1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

vendredi 8 juin 2007

Văn hóa sùng bái tại Việt Nam

Văn hóa sùng bái tại Việt Nam
Đại Dương

Tệ sùng bái cá nhân xuất phát từ chủ nghĩa stalin được Hồ Chí Minh du nhập vào môi trường chính trị Việt Nam rồi biến thành văn hóa sùng bái.

Đệ nhất bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô, Nikhita Khruschev phát biểu trong diễn văn nội bộ Đại hội XX (không có mặt đại biểu các đảng Cộng Sản trên thế giới) năm 1956, sau khi Josef Stalin qua đời được 3 năm “tệ sùng bái cá nhân Stalin đã bành trướng ngày càng mạnh, và trong một giai đoạn phát triển nhất định, đã dẫn đến một loạt những vi phạm trầm trọng các nguyên tắc, pháp luật và nền dân chủ của đảng ... việc đề cao vai trò một cá nhân, biến cá nhân đó thành kẻ siêu phàm với những đức tính như thần linh là điều xa lạ và không thể chấp nhận được đối với tinh thần học thuyết Mác-Lênin”.

Hồ Chí Minh lấy chủ nghĩa marx-lenin làm kim chỉ nam cho đường lối chính trị, và áp dụng chủ nghĩa stalin cùng với chủ nghĩa mao [trạch đông] để bảo vệ và duy trì quyền lãnh đạo độc tôn trong xã hội.


Chủ trương của Hồ Chí Minh nhằm san bằng, xóa sạch di sản lịch sử dân tộc để dựng lên một nền lịch sử xã hội chủ nghĩa Việt Nam được truyền xuống các đồ đệ.
Giới lãnh đạo cộng sản kích thích tính tị hiềm, ganh ghét của con người cho biến thành lòng thù hận đối với chế độ phong kiến để xóa sạch di tích hào hùng của dân tộc.

Miếu đình, lăng tẩm, đền đài, chùa chiền... thờ phượng những vị anh hùng dân tộc, những bậc tiền nhân có công với xã hội bị đám người cuồng tín phá hủy hoặc đem làm trụ sở hợp tác xã, kho chứa phân ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bắc vĩ tuyến 17) trong thập niên 1960.

Tháp Phật Hoàng tức Tháp Vua Trần Nhân Tôn (nơi nhà vua an tịch) bị đào rỗng ruột, các bài vị, bia, bảng tên Phật Hoàng Tháp bằng đá đen rất lớn cũng bị đập thành nhiều mảnh. Toàn dân Hồng Lạc dưới sự lãnh đạo của vua Trần Nhân Tôn đã chặn đứng vó ngựa của đoàn quân Thành Cát Tư Hản từng dày nát hàng trăm thành quách kiên cố khắp thế giới. Vua phóng thích 6 vạn tù binh Mông Cổ, đại xá cho những kẻ phản bội quê hương để làm rạng rở tính nhân ái và lòng nhân từ của nòi giống.

Năm 1966, bí thư đảng ủy đã chỉ đạo đem hoành phi, câu đối và cổ kiệu trong đền thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng ở Hà Nội ra làm bàn ghế và xe chở phân cho hợp tác xã.

Đền thờ vua Lê Đại Hành tại nơi sinh quán Trung Lập tỉnh Nghệ An đã bị dày xéo bởi đám đông say men với khí thế hừng hực đi truy lùng tàn dư phong kiến trong tiếng trống, kẻng đinh tai nhức óc. May thay, nhiều người Việt chưa mất tính người, chưa bị quốc tế hóa đã lén lút và nhanh chóng cất dấu, phân tán được khá nhiều di vật để ngày nay có cơ hội tái tạo. Nhưng, Đền thờ vẫn bị Chính quyền dùng làm trại chăn nuôi, nhà kho trong một thời gian dài.

Năm 1987, một cán bộ văn hóa tỉnh Nghệ An phát biểu “Về cơ bản, tỉnh nhà đã phá xong những di tích lịch sử”. Dĩ nhiên, phải phát xuất từ chủ trương của của Bộ Chính trị.

May thay, những di tích lịch sử tại nam vĩ tuyến 17 được dân chúng Việt Nam Cộng Hòa gìn giữ và trùng tu. Nếu có bị chiến tranh tàn phá cũng được khôi phục.
Qua các tác phẩm “Cuộc đời hoạt động của Bác Hồ” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” bằng bút hiệu Trần Dân Tiên và Tuyết Lan, Hồ Chí Minh đã tự tô vẽ thành hình ảnh cha già dân tộc, anh hùng dân tộc, tiên ông, giáo chủ quốc giáo cộng sản.

Được sự tài trợ của UNESCO, các Chính phủ ngoại quốc nên Việt Nam vội vả tôn tạo đình chùa, miếu mạo. Nhưng, giáo sư sử học Nguyễn Huệ Chi nhận xét “cái kiểu bôi xanh bôi đỏ lòe loẹt, chữ Hán viết đã xấu lại sai, bẩn và đình miếu nào cũng chỉ thấy rặt một vài câu sáo rỗng”.

Lợi dụng việc trùng tu, đảng Cộng sản Việt Nam lại đưa tượng, ảnh Hồ Chí Minh vào các miếu đền. Tổ đình Quốc mẫu Âu Cơ được lập ra tại thành phố Cà Mau từ đầu thập niên 1960 lợp lá, thờ bằng bài vị, có ngai vua Hùng đối diện. Trong đợt trùng tu năm 1997 bằng tiền góp của dân, cán bộ lập bàn thờ “Bác Hồ” đối diện với Quốc mẫu Âu Cơ. Thế là giấc mơ “cha già dân tộc” của Hồ Chí Minh đã thành hiện thực!

Năm 1982, đình Hắc Lăng thuộc huyện Châu Thành tỉnh Đồng Nai đã làm lễ rước vong linh “Bác Hồ và liệt sĩ” đưa vào điện thờ cùng với các thần thánh bổn địa được nhiều nơi làm theo. Ở đền Hùng Vương tọa lạc Biên Hòa, tượng của Hồ Chí Minh được thờ ở tiên điện như là vị Hùng Vương thứ 19.

Hòa thượng Thích Huệ Thành trụ trì chùa Long Thiền cho rằng “Bác Hồ có cốt cách và đức từ bi của Phật”. Linh mục Nguyễn Kim Đoan, giáo xứ Bùi Thượng nói “Bác Hồ có đức độ gần với Chúa sáng thế, nên trên bàn làm việc luôn có ảnh Bác Hồ và thường trích dẫn lời Bác Hồ để giáo huấn con chiên”. Hồ Chí Minh đã được các tu sĩ quốc doanh tôn sùng như giáo chủ.

Với chủ trương xây dựng nền văn hóa sùng bái; tự bốc thơm; đề thơ xưng “bác bác, tôi tôi” với vong linh các vua Hùng tại đền thờ ở Phú Thọ; tự xưng “cha già dân tộc” khi công chưa thành, danh chưa toại, dĩ nhiên Hồ Chí Minh, hơn ai hết phải cần đến lăng mộ nguy nga và được thờ phượng khắp nơi. Như thế, bản Di chúc năm 1965 hoặc 1969 cũng đều mang tính chất man trá.

Các phe cánh tại Việt Nam đang ráo riết vận động phong thần cho Trường Chinh cũng như Lê Duẩn theo gương Hồ Chí Minh.

Nền văn hóa sùng bái đã ăn sâu vào tâm trí của đảng viên cộng sản, kể cả những kẻ tuyên bố từ bỏ đảng hoặc tự nhận ngọn cờ đấu tranh cho dân chủ. Mấy ai trong số họ dám vạch trần những sai lầm, khuất tất của Hồ Chí Minh.

Trong cuộc mạn đàm qua điện thoại ngày 10-03-07 với tiến sĩ Hà Sĩ Phu và thi sĩ Bùi Minh Quốc, cựu đảng viên cộng sản cao cấp Lê Hồng Hà nói “tôi đã đề nghị các anh em ở ngoài này là khi các ông tham gia đấu tranh thì vấn đề phê phán, lên án ông Hồ thì xin các ông gác lại cho. Quyền nhận xét về ông Hồ thì đó là quyền của mỗi người, nhưng trong đấu tranh chính trị hiện nay, để cho các tầng lớp nhân dân có thể tham gia cùng đấu tranh thì phải tạm gác lại vấn đề phê phán ông Hồ. Đối với đảng Cộng sản thì nếu phê phán những cái hiện nay thì cứ phê phán nhưng tránh phủ nhận tất cả công lao của Đảng trong chiến tranh giải phóng trước đây vì như thế sẽ không có lợi trong vấn đề tập hợp lực lượng”.

Không có can đảm mổ xẻ quá khứ, nhất là những khuyết tật, sai lầm chết người nên đảng Cộng Sản Việt Nam cứ phạm hết lỗi lầm này tới tội ác khác mà vẫn tưởng như lực lượng siêu nhiên.

Không phê phán nền “dân chủ xã hội chủ nghĩa dân chủ triệu lần dân chủ tư sản” do Hồ Chí Minh xây dựng tại Việt Nam thì người tự nhận chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ dựa vào đâu hầu thuyết phục nạn nhân của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để họ ủng hộ công cuộc đấu tranh?

Con đường khai dân trí sẽ thất bại nếu Việt Nam còn tồn tại nền văn hóa sùng bái.
Đại Dương
(@VNNB)
http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4083

Aucun commentaire: