Dầu loang ở Việt Nam, thảm họa và khủng hoảng
2007.04.22
Lê Dân, phóng viên đài RFA
Các vụ tràn dầu, hay dầu loang trên vùng biển Việt Nam đã xảy ra và kéo dài từ 3, 4 tháng nay chưa được tìm ra thủ phạm, nguyên nhân, và do đó chưa thể giải quyết. Vấn đề này hiện đang tiến dần đến một thảm họa cho một nước mà đời sống dân sinh gắn liền với bờ biển. Lê Dân tìm hiểu thêm và trình bày như sau.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe
Thu gom dầu tràn tại khu du lịch Biển Đông TP. Vũng Tàu. Photo courtesy VnMedia
Không còn như những ngày đầu khi các mảng váng dầu xuất hiện là người ta còn nghi ngờ nguyên do là do các tàu dầu lén lút súc rửa bồn chứa, hoặc khoang chở dầu bị rò rỉ.
Giờ đây, các mảng dầu đã tấn công trên 360 kilômét chiều dài 6 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị, vào đến Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Rồi dầu vào đến miền Nam, gây ô nhiễm Bà Rịa-Vũng Tàu, Côn Đảo, giết chết tôm, nghêu, cua, ốc, ở Xuyên Mộc, Tiền Giang, Bạc Liêu.
Biện pháp đối phó
Dân chúng hết sức hoang mang, chỉ biết dùng những phương tiện thô sơ là tay và chân, xẻng và cuốc, để đi thu lượm những cục vón dầu vào một chỗ. Nơi nào cũng được chỉ thị là gởi mẫu cho trung tâm khoa học kiểm nghiệm là loại dầu gì. Một người dân duyên hải cho biết:
“Người ta có qua, qua lấy mẫu rồi báo về Trung tâm Cứu cấp, Phản ứng Nhanh ở ngoải Đà Nẵng. Nhưng cũng chưa thấy người ta vô.”
Váng dầu lan ra Hà Tĩnh, Nghệ An. Mới nhất là xuất hiện tại bãi biển đẹp nhất nước là Nha Trang và ra cả đảo Bạch Long Vĩ ở Hải Phòng. Tại nơi đây, dầu vón cục với mật độ dày đặc, nhiều chỗ kết lại thành đám rộng mấy mét vuông lênh đênh trên mặt biển.
Người ta có qua, qua lấy mẫu rồi báo về Trung tâm Cứu cấp, Phản ứng Nhanh ở ngoải Đà Nẵng. Nhưng cũng chưa thấy người ta vô.
Một người dân duyên hải cho biết
Chiều thứ Sáu 20 tháng Tư, thứ trưởng Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho báo chí biết đã có trên 500 kilômét duyên hải miền Trung đã bị ô nhiễm dầu với các mức độ khác nhau. Bộ vẫn cho là có 3 giả thuyết gây dầu loang, đó là từ các giếng dầu thô, hai là từ các tàu dầu bị đắm và ba là do các tàu dầu súc rửa cặn bã.
Ngay như quan chức trách nhiệm trực tiếp là Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường thuộc bộ Tài nguyên-Môi trường đã từng nhìn nhận thẳng thắn trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng "các biện pháp đã triển khai vẫn còn là đối phó thụ động, chưa có khả năng phát hiện sớm, xác định nguồn gốc và tổ chức xử lí ngay trên biển trước khi dầu lan vào bờ, gây ô nhiễm lớn và khó làm sạch hơn".
Cho tới giờ phút này, các biện pháp đối phó như đã nói, vẫn chỉ là thụ động và thủ công. Việc thu gom cả ngàn tấn dầu phải huy động cả mấy ngàn nhân lực, từ cư dân địa phương, đến học sinh-sinh viên, thanh niên xung phong, bộ đội.....thậm chí nhiều nơi còn dùng tay bóc dầu và bỏ dầu vào túi rác, không có bao tay bảo hộ lao động.
Những công tác đó được tiến hành bởi những người không hiểu hoặc không được nói cho biết dầu được liệt vào loại độc chất, không nên để tiếp xúc với da người. Dầu cần phải được thu gom, xử lí theo quy trình nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn cho người và môi trường xung quanh.
Khi mới đầu, dầu xuất hiện còn ít và giới hạn, gây thiệt hại chưa nhiều, sự bức xúc trong dân chúng các vùng ven biển chưa dâng cao như bây giờ. Còn nay, hàng ngàn hộ nuôi trồng thủy hải sản, khai thác du lịch sắp phải đối phó với thảm họa chưa từng có này. Đó là chưa kể tác hại về sức khỏe cho người dân về lâu về dài.
Nguyên do
Với cảnh dầu loang trên diện rộng từ Trung vào Nam rồi ra Bắc, thì nguyên do của nó phải ở một tầm cỡ lớn. Tiến sĩ Nguyễn thị Bình của đại học Hóa Dầu Hà Nội từng đưa ra nhận xét:
“Trong qua trình khoan, khai thác, hoặc chế biến, đều có thể có sự cố gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhất là hiện nay không chỉ có riêng nước mình, mà còn các nước chung quanh như Trung Quốc, Malaysia .....cũng khai thác rất nhiều. Những sự cố về giếng khoan cũng có thể xảy ra..”
Thời gian qua, các lần phân tích mẫu dầu loang ở miền Trung, miền Nam, cho thấy chúng là dầu thô, chưa qua chế biến. Do đó giả thuyết về tàu dầu gặp nạn, hay tàu dầu súc rửa lén lút có thể bị loại trừ.
Trong qua trình khoan, khai thác, hoặc chế biến, đều có thể có sự cố gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhất là hiện nay không chỉ có riêng nước mình, mà còn các nước chung quanh như Trung Quốc, Malaysia .....cũng khai thác rất nhiều. Những sự cố về giếng khoan cũng có thể xảy ra.
Tiến sĩ Nguyễn thị Bình
Tuy nhiên, thành phần hóa học của các mẫu dầu đó lại khác nhau, cho thấy chúng phát xuất từ những giếng khoan khác nhau, không phải của những giếng mà Việt Nam đang khai thác, theo sự khẳng định của giới chức dầu khí Việt Nam. Vậy thì chúng xuất phát từ đâu ?
Câu hỏi đó không khó trả lời, nếu người ta xét hướng gió mùa và hướng thủy triều vào thời điểm này trong năm. Đã có tin nói rằng trong mùa bão vừa qua, các cơn bão Sangxane, Chanchu, Utor....đã tác hại một số giếng khoan của Trung Quốc gần đảo Hải Nam.
Tại nhiều nước có quan tâm và dự phóng, họ đã đầu tư và có kế hoạch dài hơi để bảo vệ môi trường biển của họ, thì có lẽ công việc tìm hiểu nguyên do và thủ phạm nhằm xử lý, ngăn ngừa và đòi bồi thường thiệt hại không mấy khó khăn. Phần lớn các nước đều có khả năng nghiên cứu ảnh chụp bằng vệ tinh, cử máy bay chuyên dụng thám sát tuần tra trên biển....
Đến nay, phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng mới có chỉ thị bộ Tài nguyên-Môi trường làm thủ tục tham gia "Hệ thống Quan trắc Trái đất" của thế giới nhằm được chia sẻ thông tin về giám sát, cảnh báo thiên tai và môi trường qua giải đoán, phân tích ảnh vệ tinh. Các bộ ngành còn rụt rè đề nghị đưa yêu cầu ngoại giao đến các nước trong vùng như Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines nhờ trợ giúp Việt Nam đối phó nạn dầu loang.
Tất cả liệu có kịp để nạn đó khỏi trở thành thảm họa lớn, gây khủng hoảng hay không thì chưa thể biết rõ.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Ủy Ban Liên chính phủ cảnh báo về thay đổi khí hậu
Tình trạng thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng đến cuộc sống con người
Một người nuôi hổ ở Bình Dương dự định kiện chính quyền
Nạn dầu loang ở Việt Nam và Đông Nam Á: giá của phát triển ?
Những đợt mưa trái mùa xuất hiện tại nhiều tỉnh Nam Bộ
Dầu loang ở các tỉnh ven biển Việt Nam ảnh hưởng đến người dân và môi trường
Nguyên nhân khiến khí hậu Đà Lạt thay đổi đột ngột
Phỏng vấn Bộ trưởng Mai Ái Trực về những biện pháp bảo vệ môi trường trong những năm sắp tới
Việt Nam cảnh báo về tình hình ô nhiễm môi trường trong nước
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
-----
Dầu tràn có thể từ Trung Quốc sang
Dầu loang đã tấn công vào nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang
Đã ba tháng trôi qua kể từ khi dầu thô tấn công một số bãi biển, khu rừng ngập mặn và trại thuỷ sản dọc đường bờ biển Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay nhưng chính phủ nói vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc bí ẩn của loại dầu này.
Hồi cuối tháng Ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cần hợp tác quốc tế để tìm hiểu nguyên nhân.
Yêu cầu được đưa ra sau khi Việt Nam khẳng định dầu tấn công không có nguồn gốc từ Việt Nam.
Lần đầu xảy ra dầu loang là hồi tháng Giêng, tại các khu vực miền trung. Lần thứ hai được phát hiện hôm 11 tháng Ba, tại vùng duyên hải phía nam.
Dầu từ Trung Quốc?
Hãng tin AFP trích lời ông Nguyễn Sơn Hà, người đứng đầu Uỷ Ban Tìm Kiếm Và Cứu Nạn Quốc Gia nói có khả năng đây là dầu rò rỉ từ một dàn khoan của Trung Quốc tại đảo Hải Nam, vốn bị hư hại bởi trận bão năm trước.
Gần đây, báo Tuổi Trẻ có nhắc tới tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc China National Offshore Corporation (CNOOP) như một nguồn có khả năng đã gây dầu loang.
Tuy nhiên, được biết CNOOP đã từ chối bình luận trước các câu hỏi của phóng viên AFP từ Bắc Kinh.
Trong tuần, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin khu nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam là Nha Trang bị dầu tấn công nghiêm trọng.
Mức độ dầu loang không chỉ khiến du khách e ngại mà còn gây hại tới các trại nuôi tôm hùm ở tỉnh Ninh Thuận kế bên.
Tuy nhiên, nói chuyện với đài BBC, Phó Chủ Tịch Tỉnh Khánh Hoà Huỳnh Ngọc Bông nói thành phố Nha Trang chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và nạn dầu loang đã được xử lý ngay trong một thời gian ngắn. Ông phó chủ tịch tỉnh không cho biết thêm chi tiết.
Ông giám đốc Sở tài nguyên môi trường của tỉnh Khánh Hoà cũng từ chối trả lời các câu hỏi của Ban Việt Ngữ Đài BBC.
Được biết, trong tuần, Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam đã đề nghị Nhật Bản giúp đỡ xác định nguồn gốc dầu loang, một công việc đòi hỏi tới công nghệ vệ tinh phức tạp mà hiện Việt Nam chưa có.
BBC
----
csvn bị Trung quốc chơi, gây áp lực !?
VN không dám hé môi sợ anh hai Trung cộng rầy !
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire