1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] 7.[Thu doan cs d/v Ton giao]

mardi 20 mars 2007

Giáo Dục Việt Nam hiện tại: Bệnh và chữa trị (2)

Giáo Dục Việt Nam hiện tại: Bệnh và chữa trị (2)

Trần Gia Phụng

Căn nguyên suy thoái của nền giáo dục Việt Nam hiện tại – (Phần 2)4. Những căn bệnh của nền Giáo dục Phục vụ Chính trịChế độ cộng sản độc tài toàn trị cũng như nền giáo dục giáo điều, chỉ có thể tồn tại bằng khủng bố, bạo lực, áp đặt và bưng bít. Tuy nhiên, ngày nay có hai trở ngại chính cho các chế độ độc tài toàn trị là cuộc cách mạng thông tin toàn cầu và xu hướng dân chủ hóa trên thế giới. Các nước trên thế giới đều kêu gọi thực hiện dân chủ, nên bất cứ một hành động độc tài nào đều bi lên án. Hơn nữa, những hành động độc tài không thể che giấu, bưng bít nhờ việc thông tin tân tiến, dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng. Ngày nay, do mạng lưới thông tin toàn cầu phát triển, những sự thật lịch sử dần dần được đưa ra ánh sáng, nên không còn ai tin những chuyện bịa đặt trong các sách giáo khoa cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, trong khi thực hiện chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, nền giáo dục Việt Nam lại nẩy sinh ra những tệ nạn đi kèm, những căn bệnh khó có thuốc trị.Căn bệnh đầu tiên là bệnh lý lịch. Vì giáo dục phục vụ chính trị nên đầu tiên giáo dục phải phục vụ đảng, đảng viên và gia đình đảng viên, tức con em đảng viên, có lý lịch tốt đối với cộng sản. Tất cả các kỳ tuyển sinh đều dựa trên căn bản lý lịch. Lý lịch học sinh được chia thành 14 bậc. Lý lịch càng hồng, càng đỏ thì điểm tuyển càng thấp, nên càng dễ đậu. Con “ngụy quân”, ngụy quyền” ở bậc thứ 13 hay 14, nên có khi điểm rất cao, nhưng vẫn không được tuyển chọn. Năm 1975, khi mới đánh chiếm miền Nam, những ngành nghề như Sư phạm, Y khoa, chỉ chọn con đảng viên, cán bộ, vì giáo viên là kỹ sư của tâm hồn, bác sĩ là người nắm mạng sống của thiên hạ, nên chỉ những người lý lịch thật tốt mới được học. Trong trường hợp có học bổng, nhất là học bổng ra nước ngoài, lại càng rất khó. Bệnh lý lịch đi kèm theo bệnh thân thế. Con mấy ông càng lớn, thì càng hồng, càng đỏ, càng dễ thi đậu, có thể học dốt cũng đậu.Bệnh thứ hai là bệnh thành tích, chỉ tiêu. Trường nào, lớp nào cũng phải đạt “chỉ tiêu trên giao”, nghĩa là học sinh phải lên lớp thật đông, phải đậu thật nhiều. Có trường hợp biết con mình học yếu quá, phụ huynh đến xin nhà trường cho con mình ở lại lớp, để học lại cho chắc chắn, liền bị nhà trường quy tội là phá hỏng chỉ tiêu của lớp.Theo báo điện tử VNExpress, trong cuộc họp lãnh đạo các Sở Giáo Dục và Ðào Tạo trên toàn quốc ngày 22/8/2006, ông Lê Xuân Ðồng, giám đốc Sở Giáo Dục và Ðào Tạo Thanh Hóa, cho biết: “Chúng tôi mắc bệnh thành tích là có phần của bộ. Chỉ tiêu phấn đấu, thi đua do bộ đưa ra, và để đạt được những chỉ tiêu đó, chúng tôi phải mắc bệnh thành tích.” (Người Việt Online ngày 22/8/2006).Bệnh thứ ba là bệnh nói không đúng sự thật và bất cần thực tế cuộc sống: Căn bệnh thứ ba bắt nguồn từ công tác phục vụ đảng là bất chấp sự thật, bất cần thực tế, chỉ cần theo đúng đường lối chủ trương của đảng. Nói không đúng sự thật hay nói láo để tô hồng chế độ, để hạ thấp giá trị của tất cả những gì không phải cộng sản, để nhồi sọ thanh thiếu niên, để lập thành tích cho nền giáo dục phục vụ chính trị.Bệnh nầy thấy rõ trong các môn nhân văn, như văn chương, địa lý và sử học. Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên Trường Đại học Khoa học Huế, đã viết:
Còn mình thì chỉ một chiều, lúc nào cũng chỉ địch thua ta thắng, địch bao giờ cũng hèn nhát, ta bao giờ cũng cao thượng, dũng cảm. Một chiều như vậy mãi thì HS cũng không thích, thậm chí tạo mặc cảm lừa dối.” (Tuổi Trẻ, 28/7/2006.)

“Tất cả những trận đánh mà Cộng sản thực hiện đều “thắng lợi vẻ vang”, tiêu diệt rất nhiều tên địch, phá hủy nhiều phương tiện vũ khí trong khi đó số thương vong của Cộng sản không bao giờ được liệt kê. Phần nguyên nhân của tất cả các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ bao giờ cũng được dùng để ca ngợi sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và ông Hồ Chí Minh. Trong khi đó không có một bài nào mô tả cuộc sống và tình hình thực chất ở miền Nam Việt Nam. (Hoàng Duy, “Vì sao học sinh Việt Nam dốt sử?”, Đàn Chim Việt, ngày 4/8/2006.)
Khi được ký giả Trà Mi hỏi: “Những cái đang đựơc giảng dạy trong nhà trường có phù hợp với những gì đang diễn ra thực tế bên ngoài hay không?” Một sinh viên tên Toàn, cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh thuộc trường đại học kinh tế TPHCM, trả lời rằng: “Nếu sinh viên học theo chương trình của Bộ thì ra ngoài khi đi xin việc làm, các công ty hoặc là phải đào tạo lại từ đầu hoặc cho ra nước ngoài học tập, theo yêu cầu công việc của doanh nghiệp.” (Phỏng vấn của phóng viên Trà Mi, đài RFA ngày 22/11/2006)Hiện nay, chủ nghĩa Mác/Lênin trở thành đồ phế thải trên thế giới, nhưng ở trong nước, học sinh các khối thi tốt nghiệp trung học phải chọn một trong hai bộ môn sau đây: Thứ nhất: Triết học Mác/Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác/Lênin, Lịch sử đảng CSVN, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ hai: Triết học Mác/Lênin, Kinh tế chính trị Mác/Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn bắt buộc sinh viên phải học chủ nghĩa Mác/Lê nin, ngay cả các trừơng đại học liên kết giảng dạy tại Việt Nam đều phải có chương trình giảng dạy về các môn này. Thực tế, 99% sinh viên học theo kiểu đối phó vì không hiểu nỗi và học xong không biết để làm gì. Các môn này mang tính chính trị nhằm định hướng tư tưởng người dân. Chính quyền muốn duy trì thể chế nên phải đưa những môn này vào bắt buộc người dân học. (Sinh viên Toàn trả lời phỏng vấn của phóng viên Trà Mi, đài RFA ngày 22/11/2006.)
Ngoài các căn bệnh căn bản trên đây, nền giáo dục Việt Nam hiện tại còn có những căn bệnh phụ, vừa do chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, vừa do hoàn cảnh xã hội đói kém, như các bệnh lạm phát bằng cấp, bệnh tham nhũng trong giáo dục...

Do nhu cầu chính trị, các chức sắc từ cấp giám đốc trở lên cần có bằng cấp, học vị, nên theo học chuyên tu hay tại chức. Ở trong nước hiện nay có câu tục ngữ thời danh: “Dốt chuyên tu, ngu tại chức.” Thế mà các ông vẫn có bằng thạc sĩ (tương đương với cao học trước năm 1975) và tiến sĩ. Theo thống kê của nhà nước CSVN, từ sau năm 1975, Việt Nam đào tạo được 8.400 tiến sĩ và 39.000 thạc sĩ, gấp 3 lần Thái Lan. Tuy nhiên, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa 9 năm 2002 đã cho rằng: “Ngày nay, giáo dục đại học của ta đang tụt thấp hơn 50 bậc so với đại học Thái Lan.” Trong cuộc họp báo ngày 5/1/2006 ở Hà Nội ông bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo thú nhận rằng: “Trong số 8.400 tiến sĩ đào tạo từ năm 1976 cho đến nay, thì đã có 2.500 có trình độ yếu. Bằng cấp đối với nhiều người chỉ làm đẹp hồ sơ, tạo cơ hội cho sự thăng tiến.” (Mai Thanh Truyết, “Giáo dục Việt Nam”, báo Sống, Houston, tháng 3/2006.)Bệnh tham nhũng không phải chỉ riêng ngành giáo dục, mà đó là bệnh của chung toàn thể bộ máy cầm quyền cộng sản, có thể xem là bệnh xã hội, như bệnh hoa liễu, bệnh Sida (Aids). Bệnh hoa liễu, bệnh Sida chỉ giết một số cá nhân, trong khi bệnh tham nhũng làm hại cho toàn bộ xã hội và bệnh tham nhũng trong giáo dục tác động đến trí óc của trẻ em, gây ảnh hưởng lâu dài trong đời sống văn hóa của đất nước.Tham nhũng giáo dục xảy ra ở mọi cấp bậc, từ tiểu học lên trung học và đại học. Tham nhũng tiểu học có tính cách “cò con”, như phụ huynh hối lộ để xin con em chọn trường mẫu giáo hay lớp 1, như giáo viên buộc học sinh phải học thêm với mình tại nhà, nếu không thì không được lên lớp… Tham nhũng trung học để học sinh chạy điểm lên lớp, thi lấy bằng. Chuyện nầy báo chí trong nước nhiều lần đề cập đến. Thê thảm hơn nữa, vào đầu năm 2007, lại xảy ra việc sách nhiễu tình dục ở bậc trung học, tại trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Tham nhũng đại học cũng có nhiều hình thức, từ thi tuyển sinh, đến thi lên lớp hoặc thi tốt nghiệp.5. Kết quả nền Giáo dục Phục vụ Chính trịTrong một nền giáo dục như thế, ngoài việc đào tạo những người biết vâng lời hơn là biết suy nghĩ, thì làm thế nào có thể xây dựng nhân tài được, làm thế nào đất nước có thể tiến bộ được? Kết quả của nền giáo nầy được các báo trong nước sơ kết như sau:

Báo Thanh Niên viết tựa: “Học sinh lớp 6 ở Bạc Liêu chưa biết đọc!” Báo Tiền Phong kể chuyện từ Kiên Giang tới Cà Mau: “Nhiều học sinh Trung Học Phổ Thông không đọc thông, viết thạo,” trong đó có: “Học sinh lớp 7 nhưng đọc chưa thạo,” có đăng cả hình em học sinh đó đang tập đánh vần. Báo Tuổi Trẻ: “Kontum: Học sinh lớp 6 chưa đọc thông viết thạo,” có 18 em như vậy. Báo này đăng hình một học sinh lớp 6 ở Phù Cát, Bình Ðịnh, đứng ngơ ngẩn trước tấm bảng đen vì không biết làm con tính chia đơn giản. Báo Sài Gòn Giải phóng cũng loan tin 26 học sinh lớp 6 ở một trường tỉnh Phú Yên chưa đọc chưa viết được chữ quốc ngữ và chưa biết làm 4 phép tính cơ bản. Có học sinh lớp 6 chưa biết đọc 24 chữ cái, vào lớp “cứ ngồi im thin thít.” Có em khác, cô giáo viết chữ cái lên bảng, bảo em chép lại, cũng không viết được! Một học sinh lớp 6 ở Sóc Trăng không viết được tên mình, làm bài toán cộng 7 + 3 cũng sai. Báo Sài Gòn Giải phóng còn kể chuyện có học sinh lớp 9 ở Việt Trì, Phú Thọ, cũng chưa biết đọc trôi chảy một đoạn trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Báo Người Lao Ðộng kể có những “học sinh tiên tiến” ở một trường tại tỉnh Lâm Ðồng, học lớp 6, nhưng trong số 25 em trắc nghiệm có tới 23 em không làm được những con tính đơn giản, như 1005 chia cho 5! Khi thi viết chính tả, một bài có 39 chữ thì tất cả đều viết sai. Có em viết sai 19 chữ, có em nhìn bạn viết để “cóp pi” thì sau đó chính chữ mà mình mới chép cũng không đọc lại được là gì! Kể những chuyện đó thì kể mãi không hết… (Người Việt Online, California, ngày 12/12/2006.)
Xin lưu ý là không phải chỉ kém ở học sinh hạ tầng, mà dốt cả ở thượng tầng nữa, như trường hợp bà Nguyễn Thị Tâm và bạn của bà, đều là giảng viên trường Đại Học Sư Phạm Thái Bình, đã kể ở trên.Việc học sinh trong nước yếu kém, hay không chịu học, phần lớn là hậu quả của chủ trương giáo dục phục vụ chính trị. Chúng ta hãy nghe một người trong nước viết ra:
Một em học sinh khi lên mạng và dùng một chương trình tìm kiếm thông dụng như Google để tìm hiểu về lịch sử Việt Nam sẽ có kết quả đầu tiên là bài Lịch sử Việt Nam trên Wiki. Sau khi đọc xong bài sử được viết một cách khách quan và trung lập như thế chắc chắn em học sinh sẽ đặt ra trong đầu rất nhiều câu hỏi về môn học lịch sử: sách giáo khoa viết có đúng không, thầy cô dạy có đúng không? Và càng tìm hiểu thì em học sinh đó sẽ nhận ra rằng sách giáo khoa lịch sử Việt Nam đã viết sai sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam. Phản ứng tất yếu của em học sinh đó sẽ là chán nản và không thèm học lịch sử Việt Nam bởi vì biết rằng mình đang bị “nhồi sọ”. (Hoàng Duy, “Vì sao học sinh “dốt” sử”, Đàn Chim Việt ngày 4/8/2006.)
Ở cấp bậc cao hơn, theo World Investment Report của Liên Hiệp Quốc, trong báo cáo “2005 Transnational Corporation & The Internationalization of R&D”, công bố vào tháng 9/2005, nhằm mục đích đánh giá năng lực sáng tạo của một quốc gia qua chỉ số năng lực sáng tạo II (Innovation Index), thì trong 117 quốc gia được thăm dò, Việt Nam đứng hạng thứ 82 và bị xếp vào nhóm các quốc gia còn kém về khoa học phát triển, sau hai nhóm quốc gia có trình độ cao và trung bình trên thế giới gồm 78 nước. (Mai Thanh Truyết, bài đã dẫn.)Ngoài ra, chúng ta cần chú ý thêm một điểm, người Việt Nam nói chung tương đối đều như nhau về trình độ thông minh, dù ở trong hay ở ngoài nước. Trong nước hiện có trên 80 triệu dân. Nhiều em học sinh lúc nhỏ thật xuất sắc. Ngay từ nhỏ, các em đã đạt được nhiều giải thưởng lớn, hoặc các cuộc thi về toán học quốc tế, các cuộc thi về cờ vua quốc tế, mà ở nước ngoài rất ít em học sinh Việt Nam có thể đạt được. Ở nước ngoài, người Việt hiện lên đến khỏang 3 triệu người, (chưa được một phần hai mươi lăm so với dân số trong nước), sống rải rác khắp thế giới. Lúc nhỏ, các em học sinh hải ngọai học hành bình thường như bao trẻ em khác, nhưng khi lớn lên, học sinh Việt Nam hải ngọai khá xuất sắc, đỗ đạt đủ các ngành nghề và đỗ đạt hạng cao cấp nữa. Một trong những lý do chính có thể vì các em không bị nhồi sọ, không bị ép buộc vào các giáo điều, các em được tự do nghiên cứu, tự do học hành, không bị bất cứ một thứ ràng buộc nào cả. Tạm kếtKể mãi cũng không hết, nên nếu muốn chấm dứt sự suy thoái của nền giáo dục Việt Nam hiện tại, để đào tạo nhân tài giúp đất nước theo kịp đà tiến hóa trên toàn cầu, thì chỉ còn có các cách:Thứ nhất, đảng CSVN và nhà nước CSVN phải bãi bỏ chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ chế độ cộng sản, bãi bỏ việc dạy chủ nghĩa Mác/Lênin, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chấm dứt việc nhồi sọ, việc học hành theo giáo điều. Đồng thời bãi bỏ luôn chủ trương lý lịch trong tuyển sinh. Các điều nầy xem ra rất khó thực hiện đối với đảng CSVN hiện nay, nhưng nếu không mạnh tay và can đảm cắt cục ung bướu nầy, thì nền giáo dục Việt nam sẽ tiếp tục trì trệ và suy thóai.Thứ hai, nếu đảng CSVN và nhà nước CSVN không chịu sửa đổi, thì dân chúng và nhất là thanh niên sinh viên sẽ phải tự tìm lối thóat, đòi hỏi cải cách, vì tiền đồ dân tộc, vì tương lai đất nước. Như sinh viên Pháp vào tháng 5/1968 và sinh viên Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa vào tháng 5/1989. Sinh viên Pháp đã thành công, trong khi sinh viên Trung Cộng bị đàn áp tàn bạo và đẫm máu tại Thiên An Môn. Hình ảnh người thanh niên đứng trước chiếc xe tăng ở Thiên An Môn có lẽ là hình ảnh hào hùng và bi thảm nhất của thanh niên Trung Hoa dưới chế độ tàn bạo của Cộng sản. Ngày nay, CSVN có dám và có đủ sức đàn áp sinh viên Việt Nam như CSTH đàn áp sinh viên Trung Cộng hay không?Thứ ba, nếu cuối cùng CSVN vẫn cương quyết duy trì chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, làm hỏng biết bao nhiêu thế hệ thanh niên đã qua, và làm hỏng những thế hệ sắp đến, thì dân chúng Việt Nam muốn tìm ra sinh lộ tương lai cho chính dân tộc mình, chỉ còn con đường duy nhất là phải tranh đấu chấm dứt chế độ cộng sản. Đây là việc làm khó khăn, nhưng dưới bầu trời nầy, dầu độc tài tàn bạo như Quốc Xã Đức, hay Cộng Sản Liên Xô, rồi cũng có lúc bị quật ngã. Khi chế độ cộng sản không còn, thì chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, chủ trương cốt lõi của đảng CSVN, cũng tự nhiên mất luôn. Những sai lầm về chính trị và kinh tế có thể sửa đổi trong một thời gian ngắn, nhưng những sai lầm về văn hóa phải tốn nhiều thế hệ mới khắc phục được. Lão Tử đã từng bảo: “Làm văn hóa sai thì hại muôn đời.” Đảng CSVN phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về tình trạng suy thoái của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Những nhà lãnh đạo CSVN ở trong nước có nghĩ như thế không?Toronto, 11/3/2007
© DCVOnline

nguon

Giáo dục VN: Nguyên nhân và hậu quả Nguyệt Anh — Bài dự thi viết về Giáo dục Việt Nam

Aucun commentaire: