là chỉ để hô hào truyên truyền đề cao Đảng.

Sai lầm 6: Một đất nước mà nhân quyền hầu hết bị vi phạm. Mọi người không được hưởng quyền tối thiểu của mình đó là quyền được bầu cử thì làm sao đất nước chọn ra được những người thực sự có tài đức mà thay vào đó chỉ là một loạt những người xu ninh, cơ hội. Tạo ra một thị trường mua quan, bán chức. Một xã hội mà mọi người không được nói ra những điều mà trong đầu họ nghĩ thì làm sao Đảng có được một ban tham mưu trí tuệ được ?

Sai lầm 7 : Dùng hệ thống Chuyên chính vô sản để đè bẹp tất cả mọi sự phản đối trong tất cả các vấn đề. Chúng ta biết rằng dùng chuyên chính chỉ có hiệu quả trong một giai đoạn ngắn để ổn định một trật tự xã hội nào đó (như ban bố tình trạng giới nghiêm) chứ chuyên chính sẽ không bao giờ có hiệu quả trong một giai đoạn dài của đất nước, làm như vậy chẳng khác gì bịt miệng núi lửa.

Sai lầm 8: Bộ máy quản lý hết sức cồng kềnh. Trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân không rõ ràng, nhất là ở bộ phân Trung ương. Ở các nước trên thế giới, các đảng chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự để ứng cử tổng thống, sau khi bầu cử tổng thống xong thì đảng không bao giờ được can thiệp, chỉ đạo vào công việc của tổng thống. Còn ở nước ta, một ông Chủ tịch Nước tưởng là to nhưng thực chất không bao giờ có quyền quyết một vấn đề gì cả vì phía trên còn có Đảng, có Tổng Bí Thư, Có bộ Chính trị, có Ban Bí Thư…nhiều và nhiều.

Sai lầm 9: Ngay từ khi mới lên nắm chính quyền đã muốn xoá sạch tôn giáo, phật giáo mà không nghĩ rằng đó là một công cụ giáo dục đạo đức cho tất cả mọi người kể cả những trẻ em hết sức có hiệu quả, thay vào đó là một nền giáo dục chay đại loại như dạy cho các cháu phải “yêu tổ quốc, yêu đồng bào..”. Một xã hội vô đạo và tình trạng thất nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến một thế hệ trẻ đa phần là hư hỏng về đạo đức và chẳng biết đến khi nào mới trở lại được như xưa.

Sai lầm 10: Không tôn trọng người tài giỏi, thực tế là trong một cơ quan nhà nước không ai dại dột thể hiện sự tài giỏi của mình vì như vậy chẳng khác gì thể hiện sự chê bai các “xếp” tự đưa bản thân mình vào một mối quan hệ phức tạp trong khi đó thì đồng lương vẫn phải “đến hẹn lại lên “. Vì vậy những trí thức, những người tài, giỏi muốn thể hiện mình thì chỉ một cách duy nhất đó là trốn ra nước ngoài để làm việc. Thử hỏi rằng trong một thời đại khoa học và công nghệ phát triển từng ngày nhưng biểu tượng duy nhất được đề cao suốt 70 năm qua là cái búa và liềm thì làm sao có thể theo kịp được các nước.



Ngày 4/5/2006

Thanh bình

Trung Quốc tấn công VN xuân 1979

Trung Quốc tấn công VN xuân 1979


Nhiều vấn đề lịch sử còn chưa được sáng tỏ , những bài viết mang tính nghiên cứu khách quan như bài dưới đây có thể giúp chúng ta sáng tỏ phần nào .

Ngày 17-2-1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam

Đúng 28 năm trước đây, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng.
Trong nhiều năm, nguồn tư liệu của phía Trung Quốc về cuộc chiến vẫn thuộc vào hàng danh sách mật, và thông tin chính thức chỉ có lẻ tẻ.

Tuy vậy, gần đây nhiều tư liệu lưu hành nội bộ về cuộc chiến năm 1979 đã được công bố, cộng thêm một số hồi ký của các sĩ quan cao cấp.


Một trong những câu hỏi chưa có lời giải đáp chi tiết là khi nào và làm thế nào Bắc Kinh đã ra quyết định có hành động quân sự chống Việt Nam.

Những tư liệu mới

Trong hồi ký của Zhou Deli, tham mưu trưởng của Quân khu Quảng Châu, nhớ lại rằng vào tháng Chín 1978, một cuộc họp về "cách giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng" đã diễn ra tại văn phòng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc.

Sự tập trung ban đầu là nhắm vào cuộc xung đột biên giới, và đề xuất đầu tiên muốn có một cuộc tấn công nhỏ vào một trung đoàn Việt Nam ở Trùng Khánh, ráp gianh Quảng Tây.


Tư liệu mới đặt giả thiết Trung Quốc ra quyết định trước khi Việt Nam tấn công Campuchia

Nhưng theo hồi kí của Zhou Deli, sau khi nhận được tin tình báo cho biết Việt Nam sẽ tấn công Campuchia, đa số người dự họp cho rằng một cuộc tấn công cần có tác động lớn đến Hà Nội và tình hình Đông Nam Á.

Họ đề nghị tấn công vào một đơn vị quân chính quy Việt Nam ở một khu vực địa lý rộng hơn.

Mặc dù cuộc họp kết thúc mà không đưa ra quyết định nào, nhưng nó tạo tiền đề cho kế hoạch chiến tranh sau đó.

Tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong chuyến đi, ông Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia.

Ngày 7-12, Ủy ban quân ủy trung ương có cuộc họp và quyết định mở một cuộc chiến hạn chế ở vùng biên giới phía nam của Trung Quốc.

Ngày hôm sau, họ ra lệnh cho các Quân khu Quảng Châu và Côn Minh tiến hành chiến dịch và chuẩn bị quân đầy đủ trước ngày 10-1-1979.

Chỉ thị nói rằng cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi 50 cây số từ biên giới và kéo dài hai tuần.

Trong một nghiên cứu có thể nói là mới nhất về cuộc chiến Việt Trung 1979, ra mắt tháng 12 năm 2005, tác giả Xiaoming Zhang bình luận rằng thời điểm ra lệnh này chứng tỏ Trung Quốc phản ứng trước cuộc tấn công sắp xảy ra của Việt Nam vào Campuchia.

Nhưng việc mở chiến dịch quân sự cả trước khi quân Việt Nam vượt qua sông Mêkông cũng cho thấy phản ứng của Bắc Kinh xuất phát từ nhiều năm bực bội vì hành vi của Việt Nam mà họ cho rằng đã "vô ơn" trước sự giúp đỡ trước đây.

Quyết định cụ thể

Tư liệu mới cho biết trong một cuộc họp vào ngày cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị một cuộc chiến chống Việt Nam.

Tại cuộc họp này, ông Đặng bổ nhiệm Xu Shiyou lãnh đạo quân từ Quảng Tây, Yang Dezhi lãnh đạo quân từ Vân Nam. Quyết định này đã bỏ qua Wang Bicheng, lãnh đạo Quân khu Côn Minh.

Không có một sự lãnh đạo tập trung, hai quân khu này sẽ tác chiến độc lập, gần như không có sự hợp tác.

Cuộc họp cũng nhắc lại rằng cuộc xâm lấn phải nhanh, và toàn bộ quân phải rút về sau khi hoàn tất mục tiêu chiến thuật.

Ngay sau cuộc họp, Đặng Tiểu Bình gửi hai sĩ quan cao cấp đến Vân Nam và Quảng Tây kiểm tra tình hình.

Lo lắng trước sự trễ nải của quân lính, người kiểm tra ra đề nghị hoãn cuộc tấn công thêm một tháng.

Người kiểm tra này, Zhang Zhen, viết trong hồi kí năm 2003 rằng cấp trên đồng ý hoãn cuộc tấn công đến giữa tháng Hai 1979.

Ngày 23-1, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc họp và quyết định quân đội phải sẵn sàng hành động trước ngày 15-2.

Hai ngày sau khi ông Đặng trở về sau chuyến thăm Mỹ và Nhật, hôm 11-2-1979, ông ra quyết định sẽ tấn công Việt Nam vào ngày 17-2.

Lệnh này được gửi đến Quảng Tây và Vân Nam.

Nhiều nhà quan sát trước đây đã phân tích vì sao Trung Quốc chọn thời điểm này.

Có vẻ nó liên quan đến yếu tố thời tiết: sẽ khó khăn nếu đưa quân tác chiến vào mùa mưa, thường bắt đầu từ tháng Tư, và cũng không ổn nếu tấn công quá sớm khi quân Liên Xô có thể vượt dòng sông băng dọc biên giới Xô - Trung.

Đọc thêm : Số thương vong trong cuộc chiến 1979
Đọc thêm : Trung Quốc rút ra bài học gì ?

x-cafevn.org/forum/

Một bài viết chứa đựng rất nhiều thông tin về cuộc chiến 1979

On communism: "We are not communists ... we are revolutionaries" who do not 'belong to the commonly accepted grouping of communist Indochina." (Ieng Sary, 1977, quoted by Vickery, p. 288).
Pol Pot Was Not and Is Not A Communist
1) The Long Secret Alliance: Uncle Sam and Pol Pot
2) U.S. Supports Khmer Rouge
3) 'Killing Fields' lawyer accuses British, U.S. of helping mass murderer Pol Pot

Tài liệu nhượng đất nhượng biển

"Nước" là gốc rễ bản-địa của Dân-tộc http://vanhoanuoc.tripod.com/, http://vuhuusan.net

Người Việt-Nam khác hẳn các dân khác, rất hãnh-diện được làm một người Việt-Nam. Chúng ta có thể hy-sinh tất cả để bảo-vệ lãnh-thổ. Sở dĩ người Việt "cuồng-tín" như vậy vì chúng ta cảm thấy bản-thân gắn liền vào đất nước Việt-Nam. Sự gắn liền đó đã khởi-sự từ lâu đời. Nó biểu-lộ tính-chất thuần-nhất và đặc-tính "bản-địa" của gốc rễ dân-tộc. Từ mười mấy ngàn năm trước liên-tục đến nay, giống Việt đã là chủ-nhân-ông đầu tiên của vùng đất cạnh Biển Đông này.

Tự thâm-tâm người Việt-Nam nghĩ rằng chúng ta có gốc rễ tại chỗ. Lẽ tự-nhiên chúng ta không thích bị gọi là "con đẻ của Tàu" hay giống dân từ núi rừng cao-nguyên (như Tây-Tạng) đi xuống, cũng không ưa bị gán cho là từ hải đảo xa xôi (như Melanesia) đi vào.

Vũ Hữu San
Biếm Hoạ Kỳ Văn Cục
Giới thiệu http://kyvancuc.tripod.com/
Nhắn tin
Chan thanh cam on website cua HQVNCH ma Ngoc da tim ra trong danh sach co ten cua hai nguoi ban truoc 1975.HQ/Trung Uy Nguyen Hoang Be khoa 21 (phuc vu HQ802).HQ/Thieu uy Le Phat Dat khoa 23 (phuc vu Hai Doi 3 Duyen Phong Rach Dua Vung Tau).Ngoc uoc mong duoc anh chi dan hoac giup do de Ngoc tim duoc nhung nguoi ban nam xua. Day la chi tiet ve Ngoc nam 1975:Lam Ngoc Dung, 120/3 Phan Boi Chau Vung Tau.Nam 1975 Ngoc dang hoc nam thu hai Luat khoa SG.Ngoc roi Vung Tau nam 1976, hien dang song tai Sydney Australia.email http://us.f533.mail.yahoo.com/ym/Compose?To=inivison@bigpond.net.au&YY=24240&y5beta=yes&y5beta=yes&order=down&sort=date&pos=0&view=a&head=b hay la aikhanh1954@yahoo.com.au
Dien thoai +61296015268

Cựu pilot KQVN Huynh Huu Nghi, gia đình Ông Thầy Giáo Hai ở Bằng Tăng, Ô Môn, Cần Thơ, tìm hai người anh là - Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Trang, - Cựu Sĩ-Quan Hải-Quân Nguyễn Xuân Diễm. - Cùng gia đình Cô Hai, Anh Tường và chị Chi ở đâu cho biết tin.

Xin liên lạc về số phone: 0033.0474.96 62 43, hoac Email: vkt84@yahoo.com. Chân thành cảm tạ
" Thuy - cuu sinh vien Truong Su Pham Saigon, can tim nguoi anh la Nguyen Quang Hung, Thieu uy Hai Quan, cong tac tren chien ham HQ 504. Hien anh Hung o dau hoac cac anh chien si HQVNCH tren chien ham 504 biet tin anh Hung xin vui long bao tin cho Thuy o dia chi email sau: http://us.f533.mail.yahoo.com/ym/Compose?To=thuyng581@yahoo.com.sg . Xin Da Ta".

Toi Pham van Lich E-Mail http://us.f533.mail.yahoo.com/ym/Compose?To=phamvanlich@msn.com hien song o Germany , muon tim ban hoc ten Le Duc Thuan (Hải-Quân), gap lan chot o Viet Nam tai Moc Hoa Tinh Kien Tuong khoang nam 1972 hoac 1973 Thuan luc do deo lon thieu uy . Va ban Huynh Phong Ha ( cung la hoc tro thay Kiem o Tan Viet ) cung o Hai quan nhung khong ro cap bac . Hai ban hoac ban nao biet tin tuc xin chuyen loi hoac lien lac voi Lich theo dia chi e-mail tren . Xin thanh that cam on va rat mong tin. (Trong danh-bạ, Le Duc Thuan khoá 6 OCS)


Văn Nghệ Biển Khơi là đặc san văn nghệ. của cựu Sĩ Quan Hải Quân VNCH xuất thân từ trường Hải Quân Hoa Kỳ OCS, Newport, Rhode Island, phát hành mỗi ba tháng tại trang nhà: http://www.bienkhoi.com/
http://danchuca.org/
http://www.danchuca.org/22Kbps/HoangSa.mp3 (lo-speed)
10. Bảo Bình-Tạ Tình Em (Low-Speed) (Hi-Speed)

Về trận Hải-Chiến với Trung-Cộng ngày 19-1-1974, chúng tôi đã có nhiều buổi thảo-luận về Hải-chiến & Biển Đông trên Paltalk. Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong các websites:
http://vuhuusan.com/ http://hoangsa74.tripod.com/, http://paracels.com/, http://vuhuusan.com/, http://www.vuhuusan.net/, http://chienluocbiendong.tripod.com/, http://paracels.com

Xin mời các cựu SQ/HQVNCH xem danh-bạ dể sửa chữa danh-tính của mình và bạn mình. Đặc-biệt xin diền khuyết danh-tính các Sĩ-quan Y Dược, Hành-Chánh Tài-Chánh, Quản-Trị, các Sĩ-quan HD Đà-lạt, TB Thủ-Đức, và các quân-trường đặc-biệt khác nữa. Nhờ danh-bạ này, chúng ta gặp những sự "cầm nhầm" cũng xin cho biết. Chân thành cám ơn Quý Vị .

http://luocsu.tripod.com

Chúng tôi vừa tu-chỉnh 2 bài sau đây:

- Tài-liệu Pháp-Lý Chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông & Họa-đồ Hải-phận.
- Biển Đông Ô-Nhiễm, Một Mối Lo.

Cũng Xin mời Quý-Vị vào xem các bản-đồ tình-trang hải-phận VN. Một triệu Km2 vuông đó đã và đang mất dần vào tay ngoại-bang.

Chúng tôi cũng đã tái-bản sách & phát-hành"Vịnh Bắc Việt- Địa lý và Chủ Quyền Hải Phận"
E-mail: mailto:vuhuusan@homepage.com

(giá sách $20.00)
Bản thảo cũ năm 2002 (http://vinhbacviet.tripod.com/), nay đã được tu-chỉnh sai sót.
Vịnh Bắc-Bộ?

Khi tôi đi đánh cá, thuyền tôi có quyền hành-nghề trong vùng "một nửa đường từ bờ Việt-Nam đến bờ đảo Hải-Nam" hay không, hở mấy Ông Nhà Nước ơi ?!?!?!
In accordance with the internationally accepted 1958 Geneva Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, the principle of equidistant points or median lines was used to determine the position of the maritime boundary between the two countries.
Nguyên tắc Luật Biển LHQ (UNCLOS 1982) cũng đã ấn-định việc phân chia Hải-phận theo các Trung Điểm và TrungTuyến... Việt-Nam đi theo luật nào?
Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong sách "Vịnh Bắc-Việt, Địa-Lý & Chủ-quyền Hải-phận" (http://vinhbacviet.tripod.com) (giá sách $20.00)

- Không quên những Anh-hùng đã hy-sinh cho lý-tưởng bảo-vệ đất nước ngoài khơi -
Chúng tôi đã xuất-bản Sách "TÀI-LIỆU HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA" (http://hoangsa74.tripod.com) vào ngày giỗ các Tử-Sĩ Hoàng-Sa (giá sách $20.00)

Tài-liệu đang nhật-tu, sẽ phát-hành vào cuốn năm nay:
Bản thảo "Lược-Sử Tổ-Chức HQVNCH": http://haisu.tripod.com/
Tìm tọa-độ chính-xác cho Biên-Giới ViệtNam-TrungHoa

Click here: Useful Books, Maps and Other Informations

Trường Sa Forum (Anh ngữ): Thảo Luận những vấn đề liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa
http://paracels.com/ hay http://members.tripod.com/spratlys/
http://members.tripod.com/spratlys/
Kính mời Quý-Vị mang họ Vũ - Võ - Ðặng Vũ vào thăm viếng:
http://vuhon.com/
http://members.tripod.com/vuhon
Click here: Useful Books, Maps and Other Informations

------
- Tài liệu nhượng đất nhượng biển
- Audio v/v csvn bán nước năm 1999-2000
- * Lanh tho & lanh hai VietNam

Một số Hình ảnh tội ác cộng sản trên thế giới

Một số Hình ảnh tội ác cộng sản trên thế giới

- lietuvos: Một số Hình ảnh tội ác cộng sản trên thế giới

Hiệp định sơ bộ Xuân Bính Tuất

Hiệp định sơ bộ Xuân Bính Tuất


Minh Võ



Jean Sainteny, người ký với Hồ Chí Minh hiệp định sơ bộ Xuân Bính Tuất

Mùa Xuân năm Bính Tuất, cách nay đúng một chu kỳ 60 năm theo âm lịch, đã có 2 hiệp ước quan trọng liên quan đến vận mệnh Việt Nam. Thứ nhất là hiệp ước Pháp Hoa ký ngày 28/2/1946, theo đó Trung Hoa thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Đổi lại, Pháp bỏ tô giới ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Đông, bán lại đường hoả xa Vân Nam, và sửa đổi quy chế người Hoa ở Đông Dương.

Với hiệp ước này, quân Pháp vào Bắc Việt qua hải cảng Hải Phòng, thay thế quân Trung Hoa làm nhiệm vụ tiếp quản Đông Dương, theo quy định của hiệp ước Potsdam ký kết gũa các đại cường sau thế chiến 2, bất chấp cái gọi là tuyên ngôn Độc Lập và chính phủ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Và như vậy chiến tranh chắc chắn bùng nổ ngay, nếu không có một thoả thuận giữa Pháp và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.


Jean ROGER (bí danh Jean SAINTENY, 1907-1978)
Nguồn: site.voila.fr
--------------------------------------------------------------------------------

Vì thế mới có hiệp định sơ bộ (convention préléminaire) mồng 6 tháng 3 năm 1946 (đầu năm Bính Tuất). Hiệp định này đã được ký kết một cách hết sức khẩn trương, sau nhiều tháng thương thuyết cam go giữa Hồ Chí Minh và đại diện Pháp quốc là Jean Sainteny. Cuộc thương thuyết kéo dài gần 6 tháng, sao lại nói là khẩn trương? Kéo dài vì hai bên đều kỳ kèo bớt một thêm hai, bên nào cũng muốn lợi về phần mình. Còn khẩn trương vì tính từ khi hiệp ước Pháp Hoa được ký (ngày 28/2/46) cho đến khi hiệp định sơ bộ ra đời chỉ vẻn vẹn có 1 tuần. Nếu kéo dài thêm nữa, khó tránh chiến tranh, là điều lúc ấy Hồ Chí Minh chưa sẵn sàng.

Hiệp định đó đã mang chữ ký của 2 người, đồng thời có thêm chữ ký của một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng là Vũ Hồng Khanh, với tư cách là “đại biểu đặc biệt của hội đồng bộ trưởng” (chính phủ Liên Hiệp). Ông Khanh, ký vì mắc mưu của cáo già HCM, sau này bị các đồng chí phê bình và trở thành nguồn chia rẽ giữa Quốc Dân đảng trong một thời gian.

Hiệp định có 3 điều khoản và một phụ ước. Hai đều chính yếu trong 3 điều khoản này là:

Thứ nhất: Chính phủ Pháp nhìn nhận Việt Nam là một nước tự do có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp.

Thứ hai: Chính phủ Việt Nam ưng thuận sẵn sàng đón rước quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa, theo hiệp ước quốc tế quy định.

Mặc dầu bên cạnh chữ ký của Hồ Chí Minh, Cộng Sản, còn có chữ ký của một lãnh tụ Việt Quốc, các đảng phái quốc gia lúc ấy cực lực chống đối hiệp định này, vì nó chỉ công nhận VN là một nước tự do trong liên hiệp Pháp, chứ không phải độc lập hoàn toàn. Nó cũng không xác định quyền VN có quân đội riêng và chính sách ngoại giao độc lập. Nhưng bút sa gà chết, Việt Nam Quốc Dân Đảng há miệng mắc quai.

Đó là cái tài xảo trá của ông Hồ. Ông ta đã bằng mọi cách cố đạt được một thoả hiệp với người Pháp để đuổi khéo quân đội Trung Hoa Quốc Gia, lúc ấy quân số lên đến 200.000 do các tướng Tiêu Văn và Lư Hán cầm đầu, và là lực lượng triệt để ủng hộ các đảng quốc gia. Như vậy cũng chẳng khác gì chặt bỏ một hậu thuẫn mạnh của phe quốc gia. Từ đó ông Hồ có thể dùng chính quân đội Pháp để diệt các đảng quốc gia, là đối thủ của ông ta.

Mục đích thứ hai mà ông Hồ đạt được với hiệp định này là được một cường quốc Tây Phương gián tiếp công nhận chính phủ của ông ta là chính phủ duy nhất của Việt Nam.

Ngày nay gẫm lại bài học quá khứ, các đảng phái quốc gia không khỏi buồn là chẳng những mình đã mắc mưu CS, đứng chung trong chính phủ Liên Hiệp để ông Hồ chứng tỏ được với nhân dân rằng ông ta tạo được một sự đoàn kết quốc gia, mà còn để cho một lãnh tụ của mình cùng ký với ông Hồ một hiệp định để củng cố thêm uy tín của ông ta trước quốc tế.

Để giúp độc giả biết thêm về nhà ngoại giao Pháp Jean Saiteny và những liên hệ và cảm tình của ông ta dành cho Hồ Chí Minh cũng như ảnh hưởng của hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 năm Bính Tuất, chúng tôi xin phân tích, phê phán tác phẩm FACE À HỒ CHÍ MINH của ông ta, đồng thời (trong phần chú thích) cũng sẽ nhắc lại sơ qua một tác phẩm khác ông ta viết trước đó là HISTOIRE D’UNE PAIX MANQUÉE.

Sau khi dự đám tang Hồ Chí Minh ñaàu tháng 9 năm 1969 với tư cách nhà ngoại giao Tây phương duy nhất, Jean Sainteny bắt đầu viết cuốn Face à Ho Chi Minh (Éditions Seghers, Paris, 1970).

Cuốn sách được Herma Briffault dịch ra Anh ngữ với tựa đề Hồ Chí Minh and his Việt Nam, a personal memoir được Cowles Book Company, Inc. xuất bản tại Chicago, Hoa Kỳ năm 1972. Phần trích dẫn ở đây là theo bản Anh ngữ.

Trước đó 5 năm, Sainteny đã viết một tác phẩm đáng chú ý khác là Histoire d’une paix manquée – Chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ – Fayard xuất bản 1967.

Theo nhà xuất bản, Sainteny là nhà ngoại giao Tây phương biết rõ nhất về Hồ Chí Minh. Ông là người đã gặp Hồ Chí Minh nhiều lần, là người thương thuyết với Hồ Chí Minh ròng rã 6 tháng để đi đến thoả ước 6-3-1946 mang chữ ký của ông.

Khi Hồ Chí Minh tới Pháp theo dõi cuộc thương thuyết Fontainebleau giữa hai phái đoàn Việt Pháp, tác giả cũng là người nhận lệnh của chính phủ Pháp đón tiếp và chu cấp mọi tiện nghi. Sau hiệp định Genève 1954, Sainteny là sứ giả Pháp giao dịch với miền Bắc để tìm cách duy trì một số cơ sở văn hóa, kinh tế tại đây, nhưng không thành công.

Sainteny ghi rõ ông không có tham vọng viết sử mà chỉ trình bày một số sự việc do ông biết về Hồ Chí Minh như một chứng nhân để cung cấp tài liệu sống và kinh nghiệm cá nhân cho các nhà chép sử sau này.

Ngay trong lời nói đầu, tác giả không che giấu cảm tình của mình qua lời diễn tả đã muốn rơi lệ vào lúc nghiêng mình bên quan tài Hồ Chí Minh.

Sainteny không phủ nhận ảnh hưởng của cộng sản đối với Hồ Chí Minh và cho biết ngay khi mới tới Pháp, Hồ Chí Minh đã say mê đọc Marx, kể cả tác phẩm đồ sộ Tư Bản Luận. “Chẳng bao lâu nó đã là cuốn sách gối đầu giường, người bạn ban đêm của ông Hồ. Ông ta hoàn toàn gắn bó với chủ nghĩa cộng sản. Ta có thể nói điều này một cách chắc chắn.” (1)

Nhưng tác giả viết:“Hồ cũng như Mao đã trở thành cộng sản ngay từ năm 1917. Tuy nhiên đối với ông ta, cộng sản ban đầu phần lớn chỉ là phương tiện để đạt mục đích dành độc lập cho tổ quốc. Không biết bao lần người ta đã hỏi tôi “ông Hồ quốc gia hay cộng sản?” Câu trả lời của tôi luôn vẫn thế: “Cả hai”. (2)


Hồ Chí Minh và Jean SAINTENY
Nguồn: expositions.bnf.fr
--------------------------------------------------------------------------------

Tuy nhiên, tác giả biết rõ nhiệm vụ mà Quốc Tế Cộng Sản đã trao cho ông Hồ Chí Minh và khẳng định: “Tại Quảng Đông, ông Hồ coi phòng báo chí của tòa lãnh sự Liên Xô, nhưng sứ mạng chính của ông là chuẩn bị tuyên truyền và hành động cho cộng sản ở Đông Dương”. (3) Ông còn ghi năm 1928, Hồ Chí Minh tới Thái Lan phụ trách 2 loại công tác trên của cộng sản ở vùng Đông Nam Á, Mã Lai Á, Thái Lan, Miến Điện và dĩ nhiên Đông Dương.

Trang 28, tác giả cho biết Hồ Chí Minh đã được giao phụ trách huấn luyện cho quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc về du kích chiến vào năm 1938, khi mà hai phe Quốc - Cộng Trung Hoa lại một lần nữa tạm liên hiệp để chống Nhật xâm lăng.

Sainteny trưng dẫn và đồng ý với phát biểu của “đồng chí Ducroux”: “Tôi không phủ nhận ông ta là người theo chủ nghĩa quốc tế (cộng sản) chân thành và là nhà cách mạng đích thực, nhưng Việt Nam luôn chiếm vị trí hàng đầu đối với ông –...I don’t deny that he was a sincere internationalist and a true revolutionary, but Việt Nam always took first place for him”. (4)

Tác giả dành riêng 15 trang của chương 6 nói về những cuộc đàm thoại giữa mình với Hồ Chí Minh với lời mở đầu: “Ngay khi vừa gặp lần đầu ngày 15-10-1945, tôi cũng như tướng Allessandri và Léon Pignon, đều tin chắc Hồ Chí Minh là một nhân vật thượng thặng.”

Qua hàng loạt hội kiến sau đó kéo dài 6 tháng, tác giả đã có một nhận định tổng quát về con người, về lập trường cũng như chiến lược sách lược đấu tranh bằng thương thuyết của Hồ Chí Minh. Đại khái trước tình hình khó khăn do sự hiện diện của quân đội Trung Hoa Dân Quốc tại miền Bắc vĩ tuyến 16 mang theo về các đảng quốc gia gồm Đại Việt, Việt Cách và nhất là Việt Quốc, Hồ Chí Minh đã phải khéo léo tranh thủ cảm tình của người Pháp – Đã rõ là ông Hồ không thể loại bỏ mối đe dọa từ phía Trung Hoa mà không có sự ủng hộ của Pháp.

Về điểm này quyền lợi của hai bên Việt Pháp gặp nhau. (5) Tác giả cho biết không hề ảo tưởng là Hồ Chí Minh nhượng bộ nhiều, vì ông ta có những điểm cần phải bảo vệ một cách quyết liệt và viết tiếp: “Khi những mưu tính của ông ta hay đồng chí của ông ta, hoặc chính bản thân ông ta bị đe dọa, ông ta sẽ không do dự dùng những cách tàn bạo. Về phương diện này, ông ta hoàn toàn thuộc về cái thứ châu Á quá nhiều mâu thuẫn, ở đó người ta áp dụng những hình thức tra tấn cực hình tinh vi nhất tiếp theo những nghi thức xã giao rất ư ngọt ngào” (6).

Liền sau đó, Sainteny cho thấy sự uyển chuyển của Hồ Chí Minh khi ứng phó với tình thế khác hẳn thái độ cố chấp cứng ngắc của những người Việt Nam đấu tranh yêu nước lúc đó: “Để đạt mục đích đối với chúng tôi, Hồ Chí Minh đủ sáng suốt để không đòi hỏi quá nhiều như một số đối thủ của ông ta. Trong khi những người này đòi độc lập hoàn toàn và tức khắc như điều kiện tiên quyết để thương thuyết thì Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng bằng lòng với sự độc lập tương đối, chấp nhận một thoả hiệp hòa nhã với nước Pháp để rồi chẳng bao lâu sau nước ông sẽ được độc lập hoàn toàn.”

Tác giả tỏ ra tán đồng sự uyển chuyển này và nghĩ rằng Hồ Chí Minh vẫn không quên mục tiêu giành độc lập cho đất nước: “Tại sao chúng ta lại phải nghi ngờ lòng thành thực của ông ta? Ông ta đã chờ 35 năm, và có thể chờ thêm dăm năm nữa có sao. Kiên trì là đức tính của Á Đông mà.” (7)

Khi nói về đòi hỏi quá nhiều của những người quốc gia “đối thủ của Hồ Chí Minh”, có lẽ tác giả nhớ lại Nguyễn Tường Tam mà ông gặp qua trung gian một sĩ quan Việt tên Phác, khi mới đến Côn Minh để đảm nhận trọng trách “Phái Bộ 5”. Nguyễn Tường Tam đã cảnh cáo người Pháp về quyết tâm kinh khủng của đồng bào ông là phải thoát ngay ách đô hộ của người Pháp. Còn Hồ Chí Minh sau đó đã gửi cho phái bộ này bức điện văn 5 điểm trong đó có điểm 2 như sau: “Nền độc lập phải được trao trả trong thời hạn 5 năm hay tối đa 10 năm” (8)

Chương 10, nói về tôn giáo, Sainteny gần như không mảy may nghi ngờ về việc Hồ Chí Minh đóng kịch khi nói đến Thượng Đế một cách kính cẩn. Trong khi tạm trú ở Biarritz để chờ được đón tiếp chính thức bởi chính phủ mới của Pháp lúc ấy chưa lập xong, Hồ Chí Minh đã đề nghị được đi thăm viếng Lộ Đức (9) và “đã tỏ ra rất cung kính và thích thú khi được Đức Cha Théas đón tiếp tại đây.” (10)

Sainteny cũng nhắc lại lá thư riêng của Hồ Chí Minh gửi cho mình ngày 24/2/1947, trong đó Hồ Chí Minh hy vọng Thượng Đế sẽ giúp hai người thành công trong nỗ lực mưu tìm hòa bình. Tác giả viết: “Ông Hồ xin Thượng Đế chứng giám cho là cả hai chúng tôi không ai có trách nhiệm về cuộc chiến đã tàn phá đất nước ông từ ngày 19/12/1946.”

Sainteny ghi lại ý nghĩ của mình là Hồ Chí Minh không cần giả vờ nhắc đến Thượng Đế trong dịp này. “Để đánh lừa ai? Chắc chắn không phải tôi. Và, ông ta cũng biết chắc chắn là tôi không công bố lá thư đó.”

Sainteny hoàn toàn đúng khi nghĩ Hồ Chí Minh biết chắc chắn sẽ không có việc công bố lá thư và vì thế Hồ Chí Minh sẽ không cần giả vờ để đánh lừa bất kỳ ai.

Nhưng khi xác quyết Hồ Chí Minh không nhắm đánh lừa mình – chắc chắn không phải tôi – Sainteny đã chứng tỏ là chủ quan tới mức lầm lạc. Đặt lên bàn cân việc chinh phục lòng tin của một người như Sainteny và chinh phục lòng tin của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người Pháp khác không ở cương vị của Sainteny lúc đó thì vấn đề đã dễ dàng sáng tỏ. Sainteny không lưu tâm so sánh và còn nhắc thêm một câu do Hồ Chí Minh viết trong di chúc về việc ông ta sẽ đi gặp Các Mác và Lênin, để cho rằng Hồ Chí Minh thực sự tin ở đời sau. (!)

Thực ra, cảm tình mà Sainteny dành cho Hồ Chí Minh đến mức tin rằng mình không bị gạt hoàn toàn không gây ngạc nhiên khi người ta biết về cung cách giao tiếp của Hồ Chí Minh và biết rõ Sainteny là người có nhiều dịp đặc biệt cùng Hồ Chí Minh gặp gỡ kể từ 1945. Lần cuối Sainteny gặp Hồ Chí Minh là tháng 7-1966. Lần gặp này, Sainteny cho biết, Hồ Chí Minh rất mãn nguyện vì được đọc thư của tướng De Gaulle là người mà dịp qua Pháp 1946, Hồ Chí Minh rất muốn gặp nhưng không được.

Sainteny kể lại là Hồ Chí Minh cười thoải mái khi đọc đến câu De Gaulle “giới thiệu” Sainteny. – “Giới thiệu ông với tôi! Đâu có cần. Chúng ta đã biết nhau nhiều mà... Đừng gọi tôi là chủ tịch nữa. Giữa chúng ta mấy tiếng đó thật buồn cười!...”

Cung cách tiếp xúc với lời lẽ thân mật đó đủ tạo một ấn tượng tốt với người đối diện và tất nhiên dễ chinh phục sự tin tưởng về các vấn đề được nêu ra.

Trong tương quan với Hồ Chí Minh, Sainteny còn được dành một ưu tiên đặc biệt là bất cứ lúc nào cần đều có thể gặp mặt. Sự biệt đãi này khiến Sainteny luôn hãnh diện vì được Hồ Chí Minh coi như bạn. Suốt nhiều năm qua lại Hà Nội, chỉ một lần duy nhất Sainteny không được Hồ Chí Minh đích thân ra đón. Đó là lần Sainteny tới với tư cách đại diện toàn quyền Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Lần đó, Sainteny hơi cảm thấy buồn, nhưng về sau được biết là Hồ Chí Minh đang đau nên hoàn toàn an tâm về tình bạn đã có.

Với tư cách nhà ngoại giao lão luyện và ở cương vị đặc biệt để nắm vững nhiều biến cố, Sainteny đã đề cập tới nhiều hành vi nham hiểm, tàn ác mà Hồ Chí Minh và các đồng chí theo đuổi đối với kiều dân Pháp tại Việt Nam. Chính Sainteny đã là nạn nhân và bị thương nặng ngay đêm 19-12-1946. (11) Sainteny cũng nắm vững cả việc Hồ Chí Minh mượn tay Pháp tiêu diệt các đảng đối lập. Nhưng tình cảm bạn bè đã dập tắt mọi ý nghĩ ngờ vực chê trách và đôi khi còn thúc đẩy Sainteny bày tỏ sự tán trợ.

Trong lần gặp gỡ cuối cùng, hai người đề cập tới cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra tại miền Nam và mức độ oanh tạc leo thang của Mỹ tại miền Bắc. Hồ Chí Minh tỏ ra rất tự tin, tâm sự với Sainteny rằng “nước Mỹ có thể xóa sạch thành phố này cũng như nhiều thành phố khác của Việt Nam nhưng không làm chúng tôi lay chuyển đâu. Ông biết đó, chúng tôi đã có kinh nghiệm và ông đã thấy chiến cuộc kết thúc ra sao.”

Sainteny cho là Hồ Chí Minh có ý nhắc tới trận Điện Biên Phủ nhưng ông không cảm thấy mỉa mai chua xót và cũng không nghĩ rằng Hồ Chí Minh có ý khoe khoang hay châm chọc. (12)

Ý nghĩ không thay đổi của Sainteny là trách cứ các chính phủ Pháp không chịu trao trả độc lập cho Việt Nam, như người Anh đã làm với Ấn Độ năm 1948.

Sainteny xác định không có tham vọng làm công việc chép sử nên ông thoải mái phơi trải cảm xúc cá nhân. Với tư cách nhà ngoại giao từng một thời có mặt tại Việt Nam, ông cung cấp khá nhiều tài liệu về những biến cố đã xẩy ra. Riêng về xu hướng tư tưởng của Hồ Chí Minh, ít nhất Sainteny cũng xác định một điều là Hồ Chí Minh say mê chủ nghĩa Cộng Sản, chọn Tư Bản Luận làm sách gối đầu giường và đọc Karl Marx một cách ngấu nghiến. (13)

Cảm giác còn lại rõ rệt sau khi đọc tác phẩm của Sainteny là sức mạnh lấn át của tình cảm so với nhận thức hiện ra thật rõ ràng, kể cả với những người thường xuyên phải vận dụng lý trí.


© DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------
(1) - Hoà Chí Minh and Vietnam, a personal memoire, trang 18.
(2) - (3) - (4) SĐD các tr. 20, 23, 34
(5) SĐD tr. 55, nguyên văn bản tiếng Anh: It is clear that HCM could not eliminate the Chinese menace without French support. On this point our interests coincided.
(6) - (7) SĐD tr. 57.
(8) Histoire d’une paix manquée, Fayard, Paris, 1967, tr. 66- 68.
(9) Một thánh địa ở Tây Nam nước Pháp, nơi Đức Bà Maria, năm 1858 đã hiện ra với một thiếu nữ quê mùa (sau được Giáo Hội phong thánh là thánh Bernadette) và làm nhiều phép lạ.
(10) SĐD tr. 132.
(11) Trang cuối cùng tác phẩm Histoire d’une paix manquée (Fayard 1967, tr. 147), Sainteny viết: “20 giờ đúng. Thành phố chìm sâu trong im lặng. Đồng hồ bệnh viện Yersin điểm 8 tiếng trầm chậm. Tôi bảo mấy cộng sự viên: “Hình như chưa phải tối nay đâu. Tôi đi về nhà cái đã.” Tôi vừa vào trong xe thì nghe tiếng nổ bụp, và bỗng cả thành phố chìm trong bóng tối. Nhà máy đèn trung ương vừa phát nổ. Lúc ấy là đúng 20 giờ 04...đêm 19-12-1946, cũng y hệt đêm 9-3-1945 cũng đúng 20 giờ 04, trong cùng một giờ, cùng một hoàn cảnh, dân Việt Nam, những học trò đời đời ngoan ngoãn đã thực hành bài học mà những ông thầy Nhật Bổn đã dậy họ 21 tháng trước đó. Đàng khác, một vài kẻ trong số những ông thầy đó giờ đây cũng ở đâu đó không xa.” Những phát súng đầu tiên như pháo rang xé toang bóng đêm bao trùm thành phố, chôn vùi những cố gắng và hy vọng của chúng ta.”

Và hai trang sau là phần viết tiếp của nhà xuất bản đã cho biết về tình trạng của tác giả: “Chiếc xe có gắn đại liên chở Sainteny đã cán mìn cỡ nặng, bắn tung lên, đốn ngả cây cối bên đường và biến mặt tiền của một cửa hiệu thành tro bụi. Nó bốc cháy trong cơn mưa lựu đạn.... Sainteny cố thoát ra được khỏi xe. Các người khác cùng lần lượt ra được. Nhưng kẻ thì hấp hối, đầu tựa vào đầu gối tác giả, người thì toàn thân như bó đuốc, phải chữa trị nhiều tháng trong bệnh viện. Riêng tác giả bị thương nặng ở lưng và hông phải nát bấy. Ông được giải phẫu ngay đêm đó và chỉ ít ngày sau đã cố trở lại nhiệm sở bằng xe cứu thương! ....
(12) SĐD tr. 164.
(13) Histoire d’une paix manquée tr. 179, nguyên văn: Il dévore Karl Marx.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3061

* Tủ Hồ sơ tội ác HCM (dc2006)

Huyền thoại
Tủ Hồ sơ tội ác HCM (dc2006)


Bài mới:
Nguyễn Văn Chức: Hồ Chí Minh & đảng Việt gian CSVN: Tai họa lớn nhất cho nhân dân VN ! Kẻ thù lớn nhất của dân tộc VN !
Lm Nguyễn Hữu Lễ trả lời phỏng vấn: Tẩy Trừ Huyền Thoại Hồ Chí Minh
Trần Gia Phung: Lại chuyện đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh
Jean-François Revel-
Bùi Tín dịch: Hồ Chí Minh, cuộc tước đoạt lòng yêu nước
Minh Võ: Trần Dân Tiên và cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
Ngô Nhân Dụng: Mao và Hồ
Trần Viết Đại Hưng: Bí ẩn tù tội của HCM ở Hong Kong
Hoàng Long Hải: Ông Hồ Chí Minh Không Phải Là Người Việt Nam
Nhất Hướng: Vật chất tối và xác ông Hồ
Hùng Nguyễn: HCM từ Việt gian lên Thái thú
Trần Nhu: Tại sao giặc Hồ và đồng đảng triệt phá các di tích lịch sử và văn hoá dân tộc
Thái Tụ Nghĩa: Việt gian Hồ chí Minh: Tên Tội Đồ Phản Quốc Số 1 Trong Lịch Sử Việt
Trần Gia Phụng: HCM và tội ác diệt chủng: phương pháp tiến hành Cải Cách Ruộng Đất
Nguyễn Văn Đài:
Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có gì để học?
Phạm Thanh Phương: Đạo đức Hồ Chí Minh
Việt Thường: Hồ Chí Minh: tên phản quốc số 1 của thời đại
Tưởng Vĩnh Kính: Hồ Chí Minh đã ngụy trang Chủ nghĩa Dân tộc như thế nào?
Phạm Kim Vinh: Hồ Chí Minh Bạo lực và khủng bố!
Trần Gia Phụng: Ông Hồ có mấy vợ?
Nguyễn Thái Hoàng: Những vần thơ về Đảng và Bác
Minh Võ: Khách quan, công bình và đầy đủ về Hồ Chí Minh
Võ Phiến: Bắt trẻ đồng xanh
Nguyễn Thái Hoàng: HCM Thiên phiếm truyện nhiều tập
Hoàn Nguyên: Hồ Chí Minh yêu nước thương dân
Minh Võ: Cây biết đi, mặt trời xoay quanh trái đất!
Võ Quế Dương: Chuyện lạ VN: Người thờ Cha già... Dâm tặc
Phan Xuân Hội: Tuyên Ngôn Đạo Chích
Nguyễn Thái Hoàng: Nghĩ về Hồ Chí Minh
Kathy Trần: Mối tình lớn của Bác
Nguyễn Thái Hoàng: Chân dung HCM qua bài vè dân gian
Nguyễn Tường Bá: Đừng hiểu sai viết lầm về Hồ Chí Minh
Minh Võ: HCM bị Lê Duẩn khống chế
Gs Lê Hữu Mục: Huyễn thoại hay Huyền thoại
Lữ Phương: Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh, sự hình thành một lựa chọn
Nguyễn Minh Cần: Vài mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh
Bức thư của vợ chồng Nguyễn Thị Vàng
Nguyễn Thái Hoàng: Đọc lại Di Chúc Hồ Chí Minh
Kiều Phong: Chân Dung Bác Hồ
Nguyễn Quang Duy: Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải Cách Ruộng Đất
Hoàng Duy Hùng: Bản chất Hồ Chí Minh: Gian xảo và phi dân tộc
Nguyễn Hoàng Lan: Lênin Lãnh tụ đồ tể
Tuệ Giải: Nếu Hồ Chí Minh còn sống
Người Cộng sản Hồ Chí Minh: Vô địch giết người
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh: Bản Cáo Trạng lịch sử về tội ác của Hồ Chí Minh
N.Thuyên: Hồ Chí Minh, Tay Sai của Cộng sản Quốc tế
Chu Chi Nam: UNESCO không ra quyết-nghị
«Hồ-chí-Minh là nhà văn-hoá»
N. Thuyên: Hồ Chí Minh tay sai Cộng Sản Quốc Tế
Hy Tran: Tội Ác Hồ Chí Minh Kẻ Nô Lệ Ðời Ðời
Jean Francois Revel: Kết quả các hành động của Hồ Chí Minh là gì ?
Lê Thảo Minh: Ðọc tiểu sử Hồ Chí Minh của tác giả William J. Druiker
Lão Móc: Kể Chuyện Hồ Chí Minh
Ngọc Ẩn: Hồ Chí Minh có rất nhiều vợ
Sơn Hà: Hồ Chí Minh con người đa tình
Gọi Đàn: Chuyện Hồ Chí Minh - Áp dụng bằng cách nào?
Lê Nhân Quyền: UNESCO không hề tôn vinh ông Hồ Chí Minh
SH: Hồ Chí Minh tự xưng là cha già dân tộc
Bùi Tín: Tâm tình với tuổi trẻ về Hồ Chí Minh
Kiêm Ái: Hồ Chí Minh thiên thần hay ác quỷ
Đại Dương: Hồ Chí Minh - Trả lại sự thật cho lịch sử
Dương Văn Lợi: Hồ Chí Minh Trước Một Phiên Toà Sài Gòn
Di chúc của Hồ Chí Minh
Hồ Mạnh Khoan Bình: Vài suy nghĩ về Hồ Chí Minh
N.Thuyên: Thực Chất Của Hồ Chí Minh
Lửa Tự Do: HCM và cái chết của Nông Thị Xuân
Hoàng Quốc Kỳ: HCM trả nợ và ăn cướp
Hoàng Quốc Kỳ: HCM Một bí mật còn khép kín
Hoàng Quốc Kỳ: Già Hồ Nhổ Xuống Liếm Lên



---
dc2006 hcm

Huyền Thoại Hồ Chí Minh links
12- Huyền thoại HCM (au)
12- Xóa thần tượng HCM

Audio v/v csvn bán nước năm 1999-2000

Audio v/v csvn dâng đất biển (bán nước) năm 1999-2000

DOWNLOAD FOR REAL AUDIOBBC. RPA. VOA

01 — Tran Do, Bui Tin, va Nguyen Gia Kieng ( download1 )
02 — Bui Tin va Nguyen Gia Kieng ( download2 )
03 — Tien si Nguyen Thanh Giang va To Quoc (download 1 ) (download 2 ) (download 3 ) (download 4 )
04 — To quoc dang cho QDNDVN chung to ho la cong cu cua ai ( download ) (download)
05 — Viet Kieu tai Duc bieu tinh truoc toa dai su VC ( download )
06 — Phong van Thanh nien nhan ngay 30 thang 4 2002 ( download )
07 — Ong Bui Tin trinh bay voi QDNDVN 04/29/02 ( download 1 ) ( download 2 ) ( download 3 )
08 — To quoc VN khong con bat dau tu Ai Nam Quang toi mui Ca Mau (download)
09 — Bieu tinh truoc toa dai su VC va TC (download)
10 — Bien gioi Viet-Trung qua cac thoi dai Quan Chu (download 1) (download 2) (download 3)
11 — Chi YLan, Ong Vo Van Ai (download)
12 — Trao doi thu tin (download)
13 — Nguyen Minh Can "Tau Cong lung doan VN" (download 1) (download 2) (download 3) (download 4)
14 — Viet-Trung-My duoi mat nguoi My (download)
15 — Vua Hung Vuong (download 1) (download 2) (download 3)
16 — Phan ung tu viec dang dat cho Tau Cong, Tam Viet tong ket (download)
17 — Trao doi thu tin Vo minh Quoc (download)
18 — Ban ve thu PTT, Sam Trang Trinh, HCM va nhung co gai di qua (download)
19 — Thu TTT gui cho anh Huynh (download1 download2 download3 download4 )
20 — Nhan si mien Bac to cao Viet Cong len lut ban dat va bien cho Trung Quoc (download1)
21 — Phong van Tien si Nguyen Thanh Giang (download1_2)
22 — Nhan si mien Nam phan doi Viet Cong ban dat cho Trung Cong (download)
23 — Tuyen bo cua Cao Trao Nhan Ban voi Bac si Nguyen Dan Que ( download2*2)
24 — Ong TranKhue va Giang (download)
25 — Dong bao Hai Ngoai phan doi Viet Cong ban dat va bien cho Trung Quoc (download 3 )
26 — Khang thu gui Lien Hiep Quoc cua Giao Su Doan Viet Hoat ( download3_2)
27 — Hai ngoai, uy ban bao ve lanh tho (download3_3)
28 — Tai Lieu cua nha bao Bui Tin (download1) ( download2)
29 — Dong bao Dong Au phan doi (download1) (download2)
30 — Viec ban Dat va Bien. Nhung cuoc hai chien: giua Trung Cong (download )
31 — Cam nghi cua dong bao trong va ngoai nuoc. (download)
32 — Nhà báo Nguyễn Vũ Bình tuyet thực phản đối nhà nước Đ C S VN ( download )


Tài liệu nhượng đất nhượng biển

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ nước chấm

Thứ sáu, 26/1/2007, 08:43 GMT+7

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ nước chấm


Sử dụng nước tương, nhưng chẳng rõ trong đó có 3-MCPD hay không. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Theo kết quả giám sát chất lượng nước tương (nước chấm) của cơ quan chức năng tại TP HCM, hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương cao quá mức cho phép của Bộ Y tế rất nhiều lần. Chất 3-MCPD là hóa chất gây ung thư, đột biến gen ở người.
>Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công

Tại hội thảo “Công nghệ sản xuất nước chấm an toàn” cuối tháng 12/2006 vừa qua ở TP HCM, một số cơ quan thực hiện giám sát chất lượng nước tương đã công bố kết quả kiểm nghiệm 3-MCPD. Các mẫu nước tương được lấy ở chợ, tiệm tạp hóa, siêu thị trên địa bàn thành phố, hoặc do các cơ sở, công ty, đơn vị gửi tới xét nghiệm.

Công bố của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho thấy, năm 2004 viện này giám sát hàm lượng 3-MCPD tổng cộng 41 mẫu nước tương. Kết quả, 33 mẫu phát hiện có 3-MCPD, chiếm tỷ lệ 80,5%. Tất cả mẫu phát hiện 3-MCPD đều vượt tiêu chuẩn cho phép (1 mg/kg) của Bộ Y tế. Độ đạm của nước tương càng cao thì hàm lượng 3-MCPD đo được cũng cao tương ứng.

Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố, năm 2005-2006 lượng mẫu kiểm tra 3-MCPD có hàm lượng vượt mức giới hạn cho phép đã giảm nhiều so với năm 2004, nhưng hàm lượng 3-MCPD vẫn còn rất cao. Do đó, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn còn rất lớn.

Kết quả phân tích 245 mẫu nước tương tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM trong hai năm 2005-2006 cho kết quả 7 mẫu vượt trên 1 mg/kg, trong đó có một mẫu cao đến 1.700 mg/kg.

Tại Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký thành phố, trong năm 2005 qua phân tích 38 mẫu cũng phát hiện 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao hơn mức 1 mg/kg, trong đó có một mẫu cao đến 283 mg/kg. Năm 2006, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP phân tích tiếp 24 mẫu và phát hiện 9 mẫu có 3-MCPD trên 1 mg/kg, trong đó có một mẫu đến 1.944 mg/kg.

Ngoài ra, giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM trong năm 2006 trên 20 mẫu cũng phát hiện 8 mẫu có 3-MCPD vượt mức cho phép.

3-MCPD là chất gây ung thư

Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết 1,3-DCP là dẫn xuất của 3-MCPD, là một nhóm trong các chất ô nhiễm hóa học có tên chung là chloropronol. Các chất này luôn tồn tại dưới dạng hợp chất gắn kết và không có sự phân biệt rõ ràng giữa nồng độ của 1,3-DCP và 3-MCPD trong sản phẩm, trừ khi nồng độ của 3-MCPD cao hơn hẳn so với 1,3-DCP.

1,3-DCP và 3-MCPD được xác định là chất ô nhiễm sinh ra khi protein thực vật được thủy phân bằng acid clohydric. Nếu hàm lượng 3-MCPD có trong sản phẩm lớn hơn 1 mg/kg thì có thể tạo thành 1,3-DCP và 1,3-DCP là chất gây đột biến gen ở người.

Cũng theo bác sĩ Ký, một số thí nghiệm trên chuột lang của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy với liều 3-MCPD là 1 mg/kg thể trọng/ngày có thể giảm khả năng hoạt động của tinh trùng và khả năng sinh sản ở chuột đực; với liều 3-MCPD 10-20 mg/kg thể trọng/ngày hoặc cao hơn gây tổn thương tinh hoàn và biến đổi hình dạng tinh trùng ở chuột đực.

Với liều cao hơn, người ta cũng thấy hiện tượng giảm khả năng sinh sản của con đực ở động vật có vú khác; thấy tổn thương gan, thận, giảm hoạt động chức năng gan, thận, gây khối u thận, gan, biểu mô miệng, lưỡi, tuyến giáp và biểu hiện ung thư do biến đổi gen. Liều gây chết trên chuột lang là 120-140 mg/kg thể trọng.

Cách đây gần 2 năm, Bộ Y tế đã quy định hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương, dầu hào không được quá 1 mg/kg. Thế nhưng, thực tế chất 3-MPCD nguy hại này vẫn xuất hiện ở nhiều mẫu nước tương của nhiều cơ sở sản xuất và vượt mức cho phép.

Sức khỏe hàng triệu người tiêu dùng đang bị đe dọa, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy ai công bố sản phẩm nước tương, xì dầu, tàu vị yểu... của cơ sở nào có chất 3-MCPD gây ung thư.

(Theo Tuổi Trẻ)

-----
bài liên quan:
- Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ nước chấm
- Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công
- Nhiều loại nước tương chứa chất gây ung thư
- 'Phát hiện thực phẩm độc mà không công bố là có lỗ...
- Chăn đệm Trung Quốc có chất gây ung thư

Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công

Thứ năm, 25/1/2007, 10:55 GMT+7

Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công


Một khâu của "dây chuyền" sản xuất nước tương. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Từ bã lạc, bã đậu nành, thêm hóa chất công nghiệp, phụ gia và không quên hương liệu cho dậy mùi, nhiều cơ sở ở TP HCM đã cho ra lò hàng nghìn lít tương mỗi tháng. Nhưng nếu nhìn thấy quy trình sản xuất, chắc chắn nhiều người sẽ từ bỏ món này.

Tại một cơ sở sản xuất nước tương ở quận Gò Vấp, mặt bằng sản xuất chỉ rộng 20 m2 với một lò nấu tương đúc bằng ximăng, được đặt cạnh nhà vệ sinh. Bên trong lò có hai sành rất lớn, dung tích khoảng 200 lít dùng để nấu nước tương. Xung quanh lò để ngổn ngang rất nhiều thùng phuy bằng nhựa, lu, khạp bằng sành cùng nhiều vật dụng linh tinh.

Trong số này có một thùng phuy bằng nhựa để một thứ nước đen sì, sền sệt, nổi váng dầu không được che đậy. Bên trong thùng cắm một đoạn tre dài, mốc bẩn. Chủ cơ sở cho biết “thùng đen đen” là nước tương mới được chế biến ở giai đoạn đầu. Dù chỉ là một cơ sở nhỏ với 2 công nhân, nhưng theo lời chủ, mỗi tháng họ bán ra thị trường hơn 10.000 lít nước tương.


Một góc của một cơ sở sản xuất nước tương tại quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Chủ một cơ sở sản xuất nước tương ở quận Gò Vấp (đề nghị không nêu tên) cho biết, để sản xuất nước tương, ông đến khu vực “bọng dầu” thuộc huyện Hóc Môn mua nguyên liệu, gồm bã lạc hoặc bã đậu nành (còn gọi là bánh dầu) đã được các công ty sản xuất dầu ăn ép lấy hết dầu, bỏ đi. Một ký bánh dầu giá dao động 4.000-5.000 đồng tùy thời điểm và tùy loại.

Để sản xuất ra 200 lít nước tương, chỉ cần lấy gần 100 kg bánh dầu đem nấu với khoảng 75 kg hóa chất acid clohydric (HCl). Sau đó để nguội rồi cho tiếp khoảng 33 kg xút (NaOH) hoặc soda ash (Na2CO3).

Qua giai đoạn này, sản phẩm được đem lược bỏ xác, chỉ lấy nước trong và đem nấu lại lần hai. Trong lần nấu này sẽ cho thêm đường, bột ngọt, muối hột, phẩm màu, chất bảo quản (chống mốc), hương liệu nước tương cho dậy mùi thơm... là hoàn thành công đoạn sản xuất cho ra thành phẩm.

Cũng theo chủ cơ sở này, liều lượng các phụ gia, hóa chất... được “nêm, nếm” thế nào là “bí quyết” riêng của mỗi người, nhưng thường dựa theo kinh nghiệm. “Quy trình” từ khi sản xuất cho đến khi ra sản phẩm, tùy nấu một mẻ nhiều hay ít mà chỉ mất 2-3 ngày.

Một khảo sát năm 2006 của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã cảnh báo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, kết quả khảo sát 33 cơ sở sản xuất nước tương, tàu vị yểu cho thấy, đến 24/33 cơ sở có quy trình chế biến thủ công, còn lại là bán tự động; quy trình sản xuất một chiều (để tránh lây nhiễm trong quá trình sản xuất) cũng chỉ có 16 cơ sở đạt; 12 cơ sở sử dụng nước giếng sản xuất. Trong đó số cơ sở không xét nghiệm nước hoặc có xét nghiệm nước, nhưng không đạt đến 18; hơn 40% cơ sở không có kho để chứa nguyên liệu, phụ gia, thực phẩm...

Trong khi đó chỉ 33 cơ sở này sản lượng mỗi năm khoảng 3 triệu lít.

Còn theo một cơ sở sản xuất nước tương khác, hóa chất dùng được mua ở nhà máy hóa chất Biên Hòa, Đồng Nai hoặc chợ Kim Biên. “Mỗi lần đi Biên Hòa, chúng tôi mua hẳn 1 tấn acid clohydric để giá rẻ hơn (chỉ khoảng 1.500 đồng/kg). Nếu mua ở chợ Kim Biên giá cao hơn 500-1.000 đồng/kg. Xút hoặc soda ash cũng chỉ khoảng 4.000-6.000 đồng/kg, tùy loại”, chủ cơ sở nói.

Khi được hỏi những hóa chất này là hóa chất thực phẩm hay công nghiệp, chủ cơ sở lưỡng lự một hồi rồi nói “hóa chất thực phẩm chứ”. Tuy nhiên, khi hỏi mượn những hóa đơn mua bán hóa chất, phụ gia của các nhà cung cấp cho cơ sở thì ông bảo: “Bỏ hết rồi, với lại người ta nói là hóa chất thực phẩm mà”.

Theo bác sĩ Trần Văn Ký, Phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, người từng trực tiếp kiểm tra và chứng kiến việc sản xuất nước tương ở một số cơ sở, đến nay đa số cơ sở sản xuất nước tương vẫn dùng hóa chất công nghiệp, như acid clohydric để thủy phân bánh dầu, rồi trung hòa bằng xút và soda ash. Giá hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ hơn nhiều lần so với hóa chất dùng trong thực phẩm.

Các hóa chất công nghiệp luôn có hàm lượng tạp chất rất cao và chứa nhiều loại độc chất mà người ta khó và chưa phát hiện chúng. Còn giá của các loại hóa chất thực phẩm rất đắt, đòi hỏi độ tinh khiết cao và an toàn nên hiện nay muốn mua những hóa chất thực phẩm này cũng ít có nơi bán.

Sử dụng hóa chất công nghiệp khiến trong quá trình sản xuất nước tương có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người như 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD), do phản ứng của acid clohydric với hàm lượng lipit có trong thực phẩm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi có mặt 3-MCPD với hàm lượng quá cao sẽ tạo thành 1,3-DCP là chất gây đột biến gen ở người.

Chính vì thế, bác sĩ Ký đã phải thốt lên: "Có lẽ ai nhìn thấy việc sản xuất nước tương cũng sẽ không dám ăn như tôi!”.

(Theo Tuổi Trẻ)

Nhiều loại nước tương chứa chất gây ung thư

24/5/2007
Nhiều loại nước tương chứa chất gây ung thư

[1] 2 Tiếp

Sở Y tế TP HCM đã trì hoãn công bố về nước tương
Việc nhiều sản phẩm nước tương có hàm lượng 3-MCPD quá cao đã được Sở Y tế TP HCM phát hiện từ năm 2005, nhưng mãi đến 23/5/2007 mới công bố. Tuy thanh tra Bộ Y tế có giục nhưng cơ quan này vẫn ém nhẹm thông tin. (25/05)

Khách hàng ngần ngại khi mua nước tương
Tại siêu thị Coop Mart Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM), anh Tuấn cứ cầm hết chai nước tương này lên săm soi rồi lại hạ xuống xem loại khác, rốt cục không mua chai nào. Thực trạng phần lớn mẫu nước tương được kiểm nghiệm có quá nhiều 3-MCPD khiến anh sợ hãi. (24/05)

TP HCM công bố 20 nhãn nước tương có 3-MCPD
Trong mẫu nước tương của 30 cơ sở được kiểm nghiệm năm 2005, cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm của 20 cơ sở chứa lượng 3-MCPD gây ung thư vượt mức cho phép, có loại đến hơn 2.000 lần. (24/05)

Một tỷ đồng thưởng người phát hiện Chinsu gây ung thư
Công ty liên doanh cổ phần thực phẩm Vitecfood ngày 9/5 cam kết trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm được một chai nước tương Chinsu không đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế về chất 3-MCPD, chất gây ung thư bị cấm có mặt trong nước tương. (10/05)

Nước tương Chin-su bị cáo buộc chứa chất gây ung thư
Ủy ban An toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu đã phát hiện lô nước tương hiệu Chin-su được nhập vào Phần Lan có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép hơn 450 lần. Tuy nhiên nhà sản xuất cho biết không hề xuất sản phẩm sang nước này. (05/05)

Buông lỏng kiểm soát chất gây ung thư trong nước tương
Ông Trần Văn Ký, phụ trách Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN phía Nam cho rằng, cơ quan chức năng không giám sát chặt việc quản lý chất lượng nước tương, nhất là các chất có thể gây ung thư. Lý giải điều này, Viện phó Vệ sinh y tế công cộng Nguyễn Xuân Mai cho rằng, còn nhiều việc khác, đâu phải chỉ lo mỗi nước tương.>Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công>Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ nước chấm (27/01)

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ nước chấm
Theo kết quả giám sát chất lượng nước tương (nước chấm) của cơ quan chức năng tại TP HCM, hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương cao quá mức cho phép của Bộ Y tế rất nhiều lần. Chất 3-MCPD là hóa chất gây ung thư, đột biến gen ở người.>Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công (26/01)

Kinh hãi dây chuyền sản xuất nước tương thủ công
Từ bã lạc, bã đậu nành, thêm hóa chất công nghiệp, phụ gia và không quên hương liệu cho dậy mùi, nhiều cơ sở ở TP HCM đã cho ra lò hàng nghìn lít tương mỗi tháng. Nhưng nếu nhìn thấy quy trình sản xuất, chắc chắn nhiều người sẽ từ bỏ món này. (25/01)

Gia hạn công bố 3-MCPD trong nước tương
Sở Y tế TP HCM vừa ra quyết định lùi thời hạn yêu cầu đăng ký công bố hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương thêm 6 tháng nữa, kể từ thời điểm quy định trước đây là 30/8. Hiện mới chỉ có hơn 10 cơ sở sản xuất nước tương đăng ký công bố 3-MCPD sau sự cố "Chinsu". (31/10/2005)

Tiêu chuẩn hàm lượng 3-MCPD của VN cao hơn EU
Sáng nay, trong cuộc trao đổi với báo giới sau sự cố nước tương Chinsu, ông Nguyễn Xuân Mai, Phó viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng, cho biết, hàm lượng 3-MCPD theo tiêu chuẩn Việt Nam là 1 mg/kg sản phẩm; trong khi hàm lượng 3-MCPD theo tiêu chuẩn EU là 0,2 mg/kg cơ thể mỗi ngày. (21/09/2005)

Bộ Y tế khẳng định nước tương Chinsu không có 3-MCPD
Sau một tháng rưỡi kể từ ngày lấy mẫu kiểm nghiệm nước tương Chinsu, Bộ Y tế đã có công văn gửi Văn phòng Chính Phủ thông báo kết quả xét nghiệm với nội dung: Không phát hiện có chất 3-MCPD. (19/09/2005)

DN nước tương cố 'né' công bố hàm lượng 3-MPCD
Sáng 13/8, trong tọa đàm về thực trạng và giải pháp cho ngành nước tương do Hội lương thực và thực phẩm TP HCM tổ chức, hơn 20 doanh nghiệp sản xuất nước tương đồng kiến nghị Sở Y tế thành phố gia hạn thêm thời điểm công bố hàm lượng 3-MCPD sau 31/8. (14/08/2005)

Lấy mẫu nước tương Chinsu kiểm nghiệm 3-MCPD
Sau cuộc họp sáng qua, Thanh tra Bộ Y tế, Viện Vệ sinh y tế và Sở Y tế TP HCM đã quyết định chỉ kiểm nghiệm hàm lượng 3-MCPD trong nước tương Chinsu, thay vì tổng kiểm tra đại trà các cơ sở nước tương trên toàn quốc. (03/08/2005)

Yêu cầu cơ sở nước tương công bố chỉ tiêu 3-MCPD
Sáng nay, Sở Y tế TP HCM ban hành công văn yêu cầu các cơ sở sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào trên địa bàn thành phố phải đăng ký công bố hàm lượng 3-MCPD. Thời hạn đăng ký chậm nhất đến ngày 30/8. (01/08/2005)

Tổng kiểm tra chất lượng các loại nước tương
Hôm nay, Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế TP HCM và Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố phối hợp để đầu tuần tới sẽ tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước tương của tất cả các cơ sở sản xuất trong nước, không chỉ có Chinsu. (28/07/2005)

[1] 2 Tiếp
http://www.vnexpress.net/Topic/?ID=4563

1 [2] Trước

Siêu thị rút sản phẩm Chinsu khỏi quầy bán hàng
Sáng nay, ba ngày sau khi Bỉ cáo buộc nước tương Chinsu thừa chất gây ung thư, hệ thống Citimart tại TP HCM thông báo cho nhà cung cấp sẽ tạm thời rút các sản phẩm mang nhãn hiệu này khỏi các quầy hàng. Thời gian "vắng bóng" Chinsu kéo dài đến khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng. (26/07/2005)

Sẽ kiểm tra nước tương Chinsu
Trong buổi làm việc chiều 25/7 với lãnh đạo Sở Y tế TP HCM, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã yêu cầu Sở kiểm tra chất lượng nước tương Chinsu nhằm xác định hàm lượng 3-MCPD trong sản phẩm này. (26/07/2005)

Bỉ cáo buộc nước tương Chinsu thừa chất gây ung thư
Cơ quan chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ vừa khuyến cáo người dân không dùng nước tương Chinsu vì có lượng chất độc 3-MCPD vượt mức cho phép tới 172 lần. Tuy nhiên, công ty Vitecfood, chủ thương hiệu nước tương này lại khẳng định, sản phẩm nói trên không phải là Chinsu thật. (25/07/2005)

Luyện xương thối thành... nước tương
Xương mua về dồn thành đống, khi bốc mùi hôi thối mới được đập nhỏ nấu kỹ để chắt lọc các chất "tinh đạm". Mùi hôi, váng mỡ sẽ được khử bằng hóa chất. Sau quy trình chế biến, nồi xương hầm trở thành nồi nước tương cao đạm. (15/06/2005)

'Phát hiện thực phẩm độc mà không công bố là có lỗi'

Thứ sáu, 25/5/2007, 21:13 GMT+7

'Phát hiện thực phẩm độc mà không công bố là có lỗi'

Nước tương là món chấm khoái khẩu của nhiều người dân. Ảnh: Thanh Niên.
Chiều 25/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định, sở y tế có quyền và trách nhiệm công bố các thông tin về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Nếu phát hiện có chất độc hại mà không thông báo cho người dân thì lỗi là ở sở y tế.

- Thưa ông, tình trạng nhiều loại nước tương ở TP HCM có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép được phát hiện từ 2005 nhưng nay mới công bố. Tại sao lại có sự chậm trễ này?
- Thông tin cụ thể về vấn đề này hiện tôi chưa nắm được. Tôi đã yêu cầu Cục An toàn vệ sinh thực phẩm báo cáo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp. Nhưng về quan điểm, có thể nói ngay là Bộ Y tế chủ trương công khai, minh bạch khi có thông tin thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân chứ không hề giấu giếm. Và sở y tế là cơ quan có trách nhiệm quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn mình, có trách nhiệm công bố thông tin một cách chủ động mà không cần xin ý kiến của Bộ. Nếu phát hiện mà không công bố là lỗi ở cơ quan này. Ngay cả các viện nghiên cứu chuyên môn không có chức năng quản lý cũng không bị cấm công bố các khảo sát của mình về thực phẩm.
- Nếu phát hiện trong thực phẩm có một chất độc cao hơn mức cho phép, trường hợp nào sẽ được thông báo rộng rãi cho người dân?
- Nếu hàm lượng chất đó chỉ cao hơn môt chút so với mức cho phép và kiểm tra cho thấy đó chỉ là bất cập về mặt kỹ thuật khiến chất lượng các lô hàng không đồng đều thì không cần công bố. Cơ quan quản lý chỉ thông báo cho cơ sở để yêu cầu khắc phục, sau đó theo dõi, kiểm tra lại. Tuy nhiên nếu hàm lượng chất độc cao hơn hẳn so với mức cho phép thì phải công bố cho người dân. Trong trường hợp nước tương ở TP HCM, nếu quả thật hàm lượng 3-MCPD vượt mức cho phép đến hàng nghìn lần thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, cần công bố khẩn cấp và rộng rãi cho nhân dân biết.
- Với các sản phẩm không an toàn, việc thu hồi hiện vẫn chỉ dựa vào sự tự giác của doanh nghiệp. Ông nghĩ sao về điều này?
- Khi phát hiện thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất hay nhập khẩu khẩn trương thu hồi và báo cáo kết quả. Ở nước nào cũng vậy, đây là trách nhiệm của doanh nghiệp, không cơ quan nhà nước nào có thể làm thay. Việc thu hồi có triệt để hay không tùy thuộc vào thời gian bắt đầu thực hiện. Nếu lô sản phẩm lưu hành 5-6 tháng mới phát lệnh thu hồi thì thường rất khó hiệu quả vì đã được phân phối hết. Nhưng dù sao thì việc kiểm tra và thu hồi cũng chỉ là giải quyết phần ngọn. Muốn quản lý tốt về an toàn thực phẩm, cần phải lập một hàng rào để sàng lọc trước khi sản phẩm ra thị trường chứ không phải mở cửa rộng rồi sau đó chạy theo thu hồi.
- Cụ thể là thế nào, thưa ông?
- Ở các nước, việc sản xuất thực phẩm cũng phải được tiêu chuẩn hóa giống như GMP trong dược phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp muốn hoạt động phải đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy trình sản xuất, nhân công... Như vậy, thực phẩm đã được sàng lọc trước khi đưa ra bán, nên ít có nguy cơ thiếu an toàn. Ở Việt Nam chưa áp dụng quy chế này nên việc quản lý thực phẩm rất khó khăn bị động, khi kiểm tra phát hiện vi phạm để thu hồi sản phẩm thì thực chất cũng không giải quyết được vấn đề. Sắp tới, việc sản xuất thực phẩm ở Việt Nam cũng sẽ phải được tiêu chuẩn hóa như sản xuất thuốc.
- Nhưng đó là chuyện tương tai, trước mắt Bộ Y tế sẽ làm gì để lập lại an toàn cho thị trường nước tương?
- Chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan liên quan như quản lý thị trường, chính quyền địa phương... tổ chức một đợt thanh tra toàn diện thị trường nước tương trên toàn quốc. Và không chỉ nước tương, nhiều loại thực phẩm khác có nguy cơ ẩn chứa chất độc cũng sẽ được kiểm tra.

Không chỉ Thứ trưởng Cao Minh Quang chưa nắm được tình hình công bố "nước tương bẩn" ở TP HCM. Ngay cả Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thanh Phong - người được Cục trưởng Trần Đáng chỉ định trả lời báo chí về việc này -cũng cho biết chưa rõ thông tin, bởi "người nắm vấn đề là ông Đáng".
Chiều 24/5, ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định Cục không có chủ trương giấu giếm vấn đề nước tương, nhưng tại sao đến thời điểm này kết quả kiểm nghiệm của năm 2005 mới được công bố, và Cục nhận được thông tin về sự việc từ bao giờ thì ông không rõ. Ông Phong hứa sẽ cập nhật thông tin ngay để chính thức trả lời, nhưng trong ngày 25/5, điện thoại của ông không liên lạc được. Trong khi đó Cục trưởng Trần Đáng vẫn kiên quyết từ chối gặp gỡ báo chí.

Nước tương chứa độc tố 3-MCPD đã là vấn đề nổi cộm từ nhiều năm nay. Rất nhiều cuộc kiểm tra, xét nghiệm cho thấy phần lớn các mẫu nước tương trên thị trường có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép, thậm chí hàng nghìn lần.

3-MCPD sinh ra trong quá trình thủy phân đạm thực vật bằng axit khi sản xuất xì dầu, nước tương (phương pháp lên men tự nhiên sẽ không sinh ra 3-MCPD). Nếu được nhập vào cơ thể một lượng đủ lớn và thường xuyên, nó có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy nó làm giảm khả năng sinh sản ở giống đực. Tuy nhiên, người tiêu dùng không thể tự phát hiện chất độc này trong nước tương.
Do đó, ngày 22/5 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có công văn yêu cầu Bộ Y tế cung cấp kịp thời, đầy đủ cho báo chí các kết quả kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn quốc, trong đó có kết quả kiểm định chất 3-MCPD trong nước tương sản xuất và lưu hành tại Việt Nam.

Chất gây ung thư 3-MCPD trong nước tương
Thanh Nhàn thực hiện

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/05/3B9F66B2/

Các tin khác:
[Trở về]

Sở Y tế TP HCM đã trì hoãn công bố về nước tương (25/05)
Khẳng định ca nhiễm H5N1 đầu tiên trong năm nay (25/05)
Phát hiện chất độc sudan trong son môi (25/05)
Khách hàng ngần ngại khi mua nước tương (24/05)