1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

dimanche 8 avril 2007

Thông tin một chiều lạc hậu của ngành truyền thông Việt Nam

Thông tin một chiều lạc hậu của ngành truyền thông Việt Nam
2007.04.03
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Quyền được thông tin là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam hiện có hơn 600 tờ báo viết và gần 100 trang báo điện tử; tuy nhiên theo ý kiến của nhiều người thì hầu như tất cả chỉ loan tải thông tin thuận theo chỉ đạo của cơ quan chức năng. Tình trạng đưa đến những hậu quả cụ thế ra sao?
Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

AFP PHOTO
Trên một số báo tại Việt Nam trong thời gian qua có nhiều bài viết đề cập chi tiết đến nhân thân của một số nhân vật bất đồng chính kiến đối với nhà nước. Thường chúng xuất hiện trên những trang báo của ngành công an như Công an Nhân Dân, hay báo Đảng như nhật báo Nhân Dân. Sau đó nhiều báo khác cũng trích đăng hay đăng nguyên văn những bài báo đó.

Những nhân vật được quan tâm đặc biệt chủ yếu là nhưng nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam như ông Hòang Minh Chính, Trần Khuê, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân…
Đó là nguồn thông tin được coi như duy nhất đối với họ ở trong nước. Đối với những thông tin khác cung cấp những điều chỉ ra những điểm mà các bài báo trong nước nêu lên đã xuất hiện trên mạng Internet.

Tuy nhiên, những trang mạng như thế đều bị tường lửa tại Việt Nam ngăn lại và số người sử dụng Internet chiếm thiều số dân chúng cũng không thể truy cập để có thể đối chứng với những thông tin mà họ đọc hay nghe được từ cơ quan truyền thông trong nước.

Chán, không quan tâm

Cách thông tin một phía như thế trong xã hội ngày nay với truyền thông đa phương tiện và xã hội mở đã bị cho là lạc hậu. Một thanh niên trong nước phát biểu ý kiến về tình hình truyền thông trong nước: “Tôi thấy chán nên không quan tâm đến đọc báo hay nghe đài Việt Nam trong nước.”

Đối với người hiểu biết thì nói còn những người không hiểu biết thì nói làm gì.
Ông Trần Khuê, một giáo sư Hán- Nôm
Chính bản thân của những người bị nêu danh tính và đời tư, quá trình họat động trên báo chí trong nước thì không có cơ hội để trình bày, hay phản bác lại những chi tiết mà họ cho là không đúng, không chính xác hay thậm chí mang tính bôi nhọ cá nhân của họ trên báo chí, truyền thông nhà nước.

Bản thân ông Trần Khuê, một giáo sư Hán- Nôm và công khai nói lên những chính kiến khác biệt của mình từng được đưa lên báo Công an Nhân Dân, ông từng làm đơn khiến kiện về những điều mà ông cho là mạ lỵ, vu cáo đối với bản thân ông. Thế nhưng tất cả rơi vào im lặng, và nay thì ông có ý kiến về tình hình đó. “Đối với người hiểu biết thì nói còn những người không hiểu biết thì nói làm gì.”
Tuy vậy, trong xã hội Việt Nam từ mấy mươi năm qua, đa số người dân quá quen thuộc với luồng thông tin một chiều từ phía truyền thông nhà nước thì họ cũng chỉ biết tin vào những điều được cung cấp từ những phương tiên truyền thông đó.

Gây hiểu lầm ngộ nhận

Dĩ nhiên điều đó gây ra hiểu nhầm và ngộ nhận đối với bản thân những người bị chỉ trích trên báo chí mà không được quyền giải thích, đính chính những điều sai lệch; thậm chí mang tính mạ lỵ đó.

Bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, một người hiện đang bị tạm giam vì những họat động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền mà ông thực hiện lâu nay, cho biết: “Đúng là nhiều người vẫn tin vào thông tin do cơ quan truyền thông nhà nước đưa ra. Từ đó họ nhìn tôi với con mắt ngờ vực.”

Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định xử phạt về tội mạ lỵ, vu khống cá nhân, đơn vị, tổ chức khác trong xã hội.

Tuy nhiên, những vụ kiện như thế lâu nay chưa nhiều, và trong một xã hội thông tin một chiều theo chỉ đạo của nhà cầm quyền thì khó có những ai bị rơi vào trường hợp như những nhà đối kháng lâu nay có thể khởi kiện tội danh vu cáo, mạ lỵ đối với những cơ quan truyền thông được chỉ đạo làm như thế.

Còn những người dân hiểu về quyền được thông tin và muốn hành xử quyền được kiểm chứng thông tin thì hiện vẫn chưa nhiều và hầu như họ không có phương tiện để thực thi những quyền căn bản đó.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Việt Nam từ chối gia hạn visa cho ký giả đài BBC
Chương trình Học bổng Báo chí năm 2007 của SEAPA
Việt Nam tăng cường chính sách kiểm soát thông tin (phần 3)
RSF: Việt Nam vẫn bằng mọi cách muốn thâu tóm quyền kiểm soát làng báo trong nước
Việt Nam tiếp tục tăng cường kiểm soát thông tin (phần 2)
Việt Nam tăng cường chính sách kiểm soát thông tin (phần 1)
Tổ chức RSF gửi thư ngỏ yêu cầu Việt Nam ân xá nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Việt Nam sẽ kiểm soát các trang blog trong nước
Vai trò của báo chí trước các vấn đề của xã hội Việt Nam
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: