Thông tin mới nhất về nữ luật sư Bùi Kim Thành
2007.03.27
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Trong số những người hiện bị giam giữ vì chính kiến khác biệt của họ đối với nhà cầm quyền Hà Nội có nữ luật sư Bùi Kim Thành. Trường hợp của bà có nhiều khuất tất là dù những người quen biết của bà đều nhận xét bà là người tỉnh táo bình thường, thế nhưng lại bị đưa vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương II ở Biên Hoà từ năm ngóai cho đến nay.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Luật sư Bùi Kim Thành. File photo
Chuyện đó xảy ra sau khi bà công khai đứng ra giúp đỡ cho nhiều dân oan đi khiếu kiện và nhận làm luật sư cho một đảng đối lập là Đảng Dân chủ XXI.
Hiện tình hình của bà thế nào? Gia Minh liên lạc với giáo sư Hán- Nôm Trần Khuê, một thành viên sáng lập Đảng Dân chủ XXI để hỏi thăm thông tin mới nhất về nữ luật sư Bùi Kim Thành, và được ông cho biết:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/01/22/BuiKimThanh150.jpg
Giáo sư Trần Khuê: Luật sư hiện vẫn còn bị giữ; theo một số bà con dân oan vẫn lên thăm thì sức khỏe bà bình thường nhưng trí nhớ kém đi. Mọi người lên tiếng đòi hỏi trả tự do cho bà. Nhưng có lẽ bà từng tự ứng cử những khóa trước nên họ chưa thả ra vì sợ phiền.
Gia Minh: Khi ra ứng cử thỉ hẳn nhiên là bà bị lọai ra?
Giáo sư Trần Khuê: Bị gạt ra dù cơ sở vẫn bỏ phiếu tín nhiệm dù dân vẫn tín nhiệm bỏ phiếu cho bà.
Gia Minh: Giáo sư nói trí nhớ của bà kém đi thì theo giáo sư lý do vì sao?
Luật sư hiện vẫn còn bị giữ; theo một số bà con dân oan vẫn lên thăm thì sức khỏe bà bình thường nhưng trí nhớ kém đi. Mọi người lên tiếng đòi hỏi trả tự do cho bà. Nhưng có lẽ bà từng tự ứng cử những khóa trước nên họ chưa thả ra vì sợ phiền.
Giáo sư Trần Khuê
Giáo sư Trần Khuê: Hiện chúng tôi không biết họ tiêm thuốc gì; qua theo dõi thì khi vào viện có người bị tiêm thuốc câm một thời gian… nhưng chúng tôi chưa thể khẳng định mà thấy trí nhớ thì kém đi.
Gia Minh: Giáo sư nói là mọi người có yêu cầu trả tự do cho luật sư Bùi Kim Thành thì yêu cầu theo qui trình nào?
Giáo sư Trần Khuê: Nhiều dân oan, nhất là những người đã chịu ơn luật sư Bùi Kim Thành, đã gửi thư cho chính quyền Hà Nội; thế nhưng không có hồi đáp gì.
Gia Minh: Còn đối với Đảng Dân chủ XXI?
Giáo sư Trần Khuê: Một mặt chúng tôi gửi đơn ra Hà Nội, một mặt chúng tôi gửi thư cho các tổ chức quốc tế về nhân quyền. Chúng tôi biết họ có gửi thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng chính quyền Hà Nội cứ lờ đi xem như không có gì xảy ra.
Gia Minh: Vừa qua có nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giam thì ông có ý kiến thế nào?
Giáo sư Trần Khuê: Những vấn đề đó thì quốc tế biết hết rồi; còn một sự việc nữa tôi xin thông báo là anh Phạm Văn Điệp đại diện Đảng Dân chủ XXI ở Nga khi về thăm quê ở Thanh Hóa thì bị thu visa va bị yêu cầu phải ly khai đảng này thì mới trả visa cho về Nga. Ngoài ra có nhiều đảng viên Đảng Dân chủ XXI ở các nơi trong nước cũng bị phải ly khai đảng thì mới được sống bình yên.
Còn những việc bắt giữ là vì nhà nước thấy phong trào dân chủ lên mạnh, nên họ buộc phải đàn áp. Đây là việc thường xuyên như là ‘rung cây nhát khỉ’, ‘giết gà dọa khỉ’ để một không khí sợ hãi bao trùm lên xã hội thôi.
Gia Minh: Cám ơn giáo sư đã dành cho cuộc nói chuyện hôm nay.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ trước những trù dập và sách nhiễu của công an Việt Nam
Ngoại trưởng Mỹ đã nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Bộ trưởng ngoại giao VN
Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Chính Kết về Lệnh truy nã đối với ông
Phỏng vấn GS Nguyễn Thanh Trang về Bản lên tiếng chung ủng hộ các nhà dân chủ VN
Phản ứng của người Việt trong và ngoài nước trước việc công an dùng gia đình làm áp lực anh Đỗ Nam Hải
Công an dùng áp lực gia đình buộc anh Đỗ Nam Hải phải ngưng tất cả hoạt động tranh đấu cho dân chủ
Nhân quyền Việt Nam qua phúc trình 2007 của bộ Ngoại giao Mỹ
Bàn về mặt pháp lý của việc giam tạm đối lập dân chủ ở Việt Nam
Cuộc đàn áp nhân quyền hậu APEC tại Việt Nam
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire