1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

vendredi 20 avril 2007

Thế Nào Là Quyền Được Nói ? Quyền Lao Động ? ...

Thế Nào Là Quyền Được Nói ? Quyền Lao Động ?
Và Thế Nào Là Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia ?

?? Lê Trí Tuệ

?? chúng tôi đấu tranh để mà có được tự do dân chủ ở Việt Nam và đi đúng với xu thế tiến bộ cuả thời đại hôm nay, thì lại bị quy kết chụp mũ cho những tội danh không hề có thực ??

Hiện nay , trên thế giới có trên 1,2 tỉ người đang sống dưới mức một đô la một ngày . Và trong số những người nghèo này, nhiều người không chịu được cảnh bần cùng về vật chất và thể chất, lại không có quyền lên tiếng trong những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống cuả họ. Hơn thế nữa, tham nhũng cùng công tác quản trị nhà nước còn lỏng lẻo làm xói mòn tính hiệu quả cuả viện trợ. Đó những tiến bộ nhất định trong việc giải quyết những thách thức này, song phát triển là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều hành động trên nhiều mặt trận đời sống, kinh tế, xã hội, mà một phần then chốt cuả chiến lược phát triển hiệu quả là phổ biến kiến thức và tăng cường tính minh bạch. Xoá đói và giảm nghèo tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cuả mỗi quốc gia, nhưng phải thể hiện được tính tự do hoá và x㠨ội hoá quyền tiếp cận thông tin , cũng như nâng cao chất lượng thông tin. Với nhiều thông tin hơn, người dân sẽ được tăng cường hiểu biết pháp luật, nắm bắt được công nghệ, khoa học kỹ thuật giúp cho người dân có cơ hội được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra những gì mà pháp luật không cấm, góp ý chính phủ để có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

Từ những luận điểm trên, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận chính là những vấn đề cốt l?uyết định cho nền tảng cuả sự phát triển, công bằng. Truyền thông có thể vạch trần tham nhũng. Nó có thể kiểm chứng chính sách công, thông qua việc hướng dẫn sự chú ý người dân vào các hoạt động cuả chính phủ. Nó cho phép người dân được bày tỏ nhiều quan điểm khác nhau về sự quản trị cuả nhà nước và cải cách hành chính dịch vụ công, cũng như góp phần xây dựng sự đồng thuận trong công chúng để tạo ra sự thay đổi. Nó còn hỗ trợ cho các thị trường vận hành tốt hơn, nhất là trong tiến trình toàn cầu hoá và dân chủ như hiện nay, truyền thông không bị trở ngại về mặt vị trí địa lý gianh giới quốc gia. Song kinh nghiệm cho thấy, tính độc lập cuả truyền thông rất mong manh và rất dễ bị tổn thương. Mọi chính phủ đều thường xuyên bó buộc truyền thông. Đôi khi truyền thông còn bị kiểm soát bởi những lợi ích cá nhân đầy thế lực đang muốn bưng bít thông tin. Học vấn thấp, vốn con người và và công nghệ nghèo nàn , cũng có thể hạn chế vai trò tích cực cuả truyền thông . Và chúng ta từng thấy tác hại cuả việc vận động và thông tin tắc trách ? Bằng chứng là tác hại khủng khiếp cuả việc tuyên truyền chiến tranh ở Ruanđa. R?agrave;ng là để hỗ trợ cho phát triển, truyền thông cần một môi trường phù hợp ? xét về tự do, năng lực kiểm soát và đối trọng. Báo cáo phát triển thế giới năm 2002 khẳng định rằng vai trò cuả truyền thông đối với phát triển về ảnh hưởng cuả truyền thông đến những kết quả phát triển trong những bối cảnh khác nhau, đưa ra bằng chứng về môi trường chính sách, sự cần thiết để giúp truyền thông có thể hỗ trợ thị trường kinh tế, chính trị, đồng thời nói lên tiếng nói cũng như ?acute; cuả những người yếu thế, nhằm thiết lập những kênh thông tin để tiếp cận và cộng tác với chính phủ nhằm củng cố và xử l?circ;ng tin liên lạc về phát triển có hiệu quả. Để đạt được những nỗ lực trên là sự đóng góp cuả những cá nhân và tổ chức cuả hàng nghìn chương trình (NGO) NON ? GORVERNMENT ORGANIZATION trên khắp thế giới, tài trợ cho các quốc gia nghèo và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm trợ giúp cho người dân là các đối tượng thụ hưởng chính sách kinh tế x㠨ội một cách tốt nhất từ các cơ quan chính phủ. Mà quyền lao động là một phần quyền cuả con người (Nhân Quyền). Người dân có quyền lựa chọn một việc làm tử tế mà mình yêu thích, chứ không phải bất cứ việc gì, là phần không thể thiếu được cuả phẩm cách con người. Công ăn việc làm góp phần rất quan trọng vào việc giảm nghèo hay tạo ra sự thịnh vượng , nền dân chủ, sự tôn trọng quyền con người và tự do cá nhân lâu dài.

Các cơ hội việc làm, tỉ lệ người có việc làm và người thất nghiệp là các lăng kính để người dân đánh giá năng lực cuả các quan chức chính phủ, sự phồn vinh cuả x㠨ội và tình hình kinh tế thế giới. Tăng cơ hội việc làm tốt cho người dân là một dấu hiệu quan trọng chứng tỏ toàn cầu hoá mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Không có một thể chế dân chủ nào được thiết lập mà không thông qua các họat động đấu tranh vì quyền lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc thường diễn ra trong phạm vi các phong trào họat động x㠨ội lớn hơn như cuộc đấu tranh vì quyền tự do và quyền được tham gia một cách đầy đủ và công bằng vào đời sống chính trị và x㠨ội ở mỗi quốc gia. Vào giữa thế kỷ 20, các đảng trung tả cầm quyền ở các nước đ㠶à đang phát triển cho ra đời nhiều luật tiêu chuẩn hoá các quy định lao động tiên tiến như mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, các khoản đền bù, nghiêm cấm lao động trẻ em, sa thải có l?chính đáng, các quy định về an toàn sức khỏe, quyền thành lập công đoàn và đàm phán, nghỉ phép có lương và chính sách khi đi công tác Và chuẩn mực lao động trong bối cảnh ở mỗi quốc gia nhưng phải đáp ứng những chuẩn mực lao động quốc tế và việc thi hành luật cuả các nước thành viên. Và Hiệp ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự và hiệp ước quốc tế về quyền kinh tế văn hoá và x㠨ội. Tiêu chuẩn quốc tế thường đóng vai trò là cơ sở để các quốc gia ban hành và thực thi luật ở trong nước. Tuyên bố chung về quyền con người cuả liên hiệp quốc đ㠭inh định những quyền cơ bản của con người.

Bảo vệ quyền lao động là trách nhiệm, quyền lợi cuả người lao động và mỗi cá nhân trong cộng đồng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đ㠣ông nhận các quyền cơ bản cuả người lao động như quyền tự do lập hội, quyền được đàm phán tập thể, quyền từ chối lao động cưỡng ép, phản đối sự phân biệt đối xử ở nơi làm việc và xoá bỏ sử dụng lao động vị thành niên. Những quyền này nằm trong Tuyên bố Toàn cầu về Quyền con người cuả Liên Hiệp quốc năm 1948 và Tuyên bố về Quyền và Nguyên tắc cơ bản trong lao động năm 1998 cuả (ILO) International Labour Organization. Cả hai tuyên bố đều đ㠦#273;ược hơn 170 quốc gia công nhận. Kể từ khi đổi mới, chủ trương cuả đảng và nhà nước đ㍊chỉ đạo các cấp các nghành không còn giấu giếm hay bí mật trong mặt kinh tế hay x㠨ội là một điều đáng khích lệ. Mà cụ thể là từ năm 1988, ĐCSVN đang áp dụng và phổ biến dân chủ cơ sở qua khẩu hiệu / nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Nhưng trên thực tế thì những người dân tham gia hoạt động xã hội và bảo vệ nhân quyền, tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam không những không được đảng và nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để phát triển hay trả lương, mà còn bị gây khó khăn về mọi mặt trên cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Đơn cử trường hợp cuả tôi, chỉ vì muốn khiếu kiện đòi lại sự công bằng và lẽ phải cho tôi khi các cá nhân trong cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, giúp dân oan khiếu kiện, đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho công nhân và sự cần thiết phải thành lập một công đoàn độc lập với chính phủ, thực sự lưu tâm đến quyền lợi cuả người công nhân, hay sự lên tiếng cần thiết phải có một tổ chức nhân quyền bảo vệ cho những quyền lợi cơ bản cuả nhân dân hợp hiến và phù hợp với thông lệ quốc tế, qua thực tế những năm qua, những tiêu cực trên khắp mọi mặt cuả đời sống x㠨ội ,mà chính phủ không thể kiểm soát và ngăn chặn triệt để. Nhất là Quyền Công nhân hiện nay chưa được quan tâm đúng mực, nên dẫn đến hàng trăm nghìn công nhân Việt Nam biểu tình trên khắp cả nước để yêu cầu các nghành chức năng liên quan và giới chủ phải cải thiện cuộc sống cơ cực cuả họ , từ thực tế cho thấy: "Pháp luật Việt Nam hiện hành thiếu những qui định đúng đắn cuả công nhân, thậm chí không hề có một định nghĩa về đình công. Mặc dù trong Bộ luật lao động có điều khoản cho phép người công nhân đình công, nhưng để thực hiện được điều này nhà nước lại qui định nhiều thủ tục rất nhiêu khê và bất khả thi."

Pháp luật Việt Nam hiện hành cản trở đình công: Luật Việt Nam không định nghĩa đình công là gì nhưng lại quy định thế nào là một cuộc đình công bất hợp pháp, và như vậy luật pháp đ㠴rở thành công cụ để các cơ quan an ninh thẳng tay đàn áp các cuộc đình công. Công đoàn trong thời gian qua không thành công trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. ĐCSVN hoàn toàn bất lực trong việc làm cho công đoàn họat động hiệu quả với đầy đủ trách nhiệm cuả nó. Thế nhưng Chính quyền không từ bỏ tham vọng thống trị giới công nhân mặc dù Tổng liên đoàn lao động hoàn toàn bất lực trước các đòi hỏi cuả công nhân lên nảy ra đình công hàng lọat trên diện rộng. Vì vậy họ khống chế công nhân bằng pháp luật. Đó là khiến cho luật lao động 2002 được ban hành. Luật 2002 không hề định nghĩa thế nào là đình công. Đặc biệt điều 170, 171 và các điều kế tiếp cuả luật 2002 đòi hỏi công nhân muốn đình công phải trải qua thủ tục hoà giải 17 ngày. Nếu hoà giải bất thành, công nhân phải được một nửa số công nhân đồng nghiệp phải xin đình công, cộng với ba nhân viên ban chấp hành công đoàn đồng ý nộp đơn đình công đến các cơ quan liên hệ. Có như vậy, cuộc đình công mới hợp pháp theo luật như trên trình bày.

Thông thường công đoàn ở các doanh nghiệp đều do ban giám đốc chỉ định, chịu sự điều khiển từ ban giám đốc, qua các vụ đình công ở Sài Gòn và Bình Dương vừa qua. Như vậy thì làm gì có sự việc ban chấp hành công đoàn giúp công nhân đình công. Không còn nghi ngờ gì nữa, luật lao động 2002 cuả Chính Phủ là luật có chủ ?acute;n tiếp nhưng dứt khoát và cứng rắn ngăn cấm công nhân đình công. Không những thế: nghị định 31 CP và nghị định 56 CP , cho cơ quan an ninh quá nhiều quyền hành để gây cản trở đến sinh hoạt đời sống tinh thần cuả người dân . Có quyền câu lưu, triệu tập , cưỡng chế hoặc tạm giữ công dân mỗi khi công an nghi vấn mà không cần chứng cứ để chứng minh và không cần đưa ra toà án xét xử theo luật định.

Từ những luận điểm trên và sự cần thiết phải thành lập những tổ chức bảo vệ cho quyền con người. Đáng tiếc thay tôi thường xuyên phải lên cơ quan công an làm việc để giải trình về các nội dung, tài liệu mà cơ quan công an đ㠴hu thập được từ trên mạng internet liên quan đến Thông tin về cá nhân tôi, trong đó có quyền lao động, quyền tự do lập hội, tự do thông tin, tự do ngôn luận mà trong đó điều 53 và điều 69 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN VN minh định rằng : công dân có quyền tham gia quản lý nước và xã hội, tham gia thảo luận chung các vấn đề cuả cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước và biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ?grave; công dân cũng có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội và biểu tình theo quy định cuả pháp luật. Và công dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm.

Tôi thường xuyên bị một nhóm người khoảng từ 03 đến 04 người đi theo và giám sát mọi sinh hoạt cuả tôi trong cuộc sống : Các biển số xe như sau : 34L3 31-45 , 50 V1 14 ? 73 , 51 Z3 99 ? 58 , 86 H8 ? 77 ? 61 , 79 H3 86 ? 56 , Qua thông tin được biết những người điều khiển các phương tiện có biển số trên thuộc quân số phòng PA 21 Địa chỉ 165 Điện Biện Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh . Điện thọai 08.8402920, 08.8402921, 08.9202757, 08.8404728. Đ㠣ó lần bảo vệ toà sọan báo tuổi trẻ kiểm tra giấy tờ phát hiện ra một người tên Kha Quê ở Tỉnh Vĩng Long đang công tác tại phòng PA 21 là một người thường xuyên đi theo tôi và gây khó khăn cho tôi trong việc đi lại.

Những người thân cuả tôi hoặc quen biết cũng bị công an gây phiền phức , như trường hợp cuả chị Nguyễn Thị Kim Loan thường trú tại 178/1Bis Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận thường xuyên bị công an khu vực mời làm việc với l? bổ sung hồ sơ hộ khẩu, mặc dù Chị Loan là công dân TP. Hồ Chí Minh và đ㠣ó hộ khẩu từ lâu. Giấy mời gửi chị tới 53 lần, chỉ để hỏi về các việc liên quan về hộ khẩu. Nhưng khi lên công an thì họ không hề hỏi về hồ sơ hộ khẩu mà lại vu khống người thân cùa chị Loan là thành phần phản động, v..v? Anh Nguyễn Thanh Dân là công an phường 3 số điện thọai di động 0907734759 và số 0982014759 thường xuyên gọi điện thọai để khủng bố tinh thần Chị Loan , tiếp tay để khủng bố tinh thần chị Loan là Thiếu tá Hồ văn Ấm chức vụ trưởng công an phường 3. Số điện thọai: 08.8440301.

Những nạn nhân cùng cảnh ngộ giống tôi là Anh Đỗ Nam Hải, Giáo sư Nguyễn Chính Kết , thường xuyên phải lên cơ quan công an làm việc khi cơ quan công an triệu tập bất cứ khi nào, các anh Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, Trương Quốc Huy, thương gia Phạm Bá Hải bị cơ quan an ninh giam giữ, đến nay vẫn chưa được trả tự do mà cũng không đưa ra toà xét xử theo luật định.

Đ㠦#273;ến lúc đảng và nhà nước ta nên đưa các vụ án có yếu tố chính trị ra xét xử công khai, để tuyên truyền cho người dân và thế giới được biết thế nào là tội họat động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79), Tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hoà x㠨ội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88), Tội gián điệp (Điều 80), Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích cuả nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp cuả tổ chức công dân (Điều 258). Thế nào là tội phản động ? Phản động là gì ? phản động là đi ngược lại với xu thế tiến bộ cuả thời đại hiện nay, khi nhiều cán bộ đảng và nhà nước, chính họ đang đi ngược lại với xu thế đó.

Trong khi chúng tôi đấu tranh để mà có được tự do dân chủ ở Việt Nam và đi đúng với xu thế tiến bộ cuả thời đại hôm nay, thì lại bị quy kết chụp mũ cho những tội danh không hề có thực như đ㠫ể trên. Và công bố tuyên truyền cho toàn thể báo giới và quần chúng nhân dân được biết, giúp cho người dân tăng cường hiểu biết pháp l?rave; thực thi pháp luật được tốt hơn.

Ngày 01 Tháng 11 năm 2006
Cựu Chiến Binh Lê Trí Tuệ
Địa chỉ 195 ? 197 Đoàn văn Bơ
Phường 12 ? Quận 4 - TP Hồ Chí Minh
ĐT: 0982152619

Aucun commentaire: