1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

dimanche 10 juin 2007

Nhan nhản rau nhiễm chì!

Nhan nhản rau nhiễm chì!
09.06.2007 18:30


Nhiều loại rau bán tại chợ bị nhiễm chì nặng - Ảnh: MINH ĐỨC

Bà N.T.B., chủ một ruộng rau ở phường Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM thú thật là bà không bao giờ dám ăn rau do... chính mình trồng. Nhiều người trồng rau khác cũng như thế, hoặc họ trồng những đám rau để ăn riêng. Rau, nhất là các loài rau thủy sinh, đang bị nhiễm độc - nhất là nhiễm độc chì - một cách nặng nề.

Những ruộng rau... bốc mùi!

Tại khu vực trồng rau muống ở phường Thạnh Xuân (Q.12, TP.HCM), chưa kịp nhìn hết một dãy ruộng rau muống xanh rì đã bị một mùi hôi thối xộc vào mũi. Dưới mặt nước, qua kẽ lá rau, là những váng dầu nổi lên.


Một ruộng rau muống dùng nước từ kênh dẫn vào tại phường Trường Thọ, Q.Thủ Đức - Ảnh: V.Hùng

Ở các khu vực phường Trường Thọ, Linh Trung của Q.Thủ Đức hay xã Vĩnh Lộc B, Q.Bình Chánh..., người trồng rau muống, rau nhút, rau cần nước... thường sử dụng diện tích mặt nước kênh hay dẫn trực tiếp nguồn nước này vào ruộng để trồng rau.

Ước tính diện tích trồng rau theo dạng vừa nêu tại TP.HCM chiếm khoảng 215ha. Và chưa có văn bản nào cấm người nông dân trồng rau ở vùng kênh rạch hay sử dụng nước kênh rạch để tưới hoặc dẫn thẳng vào ruộng rau.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, đây là những loại rau có bộ rễ phát triển mạnh trong môi trường nước, dễ trồng, có năng suất cao mà lại không cần phải chi phí nhiều. Nguồn nước này cũng được cho là đủ chất “dinh dưỡng” để nuôi các loại rau trên. Ở một số vùng chuyên canh rau muống, nông dân còn sử dụng xăng, dầu nhớt pha với thuốc bảo vệ thực vật rẻ tiền nhưng có độc tính cao để trừ sâu rầy.

Nhiễm chì quá cao!

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhiễm độc chì là một hiểm họa, ảnh hưởng đặc biệt đến sức khỏe cộng đồng, nhất là trẻ em. Chì cùng một số kim loại nặng khác khi vào cơ thể với hàm lượng lớn sẽ gây ngộ độc.

Với hàm lượng như trong các loại rau trên, chì sẽ không gây ngộ độc cấp tính hoặc gây chết người ngay, nhưng nếu dùng phải trong thời gian dài chúng sẽ tích lũy hấp thụ dần và hủy hoại cơ thể con người. Đặc biệt, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, răng, tóc, da và có thể gây ung thư.

Trong một công trình nghiên cứu về tình trạng nhiễm độc chì đối với sức khỏe cộng đồng, thạc sĩ Đặng Thị Thảo, Phân viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động tại TP.HCM, đã đưa ra một số kết quả đáng báo động.


Sau khi chọn lấy phần ăn được trên những mẫu rau, thạc sĩ Thảo rửa sạch chúng bằng nước thường rồi rửa lại bằng nước cất, để khô. Sau khi tiến hành phân tích, kết quả cho thấy một hàm lượng chì khá cao, vượt mức cho phép trong phần lớn mẫu rau.

Nếu căn cứ theo qui định tạm thời về sản xuất rau an toàn thì có đến 16/25 mẫu vượt gấp nhiều lần qui định cho phép về hàm lượng chì hay có thể kết luận là rau không an toàn. Trong số đó, chủ yếu là các mẫu rau muống được lấy tại phường Trường Thọ (Q.Thủ Đức), phường Thạnh Xuân (Q.12) và các mẫu rau nhút lấy tại phường Trường Thọ, Linh Trung (Q.Thủ Đức), các chợ Gò Vấp, An Đông, Phú Nhuận.


Trước đây, PGS-TS Bùi Cách Tuyến, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, trong một nghiên cứu của mình cũng đã từng đánh giá về hàm lượng kim loại nặng trong các loại rau sống dưới nước. Theo kết quả đó, nhiều mẫu rau được lấy tại TP.HCM bị ô nhiễm nặng. Trong đó, hàm lượng kẽm trong mẫu rau muống lấy tại Q.Bình Chánh cao gấp 30 lần cho phép; tại các ao rau muống ở phường Thạnh Xuân (Q.12) cao gấp từ 2-12 lần mức cho phép. Hai mẫu rau nhút ở phường Thạnh Xuân có hàm lượng chì cao gấp 8,4-15,3 lần mức cho phép. Riêng mẫu rau muống thì cao gấp 2,24 lần. Mẫu ngó sen được lấy ở Q.Tân Bình có hàm lượng chì cao gấp 13,65 lần mức cho phép.

Theo kết luận của các nhà khoa học, nguyên nhân chính dẫn đến rau bị nhiễm kim loại nặng nói chung và nhiễm chì nói riêng là do các loại rau này được trồng gần các cơ sở sản xuất, những nguồn nước bị ô nhiễm, do vi lượng trong phân vượt quá hàm lượng, phân bón hóa học... Ở môi trường này, hàm lượng chì hòa tan đã xâm nhập chuỗi thức ăn, cụ thể là đi vào các loại rau ăn lá, trong đó có rau muống, rau nhút, ngó sen, cần nước...

(Theo Tuổi Trẻ)

Aucun commentaire: