1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mercredi 11 avril 2007

Rau quả, thủy hải sản: Đầy hóa chất cấm và phân urê

Rau quả, thủy hải sản: Đầy hóa chất cấm và phân urê !
10.04.2007 Đề mục: Phát Triển Bền Vững
Rau quả, thủy hải sản: Đầy hóa chất cấm và phân urê (!)
“Xóm ung thư” ở ngay thị xã Tân An (Long An)
Quảng Bình: Hơn 100 nữ sinh đồng loạt ngất xỉu.
Rau quả, thủy hải sản: Đầy hóa chất cấm và phân urê !Tuổi Trẻ - Thứ Ba, 10/04/2007, 07:30 (GMT+7)

TT - Các bà nội trợ mỗi khi đi mua rau, củ, quả đều rất thích chọn những loại thật xanh bóng mượt, no tròn. Mua thủy hải sản lại hay chọn loại cứng, mang còn đỏ tươi… Tuy nhiên, thực tế tại một số chợ ở TP.HCM thì các loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều hóa chất cấm, độc hại cho sức khỏe.

Hầu hết đều có hóa chất cấm

Trong hai ngày 19 và 20-3, chúng tôi đến một số chợ tại TP.HCM để mua rau, củ, quả và một số loại thủy hải sản. Tại chợ Kiến Thiết (Q.Phú Nhuận) chúng tôi mua ba loại: rau muống, đậu đũa và khoai tây Trung Quốc ở ba hàng khác nhau. Tại chợ Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) chúng tôi mua cải ngọt, dưa leo và đậu cô ve cũng ở hai hàng khác nhau.
Tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) chúng tôi mua khoa tây Đà Lạt, cà rốt Trung Quốc và rau ngót ở ba hàng khác nhau. Vào cuối buổi chiều 19-3, chúng tôi còn mua mực râu, cá bạc má tại chợ Trần Hữu Trang (Q.Phú Nhuận) và cá nục tại chợ Hòa Hưng (Q.1). Chúng tôi đem tất cả các loại thực phẩm này gửi đến Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP.HCM đề nghị kiểm nghiệm tìm hai loại hóa chất cấm sử dụng trong trồng trọt là Endosulfan và Metamidophos. Với thủy hải sản, chúng tôi đề nghị tìm urê.
Sau hơn mười ngày, trung tâm này đã có kết quả phân tích với những thông tin hết sức đáng lo ngại. Trong chín mẫu rau củ, quả mua ở các chợ, cơ quan kiểm nghiệm phát hiện bảy mẫu có hóa chất Metamidophos. Đây là hóa chất có tên biệt dược thường dùng là Monitor. Riêng chất cấm Endosulfan không phát hiện ở tất cả các mẫu.

Cụ thể, rau muống có chứa Monitor với hàm lượng rất cao, gần 3.750 mcrg/kg; khoai tây Trung Quốc 14,58mcrg/kg; đậu cô ve 7,59 mcrg/kg; cải ngọt 6,99 mcrg/kg; dưa leo 6,39 mcrg/kg; rau ngót 4,30 mcrg/kg; cà rốt Trung Quốc 1,57 mcrg/kg. Chỉ có đậu đũa và khoai tây Đà Lạt không thấy có Monitor.

Bác sĩ Trần Văn Ký cho biết khi rau củ quả có thuốc trừ sâu thì dù có rửa nước sạch và đun sôi, nấu chín cũng không thể loại bỏ hết mà chỉ giúp làm giảm phần nào. Còn thủy hải sản đã bị tẩm phân urê thì dù rửa hay nấu chín cũng không thể loại bỏ được do nó đã ngấm sâu vào trong thịt. Trước khi sử dụng rau củ quả nên rửa sạch thật kỹ ba lần dưới vòi nước đang chảy, sau đó ngâm rau trong nước thêm 15 phút. Không nên mua các loại rau bóng mượt vì đó là rau có hóa chất kích thích tăng trưởng. Kể cả thuốc trừ sâu cũng có tác dụng này (bóng mượt) nên người ta dùng thuốc trừ sâu cả khi rau… không có sâu. Nên mua rau củ quả ở nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng.Với thủy hải sản, nên chọn mua loại được bảo quản tốt (trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh có nhiệt độ dưới 5oC, hoặc bảo quản trong đá mạt (đá bào nhỏ) phủ kín). Còn cá bảo quản ở chợ bằng mấy cục nước đá to chỉ là hình thức bảo quản cho có lệ, không ngăn chặn được thực phẩm hư hỏng nên người ta thường sử dụng phân urê để bảo quản.
Về thủy hải sản, kết quả kiểm nghiệm phát hiện 3/3 mẫu có urê. Cụ thể, mực râu có chứa phân urê ở hàm lượng 2,18mg/kg; cá nục ở mức 1,91mg/kg và cá bạc má ở mức 1,75mg/kg.

Tại hội nghị về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở TP.HCM cuối tháng 3-2007 vừa qua, Bộ Y tế cũng cảnh báo thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cấm sử dụng trên rau là Endosulfan và Monitor vẫn tìm thấy trong một số mẫu rau.
Bộ Y tế còn cho biết với những loại hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng cũng phát hiện dư lượng quá mức cho phép khá cao. Cụ thể, 70% số mẫu rau ăn lá có dư lượng thuốc Pyrethroid, còn lại là Fipronil, Dithiocarbamate, một số loại lân hữu cơ và Carbendazim.

Độc hại khó lường

Bác sĩ Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN - cho biết Monitor là tên thương mại của loại thuốc trừ sâu có tên gọi Metamidophos. Đây là loại thuốc trừ sâu có gốc phosphor rất độc với thần kinh và các cơ quan nội tạng. Monitor có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng.

Theo bác sĩ Ký, khi ăn phải các loại rau củ quả có hóa chất Monitor, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, ói, rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi, cảm giác thấy rất yếu, sợ sệt, lo lắng.
Nếu ăn thường xuyên, lâu dài loại rau củ quả có chất độc hại này sẽ bị ngộ độc mãn tính, gây ung thư thần kinh các cơ quan nội tạng, giảm trí nhớ, đau đầu thường xuyên, đau thần kinh, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Loại thuốc trừ sâu này đã bị cấm sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ năm 2000.
Còn urê là một loại phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, không phải là hóa chất bảo quản thực phẩm. Đây là loại hóa chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ (chỉ 4.500-5.000đ/kg) nên không ít người kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê để bảo quản thực phẩm. Thủy hải sản khi được bôi hoặc tẩm urê sẽ nhìn như còn mới, dễ đánh lừa người tiêu dùng là thực phẩm còn tươi.

Theo bác sĩ Ký, khi ăn phải các loại thực phẩm có chứa phân urê thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với những biểu hiện như đau bụng dữ dội, ói, buồn nôn, tiêu chảy. Về lâu dài sẽ bị ngộ độc mãn tính: gây mất ngủ kéo dài, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, trí nhớ giảm, hay cáu gắt.
Với những hóa chất BVTV được phép sử dụng nếu dư lượng cao quá mức cho phép cũng có thể gây độc hại cho sức khỏe nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Khi nào có thực phẩm an toàn ?

Bác sĩ Trần Văn Ký cho rằng tại TP.HCM hiện chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân. Ngoài ra, về mặt cảm quan, nhìn rau sạch không được đẹp và tươi như rau sử dụng nhiều hóa chất BVTV nên nhiều người không thích. Do đó dẫn đến tình trạng nông dân trồng rau sạch không tiêu thụ được hoặc bị lỗ, rốt cuộc là họ không mặn mà với việc trồng rau sạch.

Cũng tại hội nghị vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đánh giá rằng chưa kiểm soát được việc nuôi trồng rau củ quả, thủy sản… từ môi trường đến chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch và chế biến. Tình trạng dư lượng hóa chất BVTV, kháng sinh và hormon đang là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, thương mại và an sinh xã hội. Thống kê từ năm 2000-2006 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất BVTV, ngộ độc thủy hải sản có tới 11.653 người mắc và 283 người chết.
Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành danh mục thuốc BVTV và qui định danh mục các loại thuốc BVTV cho rau, nhưng một số nơi vẫn còn sử dụng các thuốc trừ sâu hóa học đã cấm. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng hướng dẫn, không giữ đúng thời gian cách ly, lạm dụng thuốc BVTV vẫn là vấn đề nan giải. Do lạm dụng thuốc BVTV dẫn đến hậu quả để lại tồn dư thuốc BVTV trên nông sản thực phẩm.
Trong khi đó công tác kiểm tra, giám sát tồn dư thuốc BVTV trong rau quả lại tiến hành chưa thường xuyên, số mẫu được kiểm tra còn ít, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng sản xuất rau an toàn hiện nay.
LÊ THANH HÀ

“Xóm ung thư” ở ngay thị xã Tân An (Long An)
Thanh Niên Online - 13:49:45, 10/04/2007
Gần đây, nhiều người hay gọi khu phố 1, 2 của phường Tân Khánh, thị xã Tân An (tỉnh Long An) là “xóm ung thư”. Bởi nơi đây đã có nhiều người “ngã bệnh” và chết vì bệnh ung thư, khiến nhân dân lo lắng.

Theo chị Tuyết, con của bà Phạm Thị Nở, cuối năm 2005, thấy mẹ trong người không được khỏe, con cháu lo lắng đưa đến Bệnh viện Long An để khám và sau đó chuyển lên Trung tâm Ung Bướu, TP.HCM. Qua nhiều lần chẩn đoán, xét nghiệm, bệnh viện thông báo kết quả là bị bệnh ung thư dạ dày và không bao lâu bà qua đời. Gia đình chưa hết buồn vài tháng sau, người chồng của bà Nở là Lê Văn Lộc bị nổi hạch và đau nhức ở mang tai. Gia đình tức tốc đưa ông đến bệnh viện, xét nghiệm thì cũng bị ung thư vòm họng. Hiện nay, ông đang chữa trị ở Bệnh viện Trung tâm Ung Bướu, TP.HCM, sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịch. Ông Nguyễn Văn Lộc, ông Lương Văn Tây, bà Tôn, anh Hai Hùng sống cùng trong khu phố 1, 2 cũng chết vì bệnh ung thư gan, ông Chín Triệu, chị Vạc chết vì bệnh ung thư vòm họng.
Theo số liệu khảo sát ban đầu của Sở y tế Long An cho biết: Từ năm 2001 đến nay, ở 2 khu phố 1 và 2 của phường Tân Khánh, thị xã Tân An có 12 trường hợp bệnh ung thư, trong đó có 10 trường hợp chết do ung thư tử cung, gan, hạch, riêng năm 2006 có 6 ca chết bị bệnh ung thư.


Được biết, hầu hết những người bị bệnh ung thư ở đây, sống tập trung ở một khu vực, nhà này cách nhà kia không quá 500 mét và sống cặp theo quốc lộ 1A, phía sau là kênh Nhơn Hòa. Anh Nguyễn Văn Được, trưởng khu phố 1 cho biết: Nguyên nhân do đâu chưa biết, nhưng thấy bệnh ung thư ở đây ngày càng nhiều mà phần đông là ở độ tuổi 40.
Anh Phan Thanh Hùng, trưởng khu phố 2 cho rằng, trước đây người dân ở khu vực này sử dụng nước dưới kênh Nhơn Hòa để sinh hoạt, tắm giặt hằng ngày, nhưng mấy năm gần đây có nhà máy sản xuất nhôm xả nước thải ra kênh Nhơn Hòa, gây ô nhiểm môi trường nên thời gian sau này không ai dám sử dụng nước kênh Nhơn Hòa để sinh hoạt hàng ngày mà họ chuyển sang sử dụng nước giếng khoan.

Được biết, hiện nay ở hai khu phố còn phát hiện tới 7 ca bệnh ung thu đã được xét nghiệm. Vì vậy, người dân ở đây rất hoang mang, lo lắng, thậm chí có người bệnh nhức đầu, nóng lạnh cũng không dám đi đến bệnh viện khám vì sợ mình bị bệnh ung thư.
Thạc sỹ Lê Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Long An cho biết: Bệnh lý này chủ yếu do môi trường. Ngoài ra còn do thức ăn, nước sinh hoạt, không khí. Nhiều bệnh ung thư như thế, các ngành chức năng cũng phải biết, tìm hiểu coi nguyên nhân do đâu để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Ông Võ Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Y tế Long An cho biết: Nguyên nhân chưa rõ, Sở Y tế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đang khảo sát kiểm chứng ở ấp Nhơn Hòa, phường Tân Khánh về trường hợp tử vong do bệnh ung thư để so sánh xem người bệnh ung thư ở đây có khác biệt gì so với bệnh ưng thư ở khu phố 1, 2. Ngoài ra, ngành chức năng tiến hành phân tích nguồn nước kênh Nhơn Hòa, kiểm tra chất thải của hai Công ty Mienhua và LaVie. Vì hai công ty này nằm trong khu vực “xóm ung thu”.
TTXVN



Quảng Bình: Hơn 100 nữ sinh đồng loạt ngất xỉu
Thứ Ba, 10/04/2007, 19:07
Trong khoảng thời gian từ 26/3 đến 10/4, nữ sinh lớp 10 đến lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo (xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ) liên tục ngất xỉu.
Histeria xuất hiện ngày càng dày ở các trường học. Trong ảnh: Nữ sinh THPT bán công Nguyễn Hiền (Đà Nẵng) ngất xỉu tập thể.Các nữ sinh này bị co rút tay chân, chóng mặt, mệt mỏi…, khi sắp ngất thường hét lên khiến những em khác hét và xỉu theo.
Nhà trường và bệnh viện đa khoa huyện, trạm y tế xã Hưng Thuỷ đã tổ chức sơ cứu, cách ly và trấn an tinh thần cho các nữ sinh bình tĩnh trở lại.


Theo BS.Nguyễn Văn Bốn - Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thuỷ, hiện tượng trên do hiệu ứng dây chuyền tâm lý “Histerie”, thường xảy ra trong môi trường tập thể. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
Theo VietnamNet

Aucun commentaire: