1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

jeudi 17 mai 2007

Thanh niên thời đại HCM đã sống và lao động ở các nước XHCN anh em như thế nào?

Thanh niên thời đại HCM đã sống và lao động ở các nước XHCN anh em như thế nào?

Hồ Gươm

Thời bao cấp, đối với hầu hết gia đình cán bộ nhà nước( dân đen thì xin miễn), việc cho con em xuất ngoại bằng con đường đi học tập hoặc lao động xuất khẩu ( sau đây sẽ gọi chung là lao động xuất khẩu vì đi học cũng ở trong tình trạng tương tự) sang các nước XHCN anh em là con đường duy nhất để đi đến “ thiên đường“ hạ giới.

Tiếng là các nước XHCN anh em nhưng sự hiểu biết nói chung về xã hội, cuộc sống và con người bên đó hầu như là con số không. Kiến thức thu lượm được ngoài xã hội và từ những thế hệ đi trước chỉ đủ hiểu rằng, đi Liên Xô thì sẽ có quạt tai voi, nồi áp xuất, bàn là điện…, đi Tiệp Khắc thì sẽ phải lùng mua xe Babetta, xe đạp Eska… đi CH DC Đức thì đóng hàng xe máy Simsons, xe đạp Mifa, giấy ảnh …mỗi nước đều có những mặt hàng đặc trưng riêng, nói chung là rất nhiêu khê. Bởi vì khi đó, chính phủ VN chỉ ký kết hợp đồng hợp tác lao động rồi đưa người sang ồ ạt mà không nghĩ đến chuyện sẽ giải quyết thế nào với mớ tiền bản xứ, nơi người lao động VN sang làm việc. Bởi vì, người lao động VN sẽ nhận lãnh tiền công bằng tiền bản xứ, loại tiền này nói chung không sử dụng được ở VN và cũng không đổi được sang ngoại tệ mạnh ( đô la hoặc DM) do vậy chỉ còn cách là dùng số tiền lao động kiếm được đó để mua hàng hóa rồi đóng thùng chuyển về VN mà thôi. Từ việc này mà nảy sinh ra không biết bao nhiêu bi hài kịch cho người lao động xuất khẩu VN, từ việc săn lùng hàng hóa có khả năng chuyển đổi cao đến việc hối lộ nhân viên Hải quan để hợp pháp hóa thùng hàng gửi về bởi vì mỗi mặt hàng chỉ được phép mua với số lượng rất hạn chế…

Và đó cũng là lý do dân bản địa rất có ác cảm với người VN nói chung, bởi vì hàng hóa thời kỳ kinh tế chỉ huy thì ở đâu và cái gì cũng rất khan hiếm. Người VN sang dùng chiến thuật hối lộ, mua chuộc những nhân viên ở cửa hàng cho nên thường là họ mua hết những mặt hàng “chiến lược“ ngay từ khi hàng mới( thậm chí chưa kịp) nhập kho. Do vậy những mặt hàng này chỉ người VN mới có và người dân bản xứ nếu cần phải mua thì cũng phải mua qua tay người VN thì mới xong!

Khi những người lao động xuất khẩu VN sang đến đất nước XHCN anh em thì mới biết rằng, sự quản lý của chính quyền sở tại cũng như của đại diện chính quyền VN bên đó cũng chặt chẽ không kém gì ở trong nước. Từ việc ăn ở, đi lại cho đến chuyện đầu tóc, quần áo … đều bị nhòm ngó với những cặp mắt xét nét của “ các chú“ trên sứ quán.

Xa quê hương, trở ngại vì ngôn ngữ, vì văn hóa bất đồng, lại bị cấm đoán quan hệ qua lại với người nước ngoài ( dân bản xứ ) cho nên người lao động VN hầu hết chỉ biết tụ họp và đi lại thăm thú nhau trong những thời gian rảnh rỗi, nhưng không phải vì thế mà họ được thoải mái.

Ở mỗi khu nhà tập thể được danh riêng cho người lao động VN đều hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài bởi cổng cao rào kín và đội ngũ nhân viên bảo vệ người bản xứ mà hầu hết là cán bộ hưu trí ngành công an trước kia. Mọi ra vào đều được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn người lạ mặt ở nơi khác lọt vào. Cuối tuần mới được phép tự do viếng thăm nhau nhưng cũng chỉ đến 21h ( nhiều nơi sớm hơn) là phải rời khu tập thể đó. Tất cả đều cấm ngủ lại qua đêm, sau khi hết giờ thăm viếng như đã qui định thì bảo vệ sẽ vào từng phòng để khám xét xem có cất dấu người ở lại hay không.

Tưởng cũng nên biết rằng, người lao động VN, khi vừa chân ướt chân ráo đến đất nước bè bạn. Ngay tại sân bay là lập tức tất cả đều đã bị thu hồi lại hộ chiếu để nộp cho nhân viên Sứ quán Vn để họ “ bảo quản “ dùm, do vậy mỗi khi đi chơi xa, thăm viếng bạn bè dù có tiền cũng không có cách nào thuê được khách sạn mà ngủ lại qua đêm! vì vậy có đủ các trò được nghĩ ra để đối phó với tình trạng cấm lưu lại qua đêm ở các khu tập thể này, mà chủ yếu vẫn là tìm cách leo qua cửa sổ bằng các loại phương tiện thô sơ tự tạo, không ít kẻ ngã gẫy tay gẫy chân vì leo trèo kiểu “ đặc công“ này.

Về vấn đề tình cảm yêu đương lại càng rắc rối hơn nữa, có lẽ vì muốn bảo vệ dòng dõi con rồng cháu tiên tựa như suy nghĩ của người Đức thời quốc xã mà những người VN ở đây chính thức bị ngăn cấm không được quan hệ với dân địa phương. Lôi thôi rắc rối về chuyện này lập tức sẽ bị đội trưởng đội lao động ở đó tố cáo trong những bản báo cáo thường kỳ cho cán bộ quản lý du học sinh và lao động trên sứ quán biết và đối tượng đó sẽ nhanh chóng nhận được vé máy bay đuổi về nước và sẽ bị xử kỷ luật sau đó.

Tình cảm yêu đương giữa người VN với nhau tuy không bị chính thức cấm đoán nhưng phải vượt qua hàng rào bảo vệ như đã nói ở trên, hơn nữa tuyệt đối cấm để vỡ kế hoạch! Nếu cô nào nhẹ dạ mà có bầu thì ngay lập tức cũng bị trục xuất về nước!

Cuộc sống người Lao động Việt nam ở các nước XHCN anh em bị khép kín và cô lập như vậy cho nên hầu hết những người này sau mấy năm lao động trở về cũng hoàn toàn mờ tịt về thế giới bên ngoài, có chăng chỉ thêm kinh nghiệm về săn lùng hàng hóa để đóng thùng và một vài chi tiết vặt vãnh trong cuộc sống thường nhật của người dân trên mảnh đất XHCN anh em mà thôi.

Trong tác phẩm “ những thiên đường mù“ của nhà văn Dương Thu Hương , tác giả đã lột tả rất rõ cái thiên đường mà thế hệ trẻ Việt Nam thời bao cấp đã trải qua, ( sau này xuất khẩu lao động ồ ạt thì đủ mọi lứa tuổi đều đua nhau tham gia vì hy vọng sẽ cải thiện được kinh tế gia đình) và nó đã từng là niềm mơ ước của hàng ngàn, hàng vạn thanh niên Việt Nam khi đó. Những khao khát cháy bỏng vì hy vọng sẽ được mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, được tiếp xúc với một nền văn minh mà trước đó chỉ được biết qua phim ảnh hoặc nghe kể lại mà thôi. Và vượt trội lên trên tất cả là hy vọng được đổi đời vì chuyến đi đó, thời bao cấp, có lẽ đó là cách duy nhất khả dĩ có thể giải quyết được lối thoát về kinh tế mà thôi. Những khát khao cháy bỏng đó có khác khát khao của chàng trai Nguyễn tất Thành trên bến cảng nhà Rồng năm xưa là bao?

Có chăng chỉ là sự tủi nhục vì bị kiểm soát, gò bó hay bị cấm đoán đe dọa nhiều hơn mà thôi.

05/2007
trích xcafevn

Aucun commentaire: