1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

vendredi 8 juin 2007

Muốn hết 'trên đe dưới búa'

Muốn hết 'trên đe dưới búa'

Nguyễn Hùng


Ông Thịnh nói các nhà đầu tư Việt Kiều chịu cảnh 'trên đe dưới búa'
Một trong những nhà đầu tư Việt kiều có tiếng kêu gọi chính phủ Hà Nội làm nhiều hơn nữa để khuyến khích Việt kiều về nước và góp phần hòa hợp hòa giải.
Trong phỏng vấn với BBC ít ngày trước khi diễn ra chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Ngọc Thịnh nói rằng Việt Nam có thể thay đổi cách đối xử với những Việt Kiều hiện đang có mặt ở Việt Nam nhằm thu hút thêm đầu tư của Việt kiều

Ông Thịnh, người có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại những công ty công nghệ có tiếng của Hoa Kỳ nay là Tổng giám đốc Doanh nghiệp Phát triển phầm mềm Pyramid ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ông nói với BBC: ''Cá nhân tôi, tôi cũng không cần chào đón gì hơn người khác.

''Nhưng tôi về đây tôi đầu tư, tôi làm việc thì ít nhất tôi cũng phải được đối xử như người trong nước.

''Cho tới nay tôi vẫn chưa thấy điều này.

Ông Thịnh nói ông nhận thấy các công ty nước ngoài và các công ty trong nước đều dễ làm ăn hơn các doanh nghiệp của Việt kiều.

''Các công ty của chúng tôi lọt ngay ở giữa nên khó khăn hơn so với cơ hội làm ăn ở chỗ khác.

''Trong nước mình không quen biết nhiều và việc có một nhóm để than phiền khiếu nại cũng khó.''

'Trên đe dưới búa'

Ông Thịnh, người rời Việt Nam vào tháng tư năm 1975 và tốt nghiệp ngành máy tính ở trường Đại học New Orleans tại Lousiana nói rằng bản thân ông đã chịu sự bất bình của một số thành viên trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ do ông trở lại Việt Nam làm ăn.


Tôi bị biểu tình phản đối, chửi bới rất nhiều lần.



''Họ phản đối rất nhiều. Tôi bắt đầu làm từ thiện ở Việt Nam từ những năm 1990.

''Tôi bị biểu tình phản đối, chửi bới rất nhiều lần.

''Tới khi tôi làm việc ở đây, có lần tôi dùng tên của một khách hàng họ cũng yêu cầu tôi gọi nhà báo lại và bỏ đi vì sợ bị phản đối.''

''Nhưng tôi nghĩ đó là thiểu số thôi. Đa số họ cũng hiểu chúng tôi không phải về để làm chính trị và chúng tôi làm việc ở đây cũng như ở Trung Quốc hay Ấn Độ.

''Tụi này bị cái người ta gọi là trên đe dưới búa.

''Tôi là một thành phần của cộng đồng Việt Nam ở Mỹ nhưng nhiều khi ngay chính trong gia đình tôi có nhiều người không đồng ý mình làm việc ở đây. Nhưng tôi về đây tôi có cảm tưởng người ở đây cũng không tin tưởng những người như chúng tôi.''

Thông điệp

''Nếu tôi nói được với Chủ tịch nước tôi sẽ nói là cộng đồng Việt Nam ở Mỹ rất lớn, rất phức tạp nên cũng không phải vì một nhóm người nhỏ mà có thể hiểu được cộng đồng bên đó,'' ông Thịnh nói với BBC.


Ông Thịnh muốn chính quyền tạo điều kiện bình đẳng cho doanh nghiệp Việt Kiều

''Chuyện nước Việt Nam có quan hệ tốt với cộng đồng Việt Nam ở Mỹ là điều mà không những mình tôi mà ai cũng mong muốn hết.

''Nhưng nó phải được xây lên bằng sự thành thật, hòa hợp, hòa giải.

''Tôi nghĩ Chủ tịch nước nên suy nghĩ cho kế hoạch lâu dài vì cộng đồng hai bên và không nên vì những chuyện nhỏ nhặt mà thay đổi đường hướng.''

Ông Thịnh nói sau sáu năm ở Việt Nam, ông thấy rằng những cố gắng của chính phủ nhằm kéo hai phía lại gần nhau vẫn 'chưa đủ'.

''Đó là giấc mơ của tôi khi thấy cộng đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước hòa hợp hòa giải.

''Nhưng nhà nước Việt Nam chưa làm đủ trong vấn đề này.''

''Tôi ở đây sáu năm rồi. Năm nào gần đến ngày 30/4 cũng thấy trên truyền hình nói những câu như là ''ngụy này, ngụy kia''.

''Cái đó nói với người trong nước nhưng ba mươi mấy năm rồi nếu mình thực sự có ý định hòa hợp hòa giải dân tộc thì nói như vậy nó cho thấy hai bên vẫn còn xa cách lắm.''

'Đơn phương độc mã'

Ông Thịnh nói ông tin rằng đầu tư của Việt kiều sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam trong những năm tới đây nhờ môi trường đầu tư có nhiều thuận lợi và những thay đổi về chính sách của Việt Nam.


Tôi hy vọng người Việt Nam có cơ hội làm việc chung. Hiện đa số đều đơn phương độc mã nên khó thành công hơn.



''Luật pháp nay cho phép Việt kiều được đầu tư được mua đất nên dễ dàng hơn.''

''Tôi không hối tiếc gì về quyết định về đầu tư ở Việt Nam nhưng ông cũng nói ''có nhiều chuyện tôi tưởng là dễ hơn hoặc trôi chảy hơn nhưng không được như tôi muốn.

''Việt Kiều thường làm ăn có vẻ mạnh ai người ấy làm.

''Cộng đồng người Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan người ta đoàn kết hơn và thành công hơn.

''Tôi hy vọng người Việt Nam có cơ hội làm việc chung. Hiện đa số đều đơn phương độc mã nên khó thành công hơn.

''Một bên phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, một bên là các công ty trong nước có quan hệ rộng và khả năng tài chính bây giờ cũng khá hơn rất nhiều.

''Tôi hy vọng trong tương lai Việt Kiều làm ăn ở Việt Nam có thể làm việc chung với nhau có thể thành công hơn và nó sẽ kéo theo nhiều người khác về.

''Những người bạn tôi ở Mỹ cũng đang chờ thử coi những người ở bên này làm ăn ra sao họ mới dám đầu tư lớn hơn.''


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/06/070608_thinh_nguyen_view.shtml

VK ôm đầu máu:
http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=5248

Aucun commentaire: