1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

samedi 31 mars 2007

Sư "Hổ Mang" Nhất Hạnh đã nói gì ???........

Thành thật xin lỗi diễn đàn vì đây là báo của tụi việt cộng ( Người Viễn Xứ ) , theo tôi chính vì thế mới nói lên sự rất trung thực qua việc trả lời phỏng vấn của ông thiền sư "Hổ Mang" Nhất Hạnh với chế độ độc tài CSVN . Kính mong diễn đàn viên và BBT miễn chấp .
Kính Người biết tí ti Gửi ông Nhất Hạnh :Trước hết để ông kếu gọi tụi việt cộng làm đài tưởng niệm Thuyền Nhân , tôi xin gửi ông tấm ảnh nói đến lòng người dạ thú của loài súc vật CSVN :

(hinh)
Hình bia tưởng niệm thuyền nhân bị đục phá bởi sự tiếp tay của csVN

-----

THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH:
“Việt Nam mỗi ngày một cởi mở và tiến bộ hơn!” Lần thứ hai trở về nước sau gần 40 năm xa quê hương, trong chuyến đi này Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn cùng tổ chức đại lễ cầu siêu cho những người tử nạn trong chiến tranh ở ba miền Nam, Trung, Bắc. Người Viễn Xứ đã có buổi phỏng vấn Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Pháp Vân, TP.HCM.

http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/200703/original/images1265477_Chandung1.jpg

■ Việc Thiền sư cùng phái đoàn Làng Mai về nước lập trai đàn chẩn tế cầu siêu lần này chắc chắn là được sự đồng ý của Chính phủ và lãnh đạo trong nước, vậy Thiền sư nghĩ sao về việc này?
► Trong chủ nghĩa Marxist chân chính không có những sinh hoạt về vấn đề duy tâm, tâm linh. Việc đi chùa, niệm Phât không được khuyến khích lắm. Trong một thời gian khá lâu, người ta bị kẹt vào thế đó, có những người khi về hưu rồi mới dám đi chùa.
Khi tiếp xúc với nhiều người, tôi nhận thấy họ rất khao khát về vấn đề tâm linh, có những người họ phải thờ Phật ở trên gác…
Tâm linh mở ra một thế giới thoải mái về tinh thần cho con người. Khi mình thắp một que hương khấn vái tổ tiên, đó không hẳn là vấn đề duy tâm hay tâm linh mà chính là cách mình truyền thông với tổ tiên. Vấn đề truyền thông rất quan trọng, thắp hương chính là truyền thông - giống như việc mình sử dụng email hay điện thoại vậy. Điều đó không có gì là mê tín. Ví dụ như khi chào cờ, là mọi người chào một tấm vải, vì tấm vải đó tượng trưng cho một quốc gia hay một dân tộc. Việc đốt hương cũng vậy.
Tôi cho rằng Đảng và Nhà nước đã ngộ ra điều đó và không còn lấn cấn nữa. Vừa qua, Tổng thống Bush đến thăm Việt Nam, trong những ngày ở đây, ông ấy cũng đi nhà thờ, điều đó rất bình thường, bình thường như việc một ông Chủ tịch hay một vị Thủ tướng đến chùa lễ Phật.
Đạo Phật là nền tảng của văn hoá Việt Nam. Xem đạo Phật là một tôn giáo cũng chưa đúng, tôn giáo chỉ là một phần nhỏ của đạo Phật.

■ Thiền sư cảm thấy thế nào trong lần về nước lần này?

http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/200703/original/images1265471_DonThiensutaisnabay-.jpg


Phật tử đón Thiền sư và ở sân bay
► Năm 2005, khi về nước lần đầu, chúng tôi cảm thấy rất khó khăn. Lúc đó chưa được thoải mái như bây giờ, có lẽ bởi vì chính quyền còn nghi ngờ không biết ông này về làm gì nên họ “chăm sóc” rất kỹ. Báo chí lần trước đưa tin cũng rất e dè, họ chỉ đưa những thông tin ngày về và ngày đi của đoàn mà thôi.
Lần này, chúng tôi thấy nhẹ nhàng hơn. Mới chỉ 2 năm thôi nhưng tôi thấy tình hình có vẻ tiến bộ hơn, các báo đều đưa tin trung thực. Nhìn chung, tôi nhận thấy tình hình mỗi ngày một cởi mở và tiến bộ hơn…
Thật ra cũng có nhiều nhóm Việt kiều ở hải ngoại thường la ó, kêu gọi nhân quyền, dân quyền và điều đó càng làm cho Đảng e ngại. Mình có những người quá khích ở cực này và cực kia; những người Cộng sản quá khích và những người chống Cộng quá khích. Họ bắn cho nhau những mũi tên… Còn chúng tôi, chúng tôi dùng hình thức lắng nghe và ái ngữ để dung hoà và kêu gọi hòa giải. Quan điểm của tôi là ôm lấy cả hai bên, không gây thù oán. Tình thương đích thực có chất liệu của sự kiên nhẫn và không có kỳ thị.
■ Thiền sư có thể cho biết rõ hơn về việc tổ chức đại lễ cầu siêu lần này?
Trai đàn giải oan được phép thiết lập nhưng trong tư duy của một số người trong chính quyền cũng có những ý kiến đối lập nhau. Có người cho rằng: không thể gọi là oan được, bởi những chiến sĩ hy sinh vì nước thì cái chết của họ là cao cả; còn những người chống lại chính quyền, họ chết là đúng, nếu nghĩ như vậy thì không phải là hoà giải.
Hằng trăm nghìn người bỏ nước ra đi, điều đó không phải là giận hờn hay ý thức hệ. Mà có người ra đì vì không nhìn thấy tương lai của con cái họ hoặc nhiều lý do khác. Có những người phải chết oan uổng nơi biển cả. Nếu mình công nhận nỗi oan đó, mình sẽ được lòng người. Không phải mình thắng mà không có lỗi lầm. Đảng và chính quyền đã từng có những chính sách không khéo lắm mới làm họ bỏ nước ra đi.
Lập trai đàn giải oan, thì ba triệu kiều bào ở khắp mọi nơi sẽ nhìn vào đấy ngẫm nghĩ… để rồi tìm cách quay về. Mình phải có những hành động cởi mở mới tạo niềm tin cho kiều bào và đưa họ về gần với quê hương.
Đảng và chính quyền nên có những hành động cụ thể và thiết thực, cho phép con cháu chế độ cũ thành đạt quay về và sắp xếp chỗ, tạo điều kiện cho họ… Chẳng ai muốn từ bỏ quê hương của mình cả.

http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/200703/original/images1265475_BaiThuyMai.jpg


Những việc chúng tôi đang làm đều là những việc giúp cho quê hương
■ Sau chuyến đi này Thiền sư dự định sẽ tiếp tục có những chương trình hoạt động nào cho Việt Nam?
► Sắp tới, tôi sẽ viết một bức thư trình Chính phủ xin làm một đài tưởng niệm cho những thuyền nhân, tưởng nhớ những người bỏ mạng trên biển cả. Tôi nghĩ đó sẽ là một chính sách thanh minh, nhân ái. Đảng và Nhà nước đã từng “sửa sai” nhiều lần, chúng ta phải biết sửa sai, một điều mà trong kinh Phật gọi là “sám hối”. Tất cả đều do Tâm mà ra cả. Nếu Tâm thay đổi, những lỗi lầm trong quá khứ rồi sẽ tan biến.
Chuyện Nhà nước cho phép lập đàn chẩn tế rất hay nhưng tư duy chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng việc đó đã chôn chặt và ngủ yên rồi, moi lên làm gì nữa để khơi lại nỗi niềm. Tôi cho rằng nếu ta không chẩn hoá, không trị liệu được, thì điều đó sẽ âm thầm được truyền cho các thế hệ tương lai. Ta phải để cho những oan khổ đó qua đi, bằng cách nhận thức điều đó và có thể khóc... Chính những giọt nước mắt thương xót đó sẽ làm lành những vết thương!

■ Hiện nay, tại một số quốc gia trên thế giới, mâu thuẫn giữa một số tôn giáo nổi lên dẫn đến chiến tranh, khủng bố… gây bao cảnh tang thương cho người dân vô tội. Thiền sư nhận định như thế nào về sự bình ổn của Việt Nam?

http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/200703/original/images1265473_detunguoinuocngoai.jpg


Những đệ tử người Tây phương
► Đạo Phật có một tinh thần bao dung rất lớn. Việt Nam là nơi rất an ninh vì mình không có chiến tranh giữa các tôn giáo.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có điều kiện cập nhật, hiện đại hoá. Tôi nghĩ chính quyền nên tạo điều kiện để các tăng ni, Phật tử trở về để giúp cho Giáo hội trong nước. Nên tạo điều kiện để họ có quốc tịch đôi và tạo điều kiện trong việc cấp visa cho họ. Việt Nam là quê hương, máu thịt của họ, sao không thương được?!
■ Thiền sư nhận định như thế nào về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Vatican vừa qua và mới đây phái đoàn Vatican cũng sang thăm Việt Nam?
► Việt Nam mới gia nhập WTO, cũng cần có những hoạt động ngoại giao với nhiều tổ chức và các quốc gia khác. Nhưng những hoạt động ngoại giao không thì chưa đủ mà cần phải có thực chất đi theo…
■ Những người Việt xuống tóc đi tu là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong phái đoàn đi cùng Thiền sư, có rất nhiều người phương tây, da trắng mắt xanh cũng xuống tóc và khoác áo tu. Điều gì khiến họ đến với Thiền sư và quyết định xuất gia như vậy?
► Đối với người Việt thì không có gì để nói, nhưng với một người Tây phương, việc xuất gia là một cuộc cách mạng rất lớn trong đời họ. Khi họ nhận ra một điều gì đó, tự họ quyết định làm theo. Có nhiều người nước ngoài khi tham gia khoá tu tập (trong khoảng từ 3 đến 5 tháng tại làng Mai), họ cảm thấy có tình thương và được chuyển hoá nên tự họ quyết định đi theo con đường tu hành. Mình nói họ không cần phải từ bỏ gốc rễ, Đạo Phật có một giáo lý thực tập làm thoả mãn chiều sâu ước muốn của họ: đó là sự bao dung, không kỳ thị, tôn trọng tất cả mọi loài khác trong thiên nhiên, hơn nữa tâm lý học Phật giáo rất sâu sắc, họ nhận ra tình huynh đệ và mọi điều. Tự họ đã “ngộ” ra và quyết định đi theo. Chính họ sẽ là những người phương Tây trồng cây Phật pháp trên quốc gia của họ.
Trong tăng đoàn có một cựu linh mục, một sư cô gốc Do Thái, có những tiến sĩ luật, những nhà khoa học và cả những bác sĩ. Họ cảm nhận rằng việc xuất gia như vậy sẽ giúp đời nhiều hơn là hành nghề bằng công việc của họ. Một bác sĩ mỗi ngày chữa trị được vài chục bệnh nhân nhưng khi làm thầy tu, họ chữa trị được cả tâm lẫn thân cho mọi người… và họ quyết định xuất gia.
■ Từng đi qua nhiều nước, đến thuyết pháp ở rất nhiều nơi trên thế giới, đối với một nhà tu hành như Thiền sư thì có lẽ ở đâu cũng như nhau, nhưng có khi nào Thiền sư nghĩ sẽ về định cư luôn tại Việt Nam?
► Những việc chúng tôi đang làm đều là những việc giúp cho quê hương cả thôi. Trong Phật pháp, chúng tôi quan niệm tình thương không giới hạn, mình phải thương hết mọi người, không phân biệt dân tộc, màu da chứ không riêng gì người Việt không thôi.
Hiện điều quan trọng là chúng tôi mong muốn gieo rắc hạt giống Phật pháp khắp châu Âu, và vì vậy đối với chúng tôi đâu cũng là quê hương, bốn bể là nhà. Những nơi đang rất cần mình.
■ Xin cảm ơn Thiền sư đã dành thời gian cho buổi trao đổi hôm nay.

T.M
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/doisongnvx/hdvktrongnuoc/2007/03/677078/

vl

-----------------
Re: Sư "Hổ Mang" Thích Nhất Hạnh đã nói gì ???........
Motcuuquannhan:
"Hằng trăm nghìn người bỏ nước ra đi, điều đó không phải là giận hờn hay ý thức hệ. Mà có người ra đì vì không nhìn thấy tương lai của con cái họ hoặc nhiều lý do khác. Có những người phải chết oan uổng nơi biển cả. Nếu mình công nhận nỗi oan đó, mình sẽ được lòng người. Không phải mình thắng mà không có lỗi lầm. Đảng và chính quyền đã từng có những chính sách không khéo lắm mới làm họ bỏ nước ra đi. "
---
Một thiền sư mà ăn nói ngu như thú vật vậy . Chúng tôi đã bỏ đi bắt nguồn từ 1954 rồi ông hạnh à .

Ông thiền sư Nhất Hạnh à , chẳng thà ông và phái đoàn Làng Mai của ông được rầm rộ hàng trăm nhân mạng ào ào về nước csVN như thế , thì ông im cái miệng phun nọc rắn hổ mang ( khẩu Phật tâm xà ) của ông lại thì tôi thấy hay hơn là ông lợi dụng trai đàn để tung hô cái nghị quyết 36 chó má của việt cộng , để mà kêu gọi hoà giải hoà hợp với cs .
Xin lỗi ông , ông có mắt như mù nên ông mới xảo ngôn về người vượt biển , vượt đường rừng núi vv... Nói rõ cho ông biết là chúng tôi ( người Việt tỵ nạn cs ) chỉ vì hai chữ tự do cao quý mà chúng tôi đã đánh đổi chính mạng sống của chính chúng tôi và gia đình , nên chúng tôi đâu có cần đợi đến lúc đảng và nhà nước cs của ông có những chính sách không khôn khéo mới bỏ nước ra đi !. Thât rõ là sự xảo ngôn , gian trá của một thiền sư như ông đó ông hạnh .
Chẳng lẽ ông và cả cái làng mai của ông không hề biết là chính tên chủ tịch nước cs Trần Đức Lương của ông đã dùng công hàm ngoại giao để yêu cầu hai nước sở tại đập phá đi hai Ngôi Mộ Tập Thể của Thuyền Nhân trên Nam Dương và Mã Lai Á hay sao ông hạnh !?.

Re: Sư "Hổ Mang" Thích Nhất Hạnh đã nói gì ???........:
Thưa quý ông bà, anh chị trên diễn đàn,
Tôi cũng xin bày tỏ sự ân hận khi đã sử dụng từ ngữ Thầy Tu khi nói về ông Thich Nhất Hạnh. Cũng như đã có nhiều ông bà anh chị đã sử dụng hnhững chữ không đẹp đồi với các người tu hành mà bán linh hồn cho quỷ đỏ.
Trên đới không thiếu gì kẻ mặc áo cà sa, chùng thâm để mưu cầu tư lợi, thoả mãn tham vọng cá nhân. Họ là những kẻ buôn thần bán thánh. Có lẽ chúng ta nên gọi đích danh họ ra mà phê phán. Xin đừng dùng các chữ mà sẽ xúc phạm đến những vị chân tu.
Ông Nhất Hạnh này có agenda riêng của ông ta, mà chúng ta đã thấy rõ là hoàn toàn phản động. Ông ta sẵn sàng xuyên tạc sự thật, giao du với ác quỷ, trong khi mở miệng nói những lời có vẻ vì dân vì nước. Cũng như Giáo hội và hàng giáo phẩm Thiên chúa tại VN đã im lặng trước sự đàn áp của CS đối với giáo dân và tu sĩ. Vấn đề tôn giáo rất tế nhị, có thể đi đến những xung đột không nên có. Vì thế, chúng ta nên cẩn trọng.
Chắc chắn Thích Nhất Hạnh không phải là người tu hành theo đúng nghĩa, vì ông ta đã phạm giới luật của nhà Phật là "không nói dối" Con người ông ta đầy mâu thuẫn, thủ đoạn và gian dối.
Ông noí:
Hằng trăm nghìn người bỏ nước ra đi, điều đó không phải là giận hờn hay ý thức hệ
Tôi có thể khẳng định đại đa số người Việt hy sinh tính mạng để ra đi là vì KHÔNG CHẤP NHẬn CHẾ Độ CỘNG SẢN. Số còn lại vì tương lai con cái như tên Việt gian Nhất Hạnh nói đến. thì cũng là một hình thức từ chói ý thức hệ. Tên Việt Gian Nhất Hạnh có học, cần phải hiểu mọi lãnh vực trong đời sống đếu không nằm ngoài phạm trù Chính trị.
Cầu cho ông ta và đám Làng Mai chết tiệt của ông xuống tận đáy 10 tầng địa ngục vì tội gian dối của mình.

1 commentaire:

Unknown a dit…

Chúng ta một lòng lên án Vatican đã không binh vực cho Linh Mục Lý đấu tranh cho dân chủ. Chúng ta đồng lòng lên án Giáo Hội Công Giáo VN đã không lên tiếng ủng hộ cha Lý. Vatican & GH thông đồng với Cộng Sản hay sao mà không lên tiếng. Chuyện sư Nhất Hạnh về VN không quan trọng bằng sự im lặng một cách đáng khinh bỉ này