1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

samedi 24 mars 2007

Sử phi sử (Kết)

Nguyễn Văn Lục (Tiếp theo phần I)

Người Việt Nam nói chung bị gạt ra bên lề của chính lịch sử đất nước mình. Điều mà ít ai để ý tới.

Nhưng quan trọng hơn cả, điều mà tôi muốn lưu ý mọi người, những ngườI trí thức miền Nam, những người đã chết như luật sư Trịnh Định Thảo, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa…không nói làm gì.. đã đành… Những người còn sống sờ sờ như Lữ Phương. Tôi hỏi các người, có một chỗ nhỏ nhoi nào cho các anh trong sách sử lớp 12 này không? Mặc dầu biết rằng các anh chỉ là “bù nhìn”, họ sắm tuồng cho các anh, dù thế đi nữa thì bù nhìn cũng có chỗ của bù nhìn chứ?

Miền Nam đi trước về sau. Các anh bị phản bội. Đó là mặt trái phơi bày cái đểu cáng của sử lớp 12.

Sau chiến thắng, các anh bị đẩy lui vào bóng tối hậu trường. Bài học nhớ đời cho những kẻ cầm cờ, kẻ lãng mạn chính trị.

Cuối cùng thì có thể nói đây là lịch sử tranh đấu dành độc lập giữa các thế lực phản động do đế quốc thực dân Pháp chỉ huy với các lực lượng võ trang Cộng sản chủ động và đã đưa đến sự toàn thắng cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới?

Nếu nó là lịch sử đấu tranh dành thắng lợi của chủ nghĩa Cộng Sản thì hà cớ gì bắt toàn thể học sinh, hệ thứ 12 phải học, phải đọc và phải thi? Nó có khác gì sự áp đặt toàn thể họ sinh học về chủ nghĩa Mác một chủ nghĩa ngoại lai và thoái trào?

Đó là hình ảnh biểu tượng về một môn học mà thày không muốn dạy và trò không muốn học?

Chưa kể cuốn sách chứa đầy dãy những danh từ có tính cách cách biếm nhã quân dân miền Nam. Sự biếm nhã đó là một ứng xử vô ý thức của những kẻ thắng trận theo cái kiểu được làm vua thua làm giặc. Họ khinh miệt và coi thường những người lính miền Nam theo cái óc vĩ cuồng của nhừng kẻ thắng trận.

Xin dẫn chứng:

Bọn phản động nằm trong Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Tập đoàn Ngô đình Diệm , Mỹ–Diệm, chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Về phía ngụy, chúng ra sức bắt lính.

10 giờ 45 phút ngày 30 tháng tư, xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh Độc lập ngụy, bắt sống toàn bộ ngụy quyền trung ương, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Trong hình 28, trang 177 có ghi, chính quyền ngụy trung ương bị bắt.

Thực tế thấy ông Dương Văn Minh đàng hoàng vừa đi vừa cắp tay sau đít, bên phải là cụ Nguyễn Văn Huyền, bên trái là ông Vũ Văn Mẫu.

Để làm rõ chuyện này, bạn tôi ở trong nước có cung cấp hai đoạn văn, có thâu băng về hai lần tuyên bố ấy của ông Dương Văn Minh như sau:

Trước khi cộng sản vào dinh Gia Long, ông Dương Văn Minh có tuyên bố trên đài phát thanh, nguyên văn như sau:

Tôi yêu cầu các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hãy bình tĩnh và ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó. Chúng tôi yêu cầu anh em chiến sĩ Cộng hòa miền Nam Việt Nam bình tĩnh để cùng nhau thảo luận và bàn giao chính quyền trong vòng trật tự và tránh đổ máu vô ích của đồng bào.

Thật sự có bàn giao không? Không. Chính phủ của ông Dương Văn Minh đã bị buộc phải tuyên bố đầu hàng với tư cách TT Việt Nam Cộng Hoà như sau:

Tôi, Dương Văn Minh, Tổng Thống của chính phủ Sài gòn, kêu gọi các lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hoà hạ vũ khí và đầu hàng không điều kiện các lực lượng Mặt trận dân tộc giải phóng.

Bản tuyên bố này do phía bên cộng sản soạn sẵn, vì phía Việt Nam Cộng Hoà không bao giờ gọi quân đội Việt Nam Cộng Hoà của mình là các lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hoà.

Giả dụ rằng, ông Dương Văn Minh không chịu tuyên bố đầu hàng, trong tình thế lúc đó, tôi nghĩ người cộng sản có thể giết ông ngay lúc đó và bắt hoặc ông Nguyễn Văn Huyền hoặc Vũ Văn Mẫu lên nói thay. Tình thế lúc đó thật là bi kịch chứ không đơn giản nữa. Sau này, ở hải ngoại, tôi chỉ được nghe nói lại, khi trả lời phỏng vấn, ông Dương Văn Minh trả lời: ông chỉ bàn giao chính quyền. Điều này không đúng.

Lịch sử mới đây mà đã bị họ huyễn diệu đi nhiều?

Ai cho phép một cuốn sách sử dùng làm sách giáo khoa để dạy cho con em người miền Nam về những tên linh ngụy, bọn linh đánh thuê, bọn ngụy quyền? Đó là cha ông họ, anh em họ, chú bác họ.

Bỉ báng gián tiếp đến bố mẹ, cha ông các thế hệ thanh niên trẻ miền Nam là điều khó chấp nhận, nói chi đến những lời lẽ tuyên truyền hô hào hòa hợp, hòa giải. Những năm đầu sau 1975, lòng người còn giao động, chính quyền còn ấu trĩ chính trị thì may ra còn hiểu được. Nay in ấn đến 13,14 lần, những chữ đó vẫn tồn tại như một bỉ mặt toàn thể dân chúng miền Nam.

Về những con số ảo, con số bịp bợm

Chúng ta hãy đọc mà xem:

– Trong 4 tháng mùa khô 1965–1966, trên toàn miền quân dân ta lọai khỏi vòng chiến đấu 104000, trong đó có 42500 lính Mỹ, 3500 chư hầu, bắn rơi và phá hủy 1430 máy bay, phá hủy 600 xe tăng và xe bọc thép, 1310 ô tô.

– Bước vào mùa khô 1966–1967, mùa khô thứ hai, trên toàn miền, dân quân ta đã lọai khỏi vòng chiến đấu 151000 địch trong đó có 68200 lính Mỹ, 5540 chư hầu, bắn rơi và phá hủy 1231 máy bay (xin so sánh hai con số máy bay ở trên và ở dưới), phá hủy 1627 xe tăng và xe bọc thép, 2107 ô tô.

– Trong dịp Tổng tấn cộng dịp tết Mậu Thận sách sử đã đưa ra những con số sau đây:
Trong đợt 1, không đầy hai tháng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 địch (con số này ít hơn con số địch bị thiệt hại trong mùa thứ hai là 151.000). Có nghĩa là con số 147.000 địch là con số thêm vào, trong đó 43.000 lính Mỹ.

– Cuộc tiến công chiến lược 1972, trong đó có cuộc tiến công Quảng Trị. Kết quả sau gần 3 tháng chiến đấu, cuối tháng 6/ 1972, ta lọai khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân ngụy, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn đến hơn 1 triệu dân.Nếu làm một tổng kết cả bốn đợt thì có khoảng 500.000 địch bị lọai khỏi vòng chiến. Gần một nửa số quân nhân chiến đấu ở miền Nam?Đặc biệt không thấy nói đến số quân nhân bị tử thương trong dịp 30/4/1975 Nhưng một điều quá đặc biệt không kém là không có ghi số tổn thất của binh đội cộng sản, dù chỉ một người cũng không có. Trong khi đó, để bổ sung cho chiến trường miền Nam, chỉ tính trong 3 năm 1969/1971, cộng sản đã gọi động viên hằng trăm ngàn thanh niên mà 60% số thanh niên đó được gửi vào miền Nam. Có nghĩa là có 60 ngàn người được gửi vào Nam. Và sau khi ký hiệp định Ba Lê, miền Bắc đã gửi vào miền Nam thêm 200.000. Chưa hết, đầu năm 1975, miền Bắc đã đưa thêm vào miền Nam 57.000 bộ đội trong tổng số 108.000 theo kế hoạch của năm 1975.

Như vậy tính từ 1970, miền Bắc đã gửi vào miền Nam 300.000 quân lính cộng sản. Vậy mà không một ai bị chết cả. Chết là thường, không chết là lạ.

Tôi không hiểu có một em học sinh nào cắc cớ hỏi, thế quân đội nhân dân ta chết mấy người? Thày giáo lúng túng không biết trả lời, vì sách không ghi. Màn nói dối bắt đầu. Bi kịch giáo dục từ đó.Đằng nào cũng đã chiến thắng. Ngụy tạo những con số như thế để làm gì?

Nói cho cùng, sách giáo khoa là linh hồn của bất cứ nền giáo dục nào. Như thế, đây không phải là sách giáo khoa dùng để dạy học trò nữa, đây không phải linh hồn nữa mà là thứ sách tuyên truyền rẻ tiền, sách dạy nói dối, nói trá.

Cứ như thế mà tiếp tục dạy học trò, hậu quả là lừa dối, mất niềm tin. Hậu quả của một nền giáo dục sa đọa tinh thần.

Không thể nào đo lường hết được bằng con số những tác hại tinh thần của nên gíao dục này, di sản của cả bao nhiêu thế hệ mà phưong châm là dối gạt. Tựu chung, nền giáo dục ở Việt Nam là một vòng xoáy luẩn quẩn (cercle vicieux) vướng mắc, cái nọ nảy sinh ra cái kia mà không biết phải bắt đầu từ chỗ nào.

Vòng xoáy Sách giáo khoa

Nội dung bài viết này chỉ giới hạn vào sách giáo khoa nên không thể đề cập đến vấn đề học giả, thi giả, bằng cấp giả cũng như chất lượng giảng dạy. Điều kiện giảng dạy như trường sở, lương bổng cho giáo chức, hứa tăng lương mà chưa tăng, phẩm chất giáo chức và chất lượng giảng dạy.

Sách gíao khoa về mặt hình thức in ấn một cách hết sức tùy tiện, in ấn cẩu thả, giống như thứ giấy dùng xong một lần là bỏ. Bìa sách không phải bìa cứng hay simili, không phải là giấy, là trên giấy, nhưng dưới bìa. Giấy bên trong thì trên giấy báo một bực. Sách vì thế không thể chuyền tay cho đàn em năm sau được. Ngay như học sinh, sinh viên bên các nước bên này, học xong một năm thì bán cho thế hệ đàn em.

Tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền.

Chính vì thế, năm nào cũng học sách mới, năm nào cũng in lại. Mỗi năm lời một triệu đô la. Nhưng cái lời của một triệu trong năm trước nay trị giá chỉ là đống giấy vụn. Học sinh lớp sau è cổ mua sách mới.
Mỗi năm sách mới, năm nào cũng sách mới mà nội dung không thay đổi gì. Đó là kẽ hở, là cái man trá bóc lột học sinh của hệ thống sgk của Bộ giáo dục. Và cho biết rằng có hơn 50 nhà xuất bản chia nhau mối lợi này.

Cái kẽ hở chỗ đó. Làm giầu bất chính ở chỗ đó. Chia chác tham nhũng ở chỗ đó. Bất nhân, bóc lột phụ huynh và học trò ở chỗ đó.
In nhiều như thế, học sinh “bội thực” vì sách giáo khoa. Ông bộ trưởng giáo dục đã có lần cân thử cặp sách của học sinh. Thấy là nặng, nhưng cũng đổ cho học sinh còn để nhiều thứ lỉnh kỉnh trong cặp sách.
Hãy xem cách họ viết và xem cách họ chia chác. Một cuốn sách ngữ văn 10 mà cần đến 21 ông nội viết, tác quyền là 36.750.000 đồng.

Tại sao lại cần nhiều người viết đến như thế? Và tại sao có cái nạn mỗi người chia nhau viết một vài tiết? Có cái gì giống nhau về nội dung, về văn phong, về cách trình bày, kết cấu trong dàn bài giữa những tiết đọc trong cùng một cuốn sách? Học sinh thay vì học một người nay phải làm quen với 20 ông viết khác? Có nghĩ rằng sẽ có những lủng củng trong cách viết, trong lối suy nghĩ của mỗi người ? Mỗi ông cấu được hơn triệu đồng.À thì ra thế, chỉ là vấn đề chia trác trên sương máu phụ huynh và học trò.
Năm sau in lại, cấu nữa, cấu nữa mỗi năm. Những năm sau chỉ được cấu 25% trị giá cuốn sách, nhưng những ông nhà in, phát hành thì vẫn cấu đủ.Không phải mình tác giả cấu, nhà in cấu, nhà xuất bản cấu, nhà phát hành cấu và cuối cùng nhà sách cấu.Cũng không phải chỉ nhà in, nhà phát hành cấu. Những người này được cấu thì phải nghĩ “ phải quấy” đối với những người cho phép họ cấu. Nhưng để đủ phải quấy với những người cho phép họ cấu thì bắt buộc nâng giá thành sản phẩm, nâng giá sàn lên thành giá ảo để thu về cái phi phí “ phải quấy” được coi là chi phí nằm trong quá trình sản xuất.

Cái hệ thống tham nhũng ở Việt Nam nó phức tạp đến như thế, như rắn rết đến ngàn chân vậy. Có ăn có chia rõ ràng phân minh, dính chùm vào nhau..
Muốn giải quyết vấn đề này, cần xóa bỏ đặc quyền độc quyền in sách.

Sách tham khảo

Không tưởng tượng nổi. Lấy tỉ dụ lớp 10 có những sách tham khảo sau đây: Bộ tranh công nghệ lớp 10, Bộ tranh ngữ văn lớp 10, Bộ tranh địa lý lớp 10, Bộ tranh sinh học lớp 10, Bản đồ Việt Nam, Việt Nam- Bản đồ trống, Bản đồ Việt Nam – Địa lý thiên nhiên, Bản đồ tự nhiên thế giới, Bản đồ các nước trên thế giới, Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ. Muốn học hỏi thêm thì còn một lô sách về lược đồ: Lược đồ cách mạng tư sản Hà Lan, Lược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 nướ’c thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ và phong kiến, Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng, Lược đồ phong trào đấu tranh chống xâm lược Minh …. Tất cả chỉ là câu chuyện buôn bán trong ngành giáo dục ăn trên đầu trên cổ học sinh, nhất là học sinh nghèo. Ấy là chưa nói đến chât lượng giáo dục của những cuốn sách ấy.

Nay thì ông Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng tính tới chuyện yêu cầu phải thanh tra tài chánh và công tác xuất bản sách giáo khoa tại Nhà xuất bản giáo dục. Chưa biết câu chuyện ngã ngũ ra sao?Nói và làm là một chuyện khác. Cho đến nay thì vẫn chưa có kết quả thanh tra. Nhưng Nhà xuất bản giáo dục đang lo đến chuyện xóa độc quyền xuất bản SGK trong nay mai.Đó là dấu hiệu một bước tiến

Kết luận

Gần đây, khi sang thăm Việt Nam, ông Lý Quang Diệu có tặng Việt Nam 4 bài học về giáo dục là:

Một, phải biết giữ người tài. Hai, tiếng Anh, chìa khóa để tránh tụt hậu, Ba, giáo dục chỉ được phép thừa, không được phép thiếu. Bốn, hãy nuôi tham vọng cho sinh viên.

Những bài học đó đều hay cả, nhưng không áp dụng được, vì là những bài học về cái có. Nghĩa là chỉ có thể thực hiện những bài học đó khi nào giáo dục Việt Nam loại trừ được tất cả những mặt tiêu cực trong giáo dục, nghĩa là biết nói KHÔNG: Không với bằng giả, không với nạn thi cử gian lận, không với nạn chạy trường, không với nạn độc quyền sách giáo khoa, không với dối trá và không trung thực trong nội dung giảng dạy, không với nạn học gạo, học tủ, học thêm …Và còn có bao nhiêu vấn đề giáo dục thì có bấy nhiêu nan đề về giáoc dục.Nhưng cái vòng xoáy oan khiên nhất vẫn là mọi tội đổ lên đầu học trò. Tham nhũng thì học trò chịu. Không trường sở, học trò lãnh. SGK dở, thày thiếu phẩm chất, nạn nhân đầu tiên và cuối cùng vẫn là học trò.

Hiện tượng học “nhầm lớp”. Ai trách nhiệm học sinh lớp 7 mà chưa biết đánh vần, học sinh lớp tám, chưa biết làm các phép tính đơn giản? Ai có thể hiểu được chương trình học đặc biệt “sáng 6, chiều một”. Buổi sáng, em theo học chương trình lớp 6 theo quy định, nhưng vì quá dốt, buổi chiều, em đi học lại chương trình kiến thức cơ bản ở lớp một.
Và cho dù giải trừ được tất cả những cái Không trong giáo dục, mọi chuyện đều khả thi, đây đủ và sẵn sàng, vẫn còn một vấn đề cuối cùng là chính bản thân người học sinh có đủ điều kiện để đi học hay không?Không có tiền, không đủ ăn thì làm sao đi học. Cho dù có trường sở, có thày giáo tốt, có sách giáo khoa tốt

Xin kể trường hợp em Nguyễn Thị Hậu mà báo chí trong nước đã đăng tải, em viết:

Mỗi buổi chiều bố đi làm về, phờ phạc rã rời. Cơn đau bột phát từ nội tạng cứ âm thầm hành hạ, khiến bố đau đớn lắm. Em chỉ ước sau này mình trở thành một bác sĩ “Xin mẹ ngày mai cho con nghỉ học. Con không muốn lại thêm một gánh nặng trút lên đôi vai vốn đã yếu mềm của mẹ nữa.” Bà Hương, mẹ của Hậu nhìn con, nước mắt lưng tròng: “Dù có bán nhà, con cũng phải cố học hành cho nên người”.

Đây là cuộc sống của Hậu:
4 giờ sáng, Hậu dậy dọn dẹp bàn ghế, cùng mẹ mở quán bán hàng ăn. 7 giờ tối, lại phải xách thùng sang hàng xóm lấy nước vo gạo về cho lợn … vất vả như thế, nhưng Hậu không một lời than vãn Hậu đượm buồn: Để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình, em cần cố gắng vượt qua những khó khăn của đời sống thường nhật. Nhưng nhìn mẹ, nay ốm mai đau, lòng em lại xót lại …

Được tin này, ông Bộ trưởng giáo dục đã đến thăm em Hậu và tặng em một học bổng để em có thể tiếp tục học. Nhưng xin hỏi ông Bộ trưởng giáo dục, ông cần bao nhiêu học bổng như thế để phát cho học sinh nghèo?Nhà ông ở đâu? Ông chỉ cần ra khỏi nhà lấy xe đi từ Sài gòn xuống lục tỉnh và kéo theo một đoàn độ 500 chiếc xe đò để thu lượm trẻ em bỏ học ngoài đường phố, bảo đảm với ông, khi về đến Sàigòn, không còn một chỗ trống nào trên 500 chiếc xe đò cả.Về riêng cá nhân, tôi phải thú nhận những điều tôi viết chỉ là chuyện viết để mà viết. Vì chuyện giáo dục trong nước là chuyện muôn thuở mà bạn tôi trong nước góp ý là chỉ có Có lẽ người bạn tôi trong nước sống ê chề với cái thực tế giáo dục ấy hẳn là có lý hơn tôi.Copyright © 2006–2007 DCVOnline

Đọc những bài khác trong mục Lịch Sử
-----

Đỗ Thái Nhiên: Cách Mạng Giáo Dục (kết)
Lê Thiên: Giáo dục Việt Nam — Loạn
Đỗ Thái Nhiên : Cách Mạng Giáo Dục (I)
Trần Dương: Đổi mới giáo dục Việt nam
Hoàng Triết: Giáo Dục VN, Biết Gì và Làm Gì?
Nguyễn Văn Lục: Sử phi sử (Kết)
Nguyễn Văn Lục : Sử phi sử (I)
Bùi Tín: Để xây dựng từ gốc nền giáo dục mới
Giáo dục Việt Nam hiện tại: Căn nguyên suy thoái
Giáo Dục Việt Nam hiện tại: Bệnh và chữa trị

Aucun commentaire: