1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

vendredi 1 juin 2007

Hà Nội cho phép và giúp tìm hài cốt tù cải tạo

Hà Nội cho phép và giúp tìm hài cốt tù cải tạo

Trọng Kim - Phỏng vấn ông Nguyễn Đạt Thành.

Ngày Nay:Tổ chức P.O.W Việt Nam đã được chính phủ Việt Nam (VN) “đồng ý cho phép và sẽ giúp Hội P.O.W cùng gia đình cựu tù cải tạo tìm hài cốt những người đã chết trong trại cải tạo và giúp hội nay cùng gia đình cựu tù nhân cải tạo...”

Ông Nguyễn Ðạt Thành, chủ tịch Tổ chức P.O.W Việt Nam (Vietnamese Prisoners of War) ở Houston đã cho báo Ngày Nay biết như vậy. Mặt khác, cùng với tin trên, tòa đại sứ VN ở Hoa Thịnh Ðốn (Washington) qua lời ông Nguyễn Trung, phó tham tán tại tòa đại sứ, người xuống Houston để gặp ông Thành và ban chấp hành hội P.O.W (cũng có tên là hội Ái Hữu HO ở Houston) còn cho biết “Nghĩa trang Biên Hoà sẽ không bị đập phá”.

Qua lời ông Thành, kết quả trên do vận động từ nhiều nhân vật cao cấp Việt, Mỹ trong đó có cả cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông phó Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và ông Tổng lãnh sự Mỹ ở Saigon.

Ông Nguyễn Ðạt Thành, 66 tuổi, từng bị cầm tù cải tạo mười năm tại nhiều trại từ Nam ra Bắc, sang Hoa Kỳ theo diện HO vào năm 1990. Ông hiện làm việc tại văn phòng luật sư Robin Mitchell ở Houston. Ông đã về Việt Nam hai lần với tư cách chủ tịch hội P.O.W Việt Nam và cả hai lần đều có gặp cựu Thủ tướng Kiệt và được ông Kiệt “hoàn toàn ủng hộ” việc làm nhân đạo đi tìm xác các tù nhân cải tạo bị chôn vùi vì nhiều lý do khác nhau, kể cả bị giết khi bỏ trốn khỏi trại.

Song song với việc tìm kiếm thi hài các tù nhân cải tạo, ông Nguyễn Ðạt Thành cũng đã đề cập và thảo luận vấn đề Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa với Thủ tướng Kiệt và đại diện Bộ Ngoại Giao VN ở Hà Nội cùng dân biểu Dương Quốc Trung ở Saigon. Qua lời cựu thủ tướng Kiệt và ông Dân biểu Quốc, ông Phó đại sứ Mỹ ở VN đã hết sức vân động cho hai vấn đề trên với các viên chức cao cấp của chính quyền Hà Nội.

Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đạt Thành của Trọng Kim, báo Ngày Ngay tại Houston.




Trọng Kim: Xin ông nói rõ về tổ chức P.O.W Việt Nam.

Nguyễn Ðạt Thành: Hội Ái Hữu H.O Houston còn có tên là Assistance Association of Former Vietnamese Prisoners of War. Gọi tắt là Vietnamese P.O.W. Hội thành lập vào tháng 1 năm 1992 và ra mắt vào mùa Xuân 1/1993. Hội Vietnamese P.O.W là Hội “Non Profit Organization 501 (C) (3)” (Tổ chức bất vụ lợi). Hội này trực thuộc Tổng Hội Cựu Quân-Cán-Chính VNCH. Tổng hội được thành lập vào tháng 7, 1995 và có giấy phép hoạt dộng của Tiểu bang vào ngày 22/08/2002.

Trọng Kim: Tại sao ông lại có ý định đi tìm hài cốt các anh em tù cải tạo và ông có được ai giúp đỡ không?

Nguyễn Ðạt Thành: Ngay từ khi còn trong trại cải tạo, tôi đã khóc khi chứng kiến những cảnh thật đau lòng của những anh em đã chết trên đường di chuyển từ Vinh (Thanh Hóa) lên Sơn La bằmg xe lửa và xe vận tải. Những anh em trốn trại bị bắn chết và những anh em chết vì không thuốc men và đói khát. Tôi đã hứa với vong linh anh em rằng, nếu tôi thoát được, tôi sẽ hết sức cố gắng, đem anh em về với gia đình. Thực ra lúc đó, tôi không hề dám nghĩ rằng sẽ còn sống để trở về với gia đình.

Sau khi đến Mỹ, tôi nghĩ ngay vấn đề này, nhưng, sức yếu, thế cô, biết làm thế nào? Tôi quyết định lập hội H.O (còn gọi là P.O.W) và tiến tới Tổng hội để tạo cơ hội tốt. Trong khoảng thời gian này, tôi cố gắng tạo quen biết với cộng đồng người bản xứ để tìm hậu thuẫn. Tôi gặp và làm việc với luật sư Robin Mitchell vào năm 1997. Khi luật sư Mitchell cùng với mộạt số người Mỹ đến Việt Nam, trước khi phái đoàn Tổng thống Bush đến VN họp thượng đỉnh APEC hồi cuối năm ngoái, tôi nhờ luật sư Mitchell, nếu có thể, giúp tôi chuyển ý định tôi đến nhà cầm quyền VN (về vấn đề hài cốt). Sau khi trở lại Mỹ ông Mitchell cho biết, ông đã chuyển ý định của tôi đến nhà cầm quyền VN và sẽ có trả lời trong ngày gần đây.

Khoảng mười ngày sau, đại diện của Hội Liên Lạc Người Việt ở Nước Ngoài đã gọi điện thoại cho luật sư Mitchell cho biết, Hội muốn mời Hội P.O.W về Hà Nội, để trình bầy vấn đề chi tiết. Và sau đó, họ đã gửi thư mời đến chúng tôi.

Ban chấp hành P.O.W đã họp và quyết định, cử tôi (chủ tịch) và ông Ðỗ Hồng Sơn (phó chủ tịch) về VN để họp. Trước khi đi về VN, chúng tôi cũng đã họp với dân biểu Nick Lampson [Dân Chủ, Sugarland, người được bầu thay thế DB Cộng Hòa Tom Delay]. Ông dân biểu đã hứa ủng hộ chúng tôi và đang chờ đại hội H.O vào ngày 24-11 để cùng một số dân biểu khác đến tham dự và nghe chúng tôi trình bày, để sau đó sẽ giúp chúng tôi một buổi Hearing để đệ nạp một dự luật ủng hộ lên Hạ Viện Mỹ.


Gặp cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Trọng Kim:Về phía VN, ông liên lạc với ai từ lúc đầu?

Nguyễn Ðạt Thành: Khi đến VN tôi được ông Trịnh Trung giới thiệu đến gặp cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Cựu thủ tướng Kiệt đã tỏ ra vui mừng đón tiếp chúng tôi. Ông tỏ vẻ hối tiếc, nói với chúng tôi: “Xin anh vui lòng chuyển lời hối tiếc của tôi đến anh em, vì đã giữ các anh quá lâu trong trại cải tạo. Việc giữ anh em quá lâu, chỉ đào thêm hố sâu mà chẳng ích lợi gì. Tuy nhiên, xin anh em thông cảm, vì tình hình lúc đó phức tạp. Có những việc ngày hôm nay đúng nhưng ngày mai lại sai... và có những điều hôm nay sai, nhưng ngày mai lại đúng. Ðó là tùy theo hoàn cảnh.”

Sau khi tôi trình bầy ý định muốn tìm hài cốt cựu tù cải tạo, ông Võ Văn Kiệt rất sốt sắng và nói rằng: “Ðây là việc làm hết sức là nhân đạo và nên làm. Tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi cho rằng nhà nước sẽ tích cực ủng hộ.” Ông Kiệt cũng nói rằng dân tộc VN đã mất mát quá nhiều về cuộc chiến vừa qua.

Trong khi thảo luận, ông Võ Văn Kiệt có nói với tôi rằng: đối với ngoại bang, Tầu, Pháp, Mỹ, chúng ta còn xếp lại quá khứ, tại sao chúng ta là người VN lại không quên đi quá khứ để cùng nhau xây dựng đất nước. Trong câu chuyện, cựu Thủ tướng Kiệt đã nhiều lần nhắc đến Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, vì vậy tôi phải đáp lại rằng: “Thưa thủ tướng, tôi đến đây hôm nay, mục đích hoàn toàn nhân đạo. Tôi không có mục đích nào khác hơn, là tìm lại hài cốt những anh em của chúng tôi đã chẳng may nằm xuống, để đem về với gia đình của họ. Tuy nhiên, thủ tướng đã vài lần đề cập với chúng tôi về vân đề Hòa Hợp Hòa Giải, tôi xin nêu lên ý kiến của cá nhân tôi để đáp lại lời của thủ tướng:

Quá khứ quá nhiều “bất trắc”, quá nhiều sự kiện kinh hoàng, tôi đề nghị chính phủ nên đặt mình vào hoàn cảnh của anh em chúng tôi trong ngày 30 tháng 4,75. Chính phủ sẽ nhận ra hoàn cảnh đau đớn, bi thảm và kinh hoàng của chúng tôi ra sao, để rồi hiểu mình phải làm gì, nếu chính phủ thật sự muốn Hòa Hợp, Hòa Giải. Tôi cũng đã lập lại với cựu thủ tướng Kiệt rằng, mục đích của chúng tôi Hoàn Toàn Nhân Ðạo, không chánh trị, mục đích của chúng tôi chỉ tìm kiếm hài cốt anh em tù cải tạo và đem về gia đình của họ, hoàn thành bổn phận của người bạn tù với nhau, không mục đích nào khác.

Cựu thủ tướng Kiệt đồng ý và không hề lập lại vấn đề Hòa Hợp nữa, trước khi ra về, cựu thủ tướng đã nhắc tôi ba lần:

“Sau khi họp ở ngoài Bắc xin anh vui lòng gửi cho tôi, cho tôi biết kết quả ra sao.
Riêng tôi, tôi sẽ đề nghị với chính phủ, yêu cầu quản giáo, trại trưởng phải trở lại trại cũ của mình để giúp, chỉ anh em tìm hài cốt. Trường hợp họ đã về hưu thì cũng phải trở lại để giúp và chỉ cho anh em tìm hài cốt những anh em đã chết.”

Trọng Kim: Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, ông liên lạc với ai từ lúc đầu?

Nguyễn Ðạt Thành: Sau đó, chúng tôi ra Bắc gặp Hội Liên Lạc Người Việt ở Nước Ngoài vào buổi sáng. Chúng tôi chỉ thuyết trình về đề tài luật pháp, vấn đề song tịch, dự định buổi chiều sẽ thuyết trình về hài cốt. Tuy nhiên, vào buổi ăn trưa, một sốạ viên chức thuộc Ủy ban Liên Lạc Người Việt Ở Nước Ngoài, trực thuộc Bộ Ngoại Giao, vì biết tôi hôm sau trở về Mỹ, những người này lập tức, gửi cho Bộ Ngoại Giao, lấy hẹn gấp, đồng thời, cho tôi đến họp với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngọai Giao, ông Nguyễn Quang Hoan. Sau khi nghe tôi trình bày, ông Hoan cho biết rằng: Xin anh chuyển lời tôi với Hội của anh đối với cá nhân tôi, tôi hếạt sức tán thành việc làm nhân đạo này. Tôi nghĩ rằng, chính phủ cũng tán thành. Tuy nhiên, chúng tôi phải trình lên chính phủ để có quyết định. Chúng tôi sẽ trả lời cho anh ngày gần đây.

Cũng trong dịp ở lại Saigon, tôi có dịp gặp dân biểu, kiêm nhà sử học Dương Trung Quốc, ông Quốc cũng cho rằng việc tìm hai cốt anh em tù cải tạo là việc làm nhân đạo đều đáng làm, ông ta hoàn toàn ủng hộ.


Tòa đại sứ Việt Nam tại Washington trả lời

Trọng Kim: Cho tới nay, phía VN đã cho biết ý dịnh của họ ra sao chưa?

Nguyễn Ðạt Thành: Chúng tôi trở lại Hoa Kỳ. Sau đó, sứ quán Việt Nam đã gọi điện thoại, đồng thời đề nghị cử người gặp trực tiếp Ban chấp hành P.O.W, để trực tiếp trả lời về việc tìm hài cốt. Ban Chấp Hành P.O.W và Hội viên của P.O.W gồm 12 người, đã gặp ông Nguyễn Trung đệ nhị tham tán của tòa đại sứ VN ở Hoa Thịnh Ðốn vào ngày 19/02/2007. Ông Nguyễn Trung xác nhận hai vấn đề:

1. Chính phủ VN đồng ý cho phép và sẽ giúp Hội P.O.W cùng gia đình cựu tù cải tạo tìm hài cốt những người đã chết trong trại cải tạo. Tuy nhiên, xin chờ chính phủ đang lập một bộ phận để liên lạc với hội P.O.W trong vấn đề tìm hài cốt.

2. Nghĩa trang Biên Hòa sẽ không có đập phá như tin đồn thất thiệt. Tháng 7 tới, chính phủ sẽ giao lại cho tỉnh Bình Dương. Tỉnh Bình Dương sẽ trình lên chính phủ kế hoạch và quyết định về nghĩa trang Biên Hòa.


Lại gặp cựu thủ tướng Kiệt

Trọng Kim: Từ sau khi tòa đại sứ VN trả lời cho biết chấp thuận, ông có trở về VN lần nào nữa không?

Nguyễn Ðạt Thành: Vào tháng Tư vừa qua, tôi về VN về vấn đề gia đình của tôi, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cho xe đến đón tôi đến gặp ông tại tư gia. Trong lần gặp này, ông Võ Văn Kiệt tỏ vẻ rất vui, không hề đề cập gì đến việc hòa hợp, hòa giải, ông rất vui vẻ nói:

- Tôi đã giúp cho anh được mấy việc, thứ nhất, vào năm 2005 kiểm kê Nghĩa trang Biên Hòa, có 12,800 ngôi mộ. Ðến năm 2006, còn lại là 12,600 ngôi mộ. Như vậy thân nhân người chết đã dời đi 200 ngôi mộ... Và vừa qua, ông Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Saigon đã đến gặp tôi, ông có hỏi tôi về quyết định đối với Nghĩa trang Biên Hòa. Tôi nói rằng, tôi không cầm quyền, nên tôi không thể quyết dịnh được. Ông Tổng Lãnh sự nói tiếp:

- Nhưng, nếu ngài là Thủ tướng, thì ngài giải quyết ra sao?

Ông Kiệt đáp:

- Nếu tôi là thủ tướng tôi sẽ dành quyền quyết định cho thân nhân của những ngôi mộ đó. Nếu thân nhân muốn dời đi, thì cho phép họ dời, đất trống, sẽ dành chôn cất những người già yếu. Nhưng nếu họ không muốn dời, muốn giữ nguyên thì cho họ giữ nguyên, cho phép tu sửa lại... Ông nói tiếp, mới đây, tôi đã gặp Bình Dương và Bình Dương cho biết, nếu họ (thân nhân của những ngôi mộ) muốn dời đi thì nên giúp họ, nhưng nếu muốn sửa sang lại thì nên giúp họ sửa sang. Hiện giờ, muốn dời đi thì cho phép, nhưng sửa chữa thì chưa cho phép, phải còn chờ, như vậy cũng tốt. Tôi có hỏi ý chính phủ, chính phủ cũng cho biết, không có gì thay đổi... (nguyên văn như vậy). Ðúng ra, tháng 7 này bộ phận quân đội đóng ở Nghĩa trang Biên Hòa sẽ dời đi, nhưng thành phố cho biết, chưa chuẩn bị đủ chỗ cho toán quân này và họ sẽ xin triển hạn hết năm nay mới chuyển đi và giao lại cho Bình Dương.

Trọng Kim: Ông có đề cập tới vai trò của người Mỹ trong vấn đề này. Xin cho biết thêm chi tiết.

Nguyễn Ðạt Thành: Trong dịp còn ở Sài Gòn tôi có tiếp chuyện với dân biểu Dương Trung Quốc, lần này, ông Dương Trung Quốc cho tôi biết:

- Vừa qua, ông Jonathan Aloisi, phó Ðại sứ Hoa Kỳ có mời ông Quốc và một số nhân vật cao cấp trong chính phủ Việt Nam đến dự một buổi tiếp tân tại nhà riêng của ông phó Ðại sứ tại Hà Nội, có cả Trung tướng Smith, Giám đốc cơ quan Cứu nạn Thiên nhiên, ông dân biểu Quốc đã đưa vấn đề Hội P.O.W đề nghị tìm hài cốt của tù cải tạo và vấn đề Nghĩa trang Biên Hòa tất cả những người tham dự gồm có những yếu nhân của chính phủ VN và Hoa Kỳ đều nhiệt liệt ủng hộ.

Hiện nay, chúng tôi đang chờ và hy vọng sẽ được đáp ứng. Cầu xin vong linh anh em phù hộ cho chúng tôi được dễ dàng hoàn tất công việc nhân đạo này. Một điều hết sức kỳ diệu, ngay khi đài Á Châu Tự Do phỏng vấn tôi, nhiều nơi trên nước Mỹ, kể cả Canada, anh em H.O, cựu quân nhân gởi về tấp nập và hưởng ứng hết sức nồng nhiệt. Phải chăng hồn thiêng của chiến sĩ đã hiển linh.



--------------------------------------------------------------------------------

DCVOnline:

- Ông Nguyễn Ðạt Thành là chủ tịch Hội P.O.W Việt Nam tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.

- Bài do tác giả Trọng Kim, báo Ngày Nay tại Houston gửi cho DCVOnline.

dcv


Re: Hà Nội cho phép và giúp tìm hài cốt tù cải tạo
2007-06-01 00:42:28
http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/
Trúc Lê


Lời ông Võ Văn Kiệt: “Nếu tôi là thủ tướng tôi sẽ dành quyền quyết định cho thân nhân của những ngôi mộ đó. Nếu thân nhân muốn dời đi, thì cho phép họ dời, đất trống, sẽ dành chôn cất những người già yếu”.

Đây là một ý đồ xấu xa muốn phá bỏ di tích lịch sử của nghĩa trang quân đội VNCH. Tại sao đất trống lại cho người già (dân sự) đem chôn lẫn lộn vào trong nghĩa trang quân đội nơi dành riêng để an táng những quân nhân đã hy sinh vì Tổ quốc ở Miền Nam VN trước năm 1975 ? Rõ ràng là đảng CSVN đang âm mưu dần dần xóa bỏ di tích lịch sử này. Nội cái việc họ đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội thành Nghĩa Trang Bình An cũng nói lên hậu ý này.

Tôi cực lực phản đối âm mưu xóa bỏ di tích lịch sử Nghĩa Trang Quân Đội VNCH ở Biên Hòa. Chúng ta cần tranh đấu mạnh mẽ để ngăn cản hành vi xâm phạm danh dự của những người quân nhân đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Không thể để nơi an nghĩ của họ bị xâm phạm và phá bỏ dù chỉ dần dần và kín đáo qua dự mưu xấu xa của đảng CSVN. Di tích lịch sử này phải được tồn tại để những thế hệ tương lai ngưõng mộ và tôn kính như những nghĩa trang Quân Đội khác trên đất nước VN cũng như trên thế giới.

Trúc Lê

Re: Hà Nội cho phép và giúp tìm hài cốt tù cải tạo
2007-06-01 01:20:58
http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/
Trúc Lê


(Trích bài Lời Công Bằng Cho Trung Tâm Asia của Việt Cường)

Nhìn lại lịch sử chiến tranh khi người thanh niên đứng lên đáp lời sông núi, người chiến binh chỉ chấp hành mệnh lệnh cấp trên, xác thân họ không nên trả thù, không nên nhục mạ. Sau Đệ Nhị Thế Chiến có những tấm gương mà tập đoàn VC cần học hỏi thêm về tinh thần văn minh và ý niệm về lương tâm nhân loại.
Vào ngày D-day 6 tháng 6, năm 1944 để giải phóng nước Pháp, Hoa Kỳ đưa quân sang tham chiến tại Âu Châu, rồi sau chiến tranh kết thúc những tử sĩ hai bên Đồng Minh và Đức Quốc Xã được chôn cất trang trọng trong cung cách "Nghĩa Tử Nghĩa Tận". Nước Pháp không kỳ thị người chết như tập đoàn VC đã nhẫn tâm đối xử dã man với vong linh tử sĩ VNCH. Nghĩa trang chôn cất các binh sĩ Hoa Kỳ và Đức tử trận được đối xử đồng đều như nhau, nơi yên nghỉ của người chiến binh được thiết lập dọc theo bờ biển Normandie. Nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ tại Omaha Beach ở vùng Coleville sur Mer là nơi an nghỉ của 9.387 quân nhân Hoa Kỳ hy sinh tại trận địa xa xôi quê hương. Cách đó 10 cây số là nghĩa trang La Cambe nơi yên nghỉ của 21.115 lính Đức, mộ bia và đài tưởng niệm những quân nhân Đức được xây dựng uy nghị, thật.mỹ thuật. Khi vào cổng người ta mục kích biểu ngữ ''Họ đã không có sự chọn lựa", rồi một câu ghi nhận khác tại tượng đài: "Hòa giải trên các mộ phần". Nhìn về quê hương xứ sở, những chủ nhân ông chiến thắng quê mùa tại Hà Nội sau ngày 30 tháng 4, năm 1975 cho trả thù đập phá tượng Tiếc Thương, một biểu tương thiêng liêng cho vong linh tử sĩ VNCH, các mộ phần bị mai một, quanh cảnh trở nên hoang phế.

Hai bài học khác dành cho tập đoàn ác quỉ VC vì hành xử thất nhân tâm là gương của hai nước Hoa Kỳ và Đức, đất nước của họ cũng đã bị chia đôi. Tây Đức đã dang tay cưu mang người em Đông Đức không tốn xương máu vô ích trong tình huynh đệ khi thống nhất xứ sở. Rồi cuộc nội chiến của Hoa Kỳ là bài học thật sự hòa giải, tha thứ cho nhau để thăng tiến đất nước. Hoa Kỳ trải qua cuộc nội chiến cay đắng phân chia Nam và Bắc tốn nhiều máu xương, nhưng kết cuộc thật đáng cho thế giới suy ngẫm, một bài học căn bản cho tập đoàn Việt Cộng học hỏi. Khi chính phủ miền Bắc (The Union) thắng cuộc nội chiến, họ có chính sách tế nhị, nhân hậu và bao dung thực sự khoan hồng quân dân miền Nam (The Confederate), mặc dù cuộc chiến rất khốc liệt, làm tổn thất cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích chỉ trong 4 năm từ tháng 4,1861 đến tháng 4, năm 1865. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nạn nô lệ, một trong những nguyên nhân đã gây ra nội chiến. Hai bên chiến tuyến có hai vị tướng chỉ huy tài giỏi, nhân hậu tiêu biểu là tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc chỉ huy quân Potomac (Bắc quân) và tướng Robert E. Lee của miền Nam, chỉ huy quân Virginia (Nam quân). Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi gồm 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen, trong khi chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.

(còn tiếp)

Re: Hà Nội cho phép và giúp tìm hài cốt tù cải tạo
2007-06-01 01:24:28
http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/
Trúc Lê


Khi kết thúc cuộc chiến tử sĩ của quân đội hai bên được lo an táng, chôn cất chu đáo, trong tinh thần bình đẳng anh em trong một nhà tại các nghĩa trang quốc gia khắp nơi như Gettysburg National Cemetery (Pennsylvania), Salisbury National Cemetery (North Carolina),... và Arlington National Cemetery (Virginia); Tại Nghĩa trang nổi tiếng Arlington là nơi an giấc ngàn thu cho 20,000 Nam và Bắc quân đã hy sinh vì cuộc chiến, họ nằm cạnh nhau, xóa bỏ kết quả dù thắng hay bại.

Lịch sử cho thấy rằng chính phủ miền Bắc Mỹ (The Union) thắng trận khôn ngoan hơn phe Việt Cộng ngu xuẫn ác ôn đã thắng trận. Trong văn bản chấp nhận khi miền Nam đầu hàng, lịch sử đã ghi nhận rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlement Agreement). Trên văn tự kết thúc cuộc chiến trong các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox, Virginia có tranh sơn dầu hình tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Người ta muốn nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị hạ nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng là dân Mỹ nói chung sẽ bị sỉ nhục. Cuộc chiến tranh nội chiến của Hoa Kỳ tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Tất cả đã được thể hiện trong tác phẩm lừng danh và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the Wind), do nữ nhà văn Margaret Mitchell viết và ấn hành vào năm 1936, một năm sau dó bà đoạt giải Pulitzer về văn chương.

Xem lại DVD Asia-54, chúng ta nghe Việt Dzũng và Thanh Toàn kể về hậu quả mà xác thân, xương cốt của tử sĩ của quân đội VNCH bị nhục mạ, bị bạc đãi trái với qui luật chiến tranh, lương tâm đạo đức con người, hay tinh thần quân tử. Có phải chăng Asia-54 nhắc lại lòng nhân đạo mà thế giới văn minh đã có và chế độ CSVN cần có ? Thực vậy, tập đoàn Việt Cộng vô lương tri và bất nhân không xứng đáng tồn tại trong cộng đồng thế giới văn minh của nhân loại.
………………

Việt Cường

(Nguồn: http://www.doi-thoai.com/baimoi0507_271.html )

Aucun commentaire: