Thảm cảnh của phụ nữ Việt quê mùa chất phác đi giúp việc nhà ở Đài Loan
2007.04.19
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Chị Hoa, một phụ nữ miền Bắc, sang Đài Loan làm nghề giúp việc nhà từ năm 2004. với nhiệm vụ chăm sóc một kẽ già yếu. Hết hợp đồng và về nước được hai tháng, chị lại đóng tiền cho môi giới để quay lại Đài Loan, trở lại với gia đình chủ cũ.
Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Tải xuống để nghe
Linh mục Nguyễn Văn Hùng.
Cũng như lần trước, chị Hoa bị buộc làm thêm nhiều việc nặng nhọc ngoài hợp đồng. Tháng Ba vừa qua, khi môi giới phát hiện chị mang thai, điều mà chị không hề biết lúc ra đi, thì họ đã lừa gạt đưa chị đi phá thai ở bệnh viện.
Bị buộc phải phá thai
Đây là một trong những thảm cảnh của phụ nữ Việt quê mùa chất phác đi giúp việc nhà ở Đài Loan mà Thanh Trúc từng tường trình đến quí vị các lần trước. Từ văn phòng trợ giúp pháp lý cho công nhân, người giúp việc và cô dâu Việt Nam ở Đài Bắc, nơi chị đến xin nương náu, chị Hoa thuật lại:
“Em sang Đài Loan ngày 7 tháng Ba, ngày 8 thì đi khám sức khỏe. Ba bốn ngày sau môi giới điện đến nhà chủ bảo em có thai. Em lập tức gọi điện cho môi giới bảo dứt khoát phải cho em về, nhưng bởi vì họ thu tiền lần hai của em nhiều quá, nên khi em hỏi em muốn về phải trả lại em như thế nào thì chắc họ lo là phải trả em số tiền nhiều nên bằng mọi cách họ bảo em phá thai. Họ còn gọi điện về lừa cả chồng em, bảo viết đơn sang để cho em phá thai.
Việc của em là trông một bà già thế nhưng suốt ngày người ta bắt em lên đồi để trồng hoa quả, tối về lại vẫn phải chăm bà già lẫn làm việc nhà nữa. Bởi vì em nhất định đòi về chứ không chịu phá thai, em hỏi số tiền họ thu của em là 7 triệu tiền Việt Nam và hai nghìn đô, thế thì họ lừa em đi phá thai.
Họ kêu ông chủ dẫn em đi viện, bảo em ký giấy kiểm tra lần nữa xem có thai thật hay không. Đến lúc lên bàn người ta tiêm thuốc mê năm phút sau thì em không biết gì nữa. Lúc tỉnh dậy mới biết họ phá mất thai của em rồi.
Phá mất rồi thì em đi về nhà họ cho em nghĩ được từ chiều nay đến chiều mai là bắt em lên núi làm luôn. Thế là em bị chảy máu mười ngày. Đau quá không làm được em mới gọi điện xin môi giới cho về nhưng dứt khoát họ không cho về. Em phải gọi điện đến chổ cha và đến xin cha giúp. ”
Họ kêu ông chủ dẫn em đi viện, bảo em ký giấy kiểm tra lần nữa xem có thai thật hay không. Đến lúc lên bàn người ta tiêm thuốc mê năm phút sau thì em không biết gì nữa. Lúc tỉnh dậy mới biết họ phá mất thai của em rồi.
Chị Hoa
Người mà chị Hoa vừa đề cập tới là linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc văn phòng trợ giúp pháp lý cho công nhân và cô dâu Việt Nam ở Đài Loan. Hiện tại trong nhà tạm trú của văn phòng có hai mươi mấy người giúp việc gặp những cảnh ngộ trớ trêu như chị Hoa chẳng hạn.
Trước kia những cô dâu Việt bị chồng Đài lường gạt hay bạo hành cũng được đưa về đây, nay họ được linh mục Hùng và những người phụ at chuyển sang Trung Tâm Bạo Hành Gia Đình của Đài Loan để bảo vệ cho sự an toàn của họ.
Theo linh mục Hùng, từ giữa 2006 đến giờ con số cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan giảm đi đáng kể vì:
“Thủ tục của chính phủ Đài Loan về cô dâu Việt Nam gắt gao hơn trước, lý do là các tổ chức phi chính phủ Đài Loan đắt nặng vấn đề với chính phủ về chính sách quá lơ là thành thử có nhiều nạn nhân là những người bị buôn bán qua đây.”
Song song với việc đó thì cô dâu nào bỏ trốn thì không được trở lại Đài Loan trong vòng năm năm. Mặt khác chính phủ Đài Loan tìm cách hạn chế quyền lợi của những cô dâu ngoại quốc. Thí du có những cô dâu phải đi gia hạn thẻ cư trú, hồi trước họ tự đi gia hạn nhưng bây giờ bắt buộc phải có chồng đi theo. Mà những người chồng không tốt là họ sẽ không đi với người vợ của mình, cái đó tạo áp lực rất lớn đối với các cô dâu.
Giảm ở Đài Loan, tăng ở Hàn Quốc
Chính vì những qui định mới này, linh mục Nguyễn Văn Hùng cho biết tiếp, con số cô dâu Việt Nam ở Đài Loan giảm đi, nhưng lại có chiều hướng tăng cao ở Hàn Quốc vì thủ tục tương đối giản dị hơn.
Báo Chosun Ilbo phát hành tại Hàn Quốc đưa tin là cứ trong sáu nông dân hay ngư dân Hàn Quốc thì có một người lấy vợ Việt. Năm 2005, gần 3000 đàn ông Hàn qua Việt Nam cưới vợ, phần lớn là những cô gái quê trẻ tuổi thuộccác tỉnh phía Nam.
Từ năm 2005, toà đại sứ Hàn Quốc tại Hà Nội cấp 720 hộ chiếu cho cô dâu Việt lập gia đình với chú rể Hàn Quốc. Con số này cao gấp năm lần tại toà tổng lãnh sự Hàn Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoại trừ những trường hợp may mắn, số phận dâu Việt ở Hàn Quốc cũng không hơn gì số phận dâu Việt bên Đài Loan. Mời quí vị nghe phần đối thoại giữa Thanh Trúc và những cô dâu Việt gặp cảnh bạo hành đang tạm trú trong một trung tâm xã hội ở thành phố Anyang ngoại vi thủ đô Seoul. Hầu hết là gái quê ở các tỉnh phía Nam.
Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Thống Kê Nam Hàn, năm 2006, trên 10.000 cô dâu Việt theo chồng về Hàn Quốc, tăng 74% so với năm 2005. Đa số chú rể là dân cổ cày vai bừa ở thôn quê Nam Hàn.
Cách đây một năm, Việt Nam đã vời tuỳ viên báo chí Hàn Quốc ở Hà Nội đến, đặt vấn đề về bức ảnh đăng trên một tờ báo ở Seoul, chụp cảnh những cô gái Việt quì gối trước mặt một người đàn ông Hàn Quốc đang kén vợ Việt.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới chỉ trích bức ảnh này là một hình thức nhục mạ và hạ thấp nhân phẩm phụ nữ.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Vấn đề đình công ở Việt Nam có thể được giải quyết tận gốc?
Việt Nam soạn thảo nghị định trừ lương công nhân đình công
Sinh viên Việt Nam du học tại thủ đô Bắc Kinh
Nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ Việt Nam tăng cao
Đâu là thực tế của vấn đề Lao động Xuất khẩu?
Người Việt Hải Ngoại, một vũ khí chiến lược cho tương lai Việt Nam
Những hoạt động bảo tồn truyền thống của Người Việt Chàm ở Hải Ngoại
Câu hỏi về nguồn nhân công rẻ mạt được đặt ra khi phong trào đình công tăng cao
Giấc mộng đi Mỹ, một phương thức lừa đảo xuất khẩu lao động
Hàng chục ngàn công nhân Việt Nam tiếp tục đình công
Tòa án Phnom Penh kết án 2 người Đức về tội ấu dâm trẻ em Việt Nam
Hơn 4.000 công nhân ở Sài Gòn vẫn tiếp tục đình công
Cộng đồng người Việt tại Đức tổ chức buổi cầu nguyện cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam
Thêm 2 vụ đình công tại khu chế xuất Đồng Nai, Biên Hòa
Công nhân Khu công nghiệp Biên Hòa đình công
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire